Lưu Vinh (Lâm Giang vương)

Lưu Vinh (chữ Hán: 劉榮; 170 TCN - 148 TCN), tức Lịch Thái tử/ Lật Thái tử (栗太子) hoặc Lâm Giang Mẫn vương (臨江閔王), là Hoàng tử nhà Hán, từng là Hoàng thái tử phế sau lại bị phế và trở thành một chư hầu trong lịch sử Trung Quốc.

Lưu Vinh
劉榮
Hoàng thái tử nhà Hán
Tại vị153 TCN - 150 TCN
Tiền nhiệmLưu Khải
Kế nhiệmLưu Triệt
Quốc vương nước Lâm Giang
Tại vị150 TCN – 148 TCN
Tiền nhiệmLưu Át
Kế nhiệmPhong quốc bị giải trừ
Thông tin chung
Sinh?
Trường An
Mất170 TCN
Trường An
Thụy hiệu
Mẫn vương
(閔王)
Thân phụHán Cảnh Đế
Thân mẫuLịch Cơ

Tiểu sử sửa

Lưu Vinh là con trai trưởng của Hán Cảnh Đế Lưu Khải, vị Hoàng đế thứ 6 của nhà Hán. Hán Cảnh Đế sinh thời có 14 con trai, trong đó em ông là Lưu Phi sinh vào khoảng 169 TCN đến 168 TCN, do đó Lưu Vinh phải sinh vào trước hoặc bằng khoảng thời gian này[1]. Thân mẫu của ông là Lịch Cơ, người nước Tề, do có nhan sắc nên trở thành một sủng thiếp của Hán Cảnh Đế.

Năm Hán Cảnh Đế Tiền Nguyên thứ 4 (153 TCN), Lưu Vinh được lập làm Hoàng thái tử. Thời nhà Hán, các con trai con gái của Hoàng đế hay lấy họ mẹ làm hiệu, do vậy Lưu Vinh trong thời gian làm Thái tử, hoặc được nhắc lại trong Hán thư đều được gọi là [Lịch Thái tử; cũng gọi Lật Thái tử][2][3][4].

Người cô của Lưu Vinh là Trưởng công chúa Lưu Phiêu muốn đem con gái mình là Trần thị gả cho Lưu Vinh, nhưng mẹ ông là Lịch Cơ không ưa Trưởng công chúa nên không đồng ý. Một người cung phi khác của Cảnh Đế là Vương phu nhân thấy vậy, muốn nhờ vào thế lực của Trưởng công chúa để giúp con mình là Lưu Triệt được lợi, bèn nhận lời, do đó Trưởng công chúa yêu quý Lưu Triệt, trước mặt Cảnh Đế thường nói tốt cho Lưu Triệt và gièm pha mẹ con Lưu Vinh[5].

Trong khi đó Lịch Cơ ỷ được sủng có lại có con làm Thái tử, tỏ ra ngạo mạn, nhiều khi còn lớn tiếng với cả Cảnh Đế khiến ông không còn sủng ái Lịch Cơ nữa. Sau khi gả con gái cho Lưu Triệt, Trưởng công chúa tìm cách giúp con rể đoạt ngôi Thái tử[6]. Năm Hán Cảnh Đế Tiền Nguyên thứ 7 (150 TCN), Trưởng công chúa cùng Vương phu nhân bày mưu, nhân vì Hán Cảnh Đế giận Lịch Cơ, bèn xúi giục các đại thần hãy tìm cách lập Lịch cơ làm Hoàng hậu. Đại thần Đại Hành nghe lời vào tâu Hán Cảnh đế, bảo rằng: 「"Phép xưa nói 'Tử dĩ Mẫu quý, Mẫu dĩ Tử quý'. Nay thân là sinh mẫu của Thái tử lại không có vị hiệu, cẩn thiết xin lập làm Hoàng hậu"」. Hán Cảnh Đế đang không vừa lòng Lịch Cơ, cho rằng đại thần bị Lịch Cơ xúi giục, nên tức giận sai xử tử. Đồng thời, Cảnh Đế ra chiếu phế truất Thái tử Lưu Vinh, giáng làm Lâm Giang vương (臨江王). Con bị phế, Cảnh Đế về sau cũng không muốn gặp lại, Lịch Cơ u uất rồi qua đời, không rõ thời gian bà mất năm nào[7][8][9]. Đất phong Lâm Giang vốn là một Quận quốc, dành cho em trai Cảnh Đế là Lâm Giang Ai vương Lưu Át, nhưng Lưu Át đã qua đời trước đó vào năm thứ 2 triều Cảnh Đế (tức năm 155 TCN), phong quốc sớm bị giải trừ, nay vì Lưu Vinh bị phế cho nên phục lại, cũng lập tức cho Lưu Vinh đến đất phong.

Năm Hán Cảnh Đế Trung Nguyên năm thứ 2 (148 TCN), Lâm Giang vương Lưu Vinh xây dựng Vương cung ở chỗ Tổ miếu, nên do có người gièm pha. Hán Cảnh Đế triệu ông về kinh phân xử. Khi Lưu Vinh tới kinh đô thì bị giải tới phủ trung úy xét hỏi. Lưu Vinh bị tra tấn, hoảng sợ bèn tự sát[10]. Thi hài ông được an táng ở Lam Điền. Lưu Vinh hưởng niên ước chừng 23 tuổi. Do Lưu Vinh không có con trai nên nước Lâm Giang bị phế bỏ, nhập vào làm một quận thuộc nhà Hán.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Sử ký Tư Mã Thiên, quyển 59: Ngũ tông thế gia
  • Hán thư, quyển 53: Cảnh thập tam vương truyện
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng

Chú thích sửa

  1. ^ 《汉书 卷五十三 景十三王传第二十三》“吴、楚反(即七国之乱,发生于公元前154年)时,非年十五,有材气,上书自请击吴。”
  2. ^ 《漢書·卷四十七·文三王傳·第十七》: 十一月,上廢栗太子,太后心欲以梁王為嗣。
  3. ^ 《漢書·竇田灌韓傳》:四年,立栗太子,以嬰為傅。七年,栗太子廢,嬰爭弗能得,謝病,屏居藍田南山下數月,諸竇賓客辯士說,莫能來。梁人高遂乃說嬰曰:「能富貴將軍者,上也;能親將軍者,太后也。今將軍傅太子,太子廢,爭不能拔,又不能死,自引謝病,擁趙女屏閒處而不朝,袛加懟自明,揚主之過。有如兩宮奭將軍,則妻子無類矣。」嬰然之,乃起,朝請如故。
  4. ^ 《漢書·五行志上》: 景帝中五年八月己酉,未央宮東闕災。先是,栗太子廢為臨江王,以罪徵詣中尉,自殺。丞相條侯周亞夫以不合旨稱疾免,後二年下獄死。
  5. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:立荣为太子。长公主嫖有女,欲予为妃。栗姬妒,而景帝诸美人皆因长公主见景帝,得贵幸,皆过栗姬,栗姬日怨怒,谢长公主,不许。长公主欲予王夫人,王夫人许之。长公主怒,而日谗栗姬短於景帝曰:“栗姬与诸贵夫人幸姬会,常使侍者祝唾其背,挟邪媚道。”景帝以故望之。
  6. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》: 景帝嘗體不安,心不樂,屬諸子為王者於栗姬,曰:「百歲後,善視之。」栗姬怒,不肯應,言不遜。景帝恚,心嗛之而未發也。
  7. ^ Sử ký, Hiếu Vũ bản kỉ
  8. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 60-61
  9. ^ 《史记·卷四十九·外戚世家第十九》:長公主日譽王夫人男之美,景帝亦賢之,又有曩者所夢日符,計未有所定。王夫人知帝望栗姬,因怒未解,陰使人趣大臣立栗姬為皇后。大行奏事畢,曰:「『子以母貴,母以子貴』,今太子母無號,宜立為皇后。」景帝怒曰:「是而所宜言邪!」遂案誅大行,而廢太子為臨江王。栗姬愈恚恨,不得見,以憂死。卒立王夫人為皇后,其男為太子,封皇后兄信為蓋侯。
  10. ^ Sử ký, Ngũ Tông liệt truyện