Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

cấp bậc trong quân đội Việt Nam

Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là một tướng lĩnh cấp cao, có cấp bậc sĩ quan cao nhất trong hệ thống Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng[1].



Đại tướng
Cấp hiệu Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Hạng
4 sao
Mã hàm NATOOF-9b
Hình thành1946
Nhóm hàmtướng lĩnh
Phong hàm bởiChủ tịch nước Việt Nam
Hàm trênkhông có (quân hàm cao nhất)
Hàm dưới Thượng tướng
Tương đương Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam
Liên quan
Lịch sử Cấp hiệu Đại tướng đầu tiên năm 1946

Theo quy định hiện hành, theo Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013, quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia quyết định phong cấp.

Quân hàm Đại tướng chỉ được phong cho các sĩ quan cấp cao nắm giữ các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởngChủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ngoại lệ có:

  • Hoàng Văn Thái được phong năm 1980 khi đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng dù ông là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên từ 1945–1954 và quyền Tổng Tham mưu trưởng một thời gian ngắn 1954 và năm 1974).
  • Lê Đức Anh năm 1984 khi đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2024, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có 17 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng.

Có 2 quân nhân được phong thẳng quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là: Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959).

Hiện có 2 đại tướng quân đội giữ quân hàm còn đang công tác trong ngành là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn GiangTổng tham mưu trưởng Nguyễn Tân Cương. Ngoài ra còn có 1 đại tướng quân đội khác giữ quân hàm nhưng không còn công tác trong ngành là Chủ tịch nước Lương Cường.

Lịch sử hình thành

sửa

Theo sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, cấp bậc Đại tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định lần đầu tiên với cấp hiệu cầu vai 3 sao vàng trên nền đỏ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa có quân nhân được phong quân hàm này. Mãi đến ngày 20 tháng 1 năm 1948, Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được phong quân hàm này.

Cấp bậc Đại tướng một lần nữa được quy định lại với Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958[2]. Và Nghị định 307-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 cũng quy định quân hàm Đại tướng mang 4 ngôi sao vàng trên cấp hiệu. Và ngày 31 tháng 8 năm 1959, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh là người thứ 2 được thụ phong quân hàm Đại tướng.

Danh sách các Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

sửa
STT Hình Họ và tên

(Sinh - mất)

Năm được phong Quê quán Chức vụ cao nhất trong Nhà nước Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản
1   Võ Nguyên Giáp

(1911–2013)

1948[3] Quảng Bình
2   Nguyễn Chí Thanh

(1914–1967)

1959[4] Thừa Thiên Huế
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1951–1967)
3   Văn Tiến Dũng

(1917–2002)

1974[5] Hà Nội
  • Ủy viên Bộ Chính trị khóa III, IV, V
  • Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984–1986)
4   Hoàng Văn Thái

(1915–1986)

1980 Thái Bình
5   Chu Huy Mân

(1913–2006)

Nghệ An
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1976–1986)
6   Lê Trọng Tấn

(1914–1986)

1984 Hà Nội
  • Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV và V
7   Lê Đức Anh

(1920–2019)

Thừa Thiên Huế
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1982–1997)
8   Nguyễn Quyết

(1922)

1990 Hưng Yên
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1987–1991)
  • Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1987–1992)
9   Đoàn Khuê

(1923–1999)

Quảng Trị
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1991–1997)
10   Phạm Văn Trà

(1935)

2003 Bắc Ninh
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1996–2006)
11   Lê Văn Dũng

(1945)

2007[6] Bến Tre
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2001–2011)
  • Tổng Tham mưu trưởng (1998–2001)
  • Bí thư Trung ương Đảng (2001–2011)
12   Phùng Quang Thanh

(1949–2021)

Hà Nội
  • Ủy viên Bộ Chính trị (2006–2016)
13   Đỗ Bá Tỵ

(1954)

2015[7] Hà Nội
  • Phó Chủ tịch Quốc hội (2016–2021)
  • Tổng Tham mưu trưởng (2010–2016)
  • Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2006–2021)
14   Ngô Xuân Lịch

(1954)

Hà Nam
15   Lương Cường

(1957)

2019[8] Phú Thọ
16   Phan Văn Giang

(1960)

2021[9] Nam Định
  • Ủy viên Bộ Chính trị (2021–nay)
17   Nguyễn Tân Cương

(1966)

2024 Hà Nam
  • Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng (2021–nay)

Danh sách các Đại tướng tại nhiệm

sửa
STT Hình Họ và tên Năm được phong Quê quán Chức vụ cao nhất trong Nhà nước Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản
1   Lương Cường

(1957)

2019[8] Phú Thọ
2   Phan Văn Giang

(1960)

2021[9] Nam Định
  • Ủy viên Bộ Chính trị (2021–nay)
3   Nguyễn Tân Cương

(1966)

2024 Hà Nam
  • Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng (2021–nay)

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Công báo /Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 về Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
  2. ^ Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1958
  3. ^ “Sắc lệnh 110/SL ngày 20 tháng 1 năm 1948”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ “Sắc lệnh 036/SL ngày 31 tháng 8 năm 1959”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ “13 vị được phong tướng đầu tiên – Kỳ 2: Tướng Văn Tiến Dũng”.
  6. ^ “Thăng quân hàm đại tướng cho đồng chí Phùng Quang Thanh và Lê Văn Dũng”.
  7. ^ “Chủ tịch nước thăng quân hàm Đại tướng cho hai tướng quân đội là ông Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ”.
  8. ^ a b “Phong Đại tướng cho Chủ nhiệm TCCT Lương Cường”.
  9. ^ a b “Chủ tịch nước phong quân hàm Đại tướng cho Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang”.