Lời nguyền của dòng sông

phim truyền hình Việt Nam năm 1992

Lời nguyền của dòng sông là một bộ phim điện ảnh truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam do Khải Hưng làm biên kịch, đạo diễn.[1][2] Phim được chuyển thể từ truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.[2][3] Phim sản xuất và phát sóng lần đầu vào năm 1992.[4][5]

Lời nguyền của dòng sông
Ảnh chụp tiêu đề phim
Thể loạiTâm lý xã hội
Tình cảm
Cổ trang
Định dạngđiện ảnh truyền hình
Dựa trênMùa hoa cải bên sông của nhà văn Nguyễn Quang Thiều
Kịch bảnNSND Khải Hưng
Đạo diễnNSND Khải Hưng
Diễn viênNSND Trịnh Thịnh
NSƯT Quốc Trọng
Thanh Nga
Minh Quốc
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Số tập1
Sản xuất
Bố trí cameraBùi Huy Thuần
Thời lượng108 phút
Đơn vị sản xuấtTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Phát sóng1992

Tại thời điểm ra mắt, Lời nguyền của dòng sôngphim truyện truyền hình Việt Nam đầu tiên đoạt giải tại một liên hoan phim quốc tế,[6][7] đồng thời thu hút sự chú ý về loại hình làm phim truyện trên chất liệu băng từ. Vai diễn của Trịnh Thịnh trong phim sau này đã được coi là "vai diễn để đời" của ông.

Nội dung

sửa

Lấy bối cảnh ở một miền quê Bắc Bộ, Lời nguyền của dòng sông xoay quanh Ông Lư (Trịnh Thịnh) – chủ một chiếc thuyền ở sông có cuộc đời đầy bất hạnh. Những năm trước, ông mất vợ do một dịch bệnh, để lại cho ông hai người con trai và một con gái. Ông đưa vợ lên bờ xin chôn cất nhưng bị phía dòng họ Nguyễn – những người nắm quyền cai quản trên bờ xua đuổi. Sau cùng, ông chôn vợ dưới lòng sông và đưa ra lời thề rằng tất cả những người trong gia đình ông không ai được lên bờ, và họ sẽ sống hết cuộc đời trên sông...[8][9]

Diễn viên

sửa

Và một số diễn viên khác...

Ca khúc trong phim

sửa

Bài hát trong phim là ca khúc "Lời nguyền" do Vũ Thảo sáng tác và Trọng Thủy thể hiện.[14]

Sản xuất

sửa

Ý tưởng bộ phim xuất hiện trong một lần đồng nghiệp Khải Hưng kể lại nội dung truyện ngắn "Mùa hoa cải bên sông", của tác giả Nguyễn Quang Thiều, mà người này vừa nghe trong chương trình chuyện kể đêm khuya của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngay đêm hôm đó, ông đã bắt tay vào chuyển thể kịch bản truyện dù chỉ lõm bõm nhớ tên các nhân vật. Khải Hưng cho biết lý do thực hiện bộ phim này là vì nhớ trong một nghị quyết Đại hội Đảng có nhắc đến hai chữ "hội nhập" cùng "tinh thần đoàn kết dân tộc", và ông nhận thấy truyện "toát lên cái tứ ấy".[15]

Theo đạo diễn, ông muốn đặt câu chuyện vào thời quá khứ, mang tính cổ trang với nhân vật chính là ông lão chài thay vì khai thác mối tình của "một anh bộ đội với một cô gái sống ở dưới thuyền" như trong truyện. Việc tìm bối cảnh cho phim mất khá nhiều thời gian vì khó khăn trong việc tìm bối cảnh mang tính cổ trang.[15] Quá trình dựng và làm phim thời điểm đó còn thô sơ do thiếu thốn trong kỹ thuật sản xuất.[6] Phim sau đó đã được chọn quay tại một khúc sông nhỏ của sông Cầu bắc qua làng Thổ Hà, tỉnh Bắc Ninh.[15] Phần kỹ xảo được thực hiện bởi quay phim Bùi Huy Thuần; đây cũng là bộ phim truyện truyền hình Việt Nam đầu tiên có sử dụng các kỹ xảo trong phim.[9]

Đón nhận

sửa

Tại thời điểm ra mắt, Lời nguyền của dòng sông đã nhanh chóng thu hút sự chú ý từ giới chuyên môn và những người trong nghề vì cốt truyện phim ám ảnh, cách quay phim độc đáo cùng lối kể chuyện khác lạ.[9] Bộ phim cũng sở hữu "mô-típ kinh điển "bước qua lời nguyền"".[16] Vai diễn Ông Lư của Trịnh Thịnh trong phim sau này đã được đánh giá là "vai diễn để đời" của ông.[5][8][10] Tác phẩm còn giúp tên tuổi của Khải Hưng được nhiều người biết đến[17][18][19] khi được chọn để tham dự Liên hoan phim truyền hình quốc tế Brussels và đoạt giải Vàng tại hạng mục Phim xuất sắc năm 1993,[2][9][20] thành công gây sự chú ý về loại hình làm phim truyện trên chất liệu băng từ.[6]

Năm 2007, bộ phim cùng với hai tác phẩm khác của Khải Hưng Mẹ chồng tôiKhông còn gì để nói đã đem về cho ông Giải thưởng Nhà nước đợt II về Văn học Nghệ thuật.[21]

Giải thưởng

sửa
Năm Giải thưởng Hạng mục (Người) đề cử Kết quả Tham khảo
1993 Liên hoan phim truyền hình quốc tế Brussels Phim xuất sắc Giải vàng [9][15][22]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Vũ trụ VFC: 40 năm không ngừng sáng tạo”. Báo điện tử VTV. Tạp chí Truyền hình. 30 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ a b c Phạm Thu Hương (30 tháng 5 năm 2016). “Hóa giải lời nguyền của dòng sông”. An ninh thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ Nguyễn Quang Thiều (6 tháng 8 năm 2019). “Người đàn bà trong "Mùa hoa cải bên sông". Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ “Những mùa hoa trên phim Việt”. Thế giới Điện ảnh. 23 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ a b c Vân An (13 tháng 4 năm 2014). “Trịnh Thịnh, lão nông quê mùa của điện ảnh Việt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ a b c “Những nấc thang của phim truyền hình VN”. Tuổi Trẻ. Đài Truyền hình Việt Nam. 3 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ Thu Hồng (26 tháng 7 năm 2016). “NSND Khải Hưng: Đạo diễn coi trời bằng cái... ống kính”. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ a b Phạm Mỹ (14 tháng 4 năm 2014). 'Lời nguyền' của Trịnh Thịnh”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ a b c d e “NSND Khải Hưng và kỷ niệm về bộ phim "Lời nguyền của dòng sông". nhandantv.vn. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022. [11:35]: Lần đầu tiên phim truyền hình Việt Nam đã lồng ghép những yếu tố kỹ xảo khi đưa diễn viên xuống những tầng sâu của dòng sông vốn hiểm nguy và đầy thách thức...
  10. ^ a b Hà Phương (13 tháng 4 năm 2014). “Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thịnh và những vai diễn để đời”. Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ Thanh Hương (28 tháng 5 năm 2017). “Đạo diễn Quốc Trọng: Không làm phim nữa thì cắt tóc, vá xe”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ Châu Mỹ (17 tháng 7 năm 2015). “Thanh Nga kể kỷ niệm đóng 'Giã từ dĩ vãng' khi mang thai”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  13. ^ T.Hòa (1 tháng 2 năm 2009). “Tết đầu tiên tại trại giam của diễn viên Minh Quốc”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ Hà Tùng Long (7 tháng 8 năm 2020). “Chuyện chưa kể "ông trùm" nhạc phim truyền hình nổi tiếng thập niên 90”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  15. ^ a b c d Tuyết Minh. "Lời nguyền của dòng sông" được biết đến như thế nào?”. Hànộimới. Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  16. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam 1994, tr. 427.
  17. ^ Vũ Long, Văn Chiến. "Suốt đời chỉ làm phim truyền hình". Hànộimới. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  18. ^ “NSND Khải Hưng- "Cha đẻ" của giờ phim Việt”. Báo điện tử VTV. 5 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  19. ^ Hồng Lực 2000, tr. 197.
  20. ^ Đào Nguyên (9 tháng 10 năm 2016). “Từ 'Mùa hoa cải' đến 'ngôi nhà của mẹ'. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  21. ^ Nguyễn Lệ Chi (28 tháng 2 năm 2009). “NSND - Đạo diễn Khải Hưng: Giá như còn ở tuổi 40”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  22. ^ “Phim Việt trên sóng truyền hình: Một chặng đường nhìn lại”. Tổ quốc. Lao Động. 25 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.

Nguồn

sửa

Liên kết ngoài

sửa