Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam
Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan đầu ngành tham mưu của Bộ Quốc phòng, đứng đầu là Tổng tham mưu trưởng. Kể từ năm 1978, Tổng tham mưu trưởng kiêm nhiệm luôn chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.[1][2]
Bộ Tổng Tham mưu | |
---|---|
![]() Biểu trưng của Bộ Tổng Tham mưu | |
Hoạt động | 7 tháng 9 năm 1945 ( 75 năm, 182 ngày) |
Quốc gia | ![]() |
Phục vụ | ![]() |
Chức năng | Cơ quan tham mưu đầu ngành |
Bộ phận của | ![]() |
Bộ chỉ huy | Số 7, Nguyễn Tri Phương, Hà Nội |
Khẩu hiệu | Trung thành, mưu lược, tận tụy, sáng tạo, đoàn kết, hiệp đồng, quyết chiến, quyết thắng |
Các tư lệnh | |
Tổng tham mưu trưởng | |
Phó Tổng tham mưu trưởng | |
Chỉ huy nổi tiếng |
Lịch sử hình thànhSửa đổi
Bộ Tổng tham mưu được xem là cơ quan tham mưu quân sự chính quy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, với ngày thành lập là ngày 7 tháng 9 năm 1945, theo nội dung chỉ thị của Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh giao cho ông Hoàng Văn Thái làm Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của lực lượng vũ trang Việt Nam Giải phóng quân do Việt Minh lãnh đạo. Tuy nhiên, do áp lực của quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng đòi giải thể lực lượng chính quy Việt Nam Giải phóng quân, tháng 11 năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn. Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Kháng chiến Ủy viên Hội được thành lập với Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch; đến ngày 6 tháng 5 năm 1946, thì đổi tên thành Quân sự Ủy viên Hội theo Sắc lệnh 60-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gọi tắt là Quân ủy hội. Bộ Tổng tham mưu Vệ quốc đoàn chuyển thành Cục tham mưu, là một trong 5 cơ quan chuyên môn thuộc Quân ủy hội.Tháng 11 năm 1946, Bộ Quốc phòng sáp nhập với Quân sự Ủy viên Hội thành Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy, do Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy Quân đội toàn quốc. Theo Sắc lệnh 47-SL ngày 1 tháng 5 năm 1947 của Chủ tịch nước, Bộ Tổng tham mưu là một trong 7 cơ quan chuyên môn của Bộ Tổng Chỉ huy.
Mãi đến sau năm 1975, khi Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam chấm dứt hoạt động, Bộ Tổng tham mưu chuyển về trực thuộc quyền quản lý hành chính của Bộ Quốc phòng.
Tổng tham mưu trưởng qua các thời kỳSửa đổi
Phó Tổng tham mưu trưởng qua các thời kỳSửa đổi
Lãnh đạo hiện naySửa đổi
- Tổng tham mưu trưởng kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Namː Thượng tướng Phan Văn Giang
- Phó Tổng tham mưu trưởng: Trung tướng Huỳnh Chiến Thắng
- Phó Tổng tham mưu trưởng là Bí thư Đảng ủy Cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, phụ trách văn phòng, chính trị, nội bộ: Trung tướng Phùng Sĩ Tấn
- Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách Dân quân tự vệ, nhà trườngː Trung tướng Ngô Minh Tiến
- Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách quân lực, quân huấn, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng: Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa
- Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách ứng phó sự cố, phòng chống cháy nổ, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Trung tướng Nguyễn Trọng Bình
Tổ chứcSửa đổi
Thứ tự | Đơn vị | Ngày thành lập | Trần QH | Địa chỉ | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Văn phòng Bộ Tổng tham mưu | 12.9.1945
( 75 năm, 177 ngày) |
Thiếu tướng | Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội | |
2 | Cục Chính trị | 8.6.1948
( 72 năm, 273 ngày) |
Thiếu tướng | Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội | |
3 | Cục Hậu cần | 9.9.1945
( 75 năm, 180 ngày) |
Đại tá | Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội | |
4 | Cục Cơ yếu | 12.9.1945
( 75 năm, 177 ngày) |
Thiếu tướng | Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội | |
5 | Cục Tác chiến | 7.9.1945
( 75 năm, 182 ngày) |
Trung tướng | Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội | |
6 | Cục Tác chiến Điện tử | 30.4.1982
( 38 năm, 312 ngày) |
Trung tướng | Số 15 Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu giấy, Hà Nội | |
7 | Cục Quân lực | 8.9.1945
( 75 năm, 181 ngày) |
Trung tướng | Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội | |
8 | Cục Nhà trường | 14.10.1955
( 65 năm, 145 ngày) |
Trung tướng | Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội | |
9 | Cục Quân huấn | 25.3.1946
( 74 năm, 348 ngày) |
Trung tướng | Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội | |
10 | Cục Bản đồ | 25.9.1945
( 75 năm, 164 ngày) |
Thiếu tướng | Số 2, Ngõ 198, Đường Trần Cung, Phường Cổ Nhuế I, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội | |
11 | Cục Dân quân Tự vệ | 12.2.1947
( 76 năm, 24 ngày) |
Trung tướng | Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội | |
12 | Cục Cứu hộ Cứu nạn | 9.8.2004
( 16 năm, 211 ngày) |
Trung tướng | Số 6, đường Sân Golf, Tổ 6, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội | |
13 | Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng | 3/7/1971
( 49 năm, 248 ngày) |
Thiếu tướng | 11, Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội | |
14 | Đoàn Nghi lễ Quân đội | 20.8.1945
( 75 năm, 200 ngày) |
Đại tá | Số 103 Tô Vĩnh Diện, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội | |
15 | Lữ đoàn 144 | 30.10.1951
( 69 năm, 129 ngày) |
đại tá | Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội | |
16 | Công ty Trường An | Đại tá | |||
17 | Công ty 59 | 7.7.1977
( 43 năm, 244 ngày) |
Đại tá | Số 9 Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, Quận 1, Quận 1 Hồ Chí Minh | |
18 | Công ty 207 | 18.5.2007
( 13 năm, 294 ngày) |
Đại tá | 21 Lý Nam Đế, Quán Thánh, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
19 | Công ty 789 | 19.7.1989
( 31 năm, 232 ngày) |
Đại tá | 147 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội | |
20 | Ban Tổng kết lịch sử | Đại tá |
Hệ thống cơ quan tham mưu trong Quân độiSửa đổi
- Bộ Tổng Tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng.
- Bộ Tham mưu thuộc các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Học viện Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, và tương đương.
- Phòng Tham mưu thuộc các Sư đoàn, Lữ đoàn, Vùng Cảnh sát biển, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
- Ban Tham mưu thuộc các Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã và tương đương.
Xem thêmSửa đổi
Chú thíchSửa đổi
Tham khảoSửa đổi
- Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); Nhà in BTTM; Hà Nội năm 1991
- Bộ Tổng tham mưu những năm chiến đấu trong vòng vây (1945-1950), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2011, Tác giả: Trần Trọng Trung[1]