Lê Thị Diệu Muội (1922–2021), bí danh Đào Nguyên, là một nhà cách mạng và nữ chính trị gia Việt Nam.

Lê Diệu Muội
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 8, 1942 – Tháng 11, 1942
Tiền nhiệmNguyễn Đức Thưởng
Kế nhiệmBùi Trung Lập
Vị trí Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Nội thương
Nhiệm kỳ1967 – 1971
Bộ trưởngHoàng Quốc Thịnh
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1 tháng 1, 1922
Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị
Mất8 tháng 1, 2021(2021-01-08) (99 tuổi)
Hà Nội
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChồngLê Chưởng
ChaLê Thế Tiết
Con cáiLê Chí Hương
Lê Chí Hòa
Lê Tường Long

Thân thế

sửa

Lê Thị Diệu Muội sinh ngày 1 tháng 1 năm 1922 ở làng Tường Vân, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (nay thuộc xã Triệu An, huyện Triệu Phong).[1] Ông nội Lê Thế Vỹ là một chí sĩ từng tham gia nhiều phong trào yêu nước chống Pháp. Bác ruột Lê Thế HiếuĐại biểu Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị.[2] Cha bà là Lê Thế Tiết, Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Quảng Trị.[3]

Hoạt động cách mạng

sửa

Năm 1932, bà bắt đầu tham gia phong trào cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương[1], thường canh giữ cho cha trong các cuộc họp bí mật.[4] Tháng 3 năm 1938, bà theo bác gái Lê Thị Quế vào Huế gây dựng cơ sở hiệu buôn nước mắm An Long.[5] Tháng 5 năm 1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 17 tuổi.[6] Sau đó, bà trở về Quảng Trị hoạt động.[7][8][9][10]

Tháng 10 năm 1940, theo chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị, Phủ ủy Triệu Phong và Huyện ủy Cam Lộ tổ chức rải truyền đời kêu gọi người dân hưởng ứng khởi nghĩa Bắc Sơn, đánh đuổi phát xít Nhật và thực dân Pháp. Chính quyền thực dân tiến hành khủng bố trong ba tháng, phần lớn các cơ sở Đảng bị phá hủy, gần như tất cả các đồng chí trong Huyện ủy Cam Lộ đều bị bắt, chỉ có bà là chạy thoát. Để truy lùng tung tích của bà, thực dân Pháp đã tra tấn cha bà (đang bị đày ở nhà tù Lao Bảo) đến chết.[1][11]

Tháng 8 năm 1941, bà tham dự Hội nghị Tỉnh ủy ở làng An Nha (Gio Linh) với tư cách là cán bộ của Tỉnh ủy.[12] Trong hội nghị này, bà cùng Đặng Thí, Bùi Trung Lập được bổ sung vào Tỉnh ủy Quảng Trị, phụ trách địa bàn Hải Lăng.[1][13] Từ tháng 5 năm 1942, trước sự khủng bố, vây quét của chính quyền thực dân, Xứ ủy Trung Kỳ và nhiều cơ sở các cấp bị vỡ. Các thành viên trong Tỉnh ủy Quảng Trị là Trương An, Lê Chưởng, Trương Hoàn, Đặng Thí, Bùi Trung Lập, Trần Thị Biền lần lượt bị bắt, Trần Xuân MiênNguyễn Đức Thưởng chuyển sang địa bàn khác để tìm cách tái lập Xứ ủy. Tháng 8, Tỉnh ủy Quảng Trị được củng cố với các Tỉnh ủy viên Lê Thị Diệu Muội (Bí thư lâm thời), Cổ Văn Em, Thao, Hồ Văn Xích.[14] Bà trở thành Bí thư Tỉnh ủy khi mới hai mươi tuổi.

Ngày 21 tháng 11, bà bị bắt ở huyện Triệu Phong, tiếp đó là toàn bộ các Tỉnh ủy viên.[15] Cuối năm 1942, bà bị kết án 20 năm tù khổ sai, 20 năm quản thúc, lưu đày ở nhà tù Quy Nhơn.[1] Tháng 3 năm 1945, tận dụng thời điểm Nhật đảo chính Pháp, bà cùng nhiều đồng chí vượt ngục, trở về quê nhà tiếp tục hoạt động.[16]

Công tác chính quyền

sửa

Cách mạng Tháng Tám thành công, bà được cử làm Phó Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Quảng Trị.[1] Tháng 10 năm 1945, quân Pháp mở cuộc tấn công vào tỉnh Quảng Trị, bà là Trưởng đoàn đại biểu phụ nữ tỉnh Quảng Trị mang quà của người dân ra tiền tuyến để trao cho các chiến sĩ.[17] Tháng 12, bà được bầu làm Bí thư Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị (đến tháng 11 năm 1946),[18] Ủy viên Ban Cán sự Bình Trị Thiên của Xứ ủy.[19]

Sau đó, bà làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy viên Ban Phụ vận Trung ương, Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương và Tổ chức cán bộ.[1][20] Ngày 31 tháng 12 năm 1964, bà được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm làm Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tối cao cùng Trần Văn Chung, Nguyễn Thị ThọPhan Tư Nghĩa.[21] Năm 1967, bà giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội thương[22][23], phụ trách bộ phận B, chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, tập kết hàng hóa, nhu yếu phẩm ở Bù Đốp để giao cho Ban Kinh tế Trung ương Cục miền Nam.[4]

Tháng 4 năm 1971, bà trúng cử Quốc hội khóa IV tỉnh Nghệ An, được bầu vào Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội.[20] Tháng 4 năm 1975, bà tiếp tục trúng cử Quốc hội khóa V.[1]

Sau khi nghỉ hưu, bà sinh hoạt Đảng ở chi bộ số 10, Đảng bộ phường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội)[24] và vẫn tham gia các hoạt động chính trị như bầu cử Quốc hội khóa XIV.[25][26][27][28] Bà qua đời ngày 8 tháng 1 năm 2021, thọ 99 tuổi.[29][30]

Gia đình

sửa

Chồng bà là Thiếu tướng Lê Chưởng (1914–1973), đồng hương và cũng là đồng chí ở Tỉnh ủy Quảng Trị từ trước năm 1945.[31][32] Ông Chưởng cũng từng làm Bí thư Tỉnh ủy và Thứ trưởng trong Chính phủ.[33][34]

Các con trai Lê Chí Hương, Lê Chí Hòa, Lê Tường Long đều tham gia quân ngũ.[4] Đại tá Lê Chí Hương (1947–2019) là quyền Trưởng Bộ môn Chiến dịch Phòng không – Không quân (Học viện Phòng không – Không quân).[35] Đại tá Lê Chí Hòa (1953–2021) từng làm Trưởng phòng Quân huấn (Cục Tác chiến Điện tử, Bộ Tổng Tham mưu).[36]

Tặng thưởng

sửa

Tham khảo

sửa
  • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2022). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, Tập I (1930–1954). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. ISBN 978-604-57-7533-2.
  • Chương trình viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (2007). Lê Duẩn Tiểu sử (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.
  • Lê Diệu Muội (2003). Đồng chí Lê Thế Tiết, Bí thư đầu tiên của tỉnh Quảng Trị (hồi ký). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g h Nguyễn Thị Thu Hà (13 tháng 1 năm 2021). “Đồng chí Lê Thị Diệu Muội-Người con ưu tú của quê hương Quảng Trị”. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ Nguyễn Trọng Tân (6 tháng 8 năm 2014). “Lê Thế Vỹ - Một tấm lòng son”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ Phan Quốc Sắc (23 tháng 11 năm 2014). “Nên biết rõ hơn về các Bí thư tỉnh Quảng Trị”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ a b c Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2005). “Người tiếp nối truyền thống vẻ vang”. 60 năm Quốc hội Việt Nam - Những gương mặt nữ. Hà Nội: Nhà xuất bản Tư pháp. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023. Đã định rõ hơn một tham số trong |url lưu trữ=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày lưu trữ=|archive-date= (trợ giúp)
  5. ^ Chương trình viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước 2007, tr. 27
  6. ^ Nguyễn Hạnh (15 tháng 5 năm 2018). “Trao huy hiệu 80 tuổi Đảng cho nguyên Thứ trưởng Bộ Nội thương”. Báo Công Thương. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ Nguyễn Duy Hùng (17 tháng 4 năm 2014). “Miếu bà Vương Phi họ Lê - Một di tích lịch sử, văn hóa ghi dấu thời kỳ”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ Đoàn Phương Linh (27 tháng 4 năm 2022). “Dân làng 'đội nắng' rước kiệu trong lần đầu giỗ vương phi họ Lê quy mô lớn”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ Hiếu Giang (22 tháng 4 năm 2009). “Miếu bà vương phi họ Lê được công nhận di tích lịch sử văn hóa”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  10. ^ Nguyễn Thị Thu Hà (18 tháng 6 năm 2021). “Đồng chí Vũ Soạn - Người cộng sản mẫu mực”. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 176–177
  12. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 184
  13. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 185
  14. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 193
  15. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 194
  16. ^ Y Thi (29 tháng 9 năm 2014). “Mây trắng ơ hờ, mây trắng bay…”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  17. ^ Nguyễn Văn Hóa; Trần Biên (1994). “Chương I: Vượt qua thử thách ban đầu (9-1945 – 9-1947)”. Quảng Trị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945–1954). Quảng Trị.
  18. ^ Nguyễn Thị Thu Hà (15 tháng 1 năm 2021). “Đồng chí Lê Thị Diệu Muội, người con ưu tú của quê hương Quảng Trị”. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  19. ^ Thu Hà (15 tháng 5 năm 2018). “Hà Nội có 2 đảng viên nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  20. ^ a b “Danh sách Đại biểu: Lê Thị Diệu Muội”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  21. ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (31 tháng 12 năm 1964). Nghị quyết số 51b NQ/TVQH về việc cử Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tối cao.
  22. ^ Lê Diệu Muội 2003, tr. 74
  23. ^ Lê Thương (5 tháng 11 năm 2013). “Trao huy hiệu 75 tuổi Đảng cho Nguyên thứ trưởng Bộ Nội thương”. Tạp chí Công Thương. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  24. ^ Duy Tiến (15 tháng 5 năm 2018). “Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho 2 đồng chí lão thành cách mạng”. Báo An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  25. ^ Hoàng Thị Hoa (22 tháng 5 năm 2016). “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bầu cử tại quận Ba Đình”. Tạp chí Tuyên giáo. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  26. ^ Luân Dũng (22 tháng 5 năm 2016). “Cử tri 107 tuổi đi bầu cử”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  27. ^ Thảo Nguyên (22 tháng 5 năm 2016). “Cử tri vui mừng, tự hào khi đi bỏ phiếu bầu cử”. Báo Thanh tra. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  28. ^ Nguyễn Sĩ Dũng (25 tháng 5 năm 2016). “Quốc hội Khóa XIV và những ước vọng của cử tri”. Tạp chí Tổ chức nhà nước. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  29. ^ “Đồng chí Lê Thị Diệu Muội (bí danh: Đào Nguyên) từ trần”. Báo Quân đội nhân dân. 12 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  30. ^ “Tin buồn: Đồng chí Lê Thị Diệu Muội qua đời”. Báo Tin tức. 14 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  31. ^ Lê Hoạch (23 tháng 11 năm 2014). “Anh Nguyễn Vức”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  32. ^ Hoàng Phủ Ngọc Tường (17 tháng 7 năm 2014). “Trở vô chiến trường quê mẹ”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  33. ^ Đặng Đình Tư (11 tháng 8 năm 2013). “Những ngày cuối của Thiếu tướng - Thứ trưởng Bộ GD Lê Chưởng”. Báo Giáo dục & Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  34. ^ Trần Tiệu (13 tháng 5 năm 2011). “Chính ủy Lê Chưởng”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  35. ^ “Tin buồn”. Báo Quân đội nhân dân. 5 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  36. ^ “Đồng chí Đại tá Lê Chí Hòa từ trần”. Báo Quân đội nhân dân. 7 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  37. ^ Võ Lâm; Viết Thành (ảnh) (15 tháng 5 năm 2018). “Hà Nội có 2 đảng viên nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  38. ^ Nguyễn Tâm (15 tháng 5 năm 2018). “Bí thư Thành uỷ Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho hai đảng viên”. PetroTimes. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
  39. ^ Trần Long (15 tháng 5 năm 2018). “Bí thư Thành ủy trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên lão thành”. Báo Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.