Lê Long Tung
Lê Long Tung (chữ Hán: 黎龍鏦) là một hoàng tử của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam.
Lê Long Tung | |||||
---|---|---|---|---|---|
Tông thất hoàng gia Việt Nam Hoàng đế nhà Tiền Lê | |||||
Đông Thành Vương | |||||
Tại vị | 1009 - 1012 | ||||
Tiền nhiệm | Lê Long Đĩnh | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | ?, Hoa Lư, Ninh Bình | ||||
Mất | ? | ||||
| |||||
Tước hiệu | Định Phiên Vương (993 - 1009) Hoàng đế nhà Tiền Lê (1009) | ||||
Triều đại | Nhà Tiền Lê | ||||
Thân phụ | Lê Đại Hành |
Thân thế
sửaLê Long Tung là con trai thứ bảy của Vua Lê Đại Hành. Sinh tại kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình, Việt Nam. Năm 993, ông được vua Lê Đại Hành phong tước Định Phiên vương (定藩王), đóng tại Tư Doanh, tức vùng đất thuộc Cổ Loa Hà Nội ngày nay.[1][2] Căn cứ vào năm sinh người con trai thứ năm của vua Lê Đại Hành (986) và năm phong vương thì năm sinh của ông nằm trong khoảng từ 986 đến 993.
Giúp vợ con Lê Long Việt
sửaNăm 1005 Lê Đại Hành chết, theo di chiếu của vua cha, hoàng tử thứ 3 là Lê Long Việt được lên nối ngôi lấy hiệu là Trung Tông. Nhưng sau đó một số hoàng tử khác nổi lên tranh ngôi và Trung Tông bị giết. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết khi đó "Bầy tôi đều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc" [3]. Riêng vợ con vua đã chạy đến cửa sông Cà Lồ thuộc vùng đất Lê Long Tung cai quản. Đặc biệt nơi này có thành Bình Lỗ của vua Lê Đại Hành, được xây dựng trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
Từ khi Lý Thái Tổ về Thăng Long (1010) thì không thấy Long Tung ở vùng Ngũ Huyện giang nữa. Riêng con của Lê Long Việt, do còn nhỏ nên ở lại và đã lập ra tại đây một dòng họ lớn.[cần dẫn nguồn]
Chú thích
sửa- ^ Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại việt sử ký toàn thư. Tập 1. Sđd. trang 227
- ^ Cương mục chính biên tờ 27a chú cụ thể rằng: Ngũ Huyện Giang là con sông chảy qua huyện Kim Anh, Đông Ngàn, vòng quanh đến huyện Yên Phong, Tiên Du, rồi đổ vào sông Nguyệt Đức (sông Cầu). Sông này chính là con sông Hoàng Giang chảy phía nam và đông, đông nam của thành Cổ Loa. Thành Tư Doanh được mô tả như vậy là thành Cổ Loa.
- ^ Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư, Kỷ Nhà Lê, Trung Tông Hoàng Đế