Lợn Bản là giống vật nuôi bản địa, được dân tộc Mán, Mường nuôi từ rất lâu đời với phương thức nuôi thả tự do, một số ít nuôi nhốt nhưng không thâm canh, chỉ cho ăn bằng thức ăn tận dụng (rau rừng, bột ngô, phụ phẩm...). Hiện nay, quần thể lợn Bản có khoảng 30.000 – 32.000 con nhưng đã bị lai tạp nhiều, phân bố ở khắp các huyện vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình, trong đó chủ yếu tập trung ở Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Sơn, Mai Châu, Tân Lạc. Lợn có ưu điểm là có sức đề kháng cao với dịch bệnh, chất lượng thịt thơm ngon.[1][2][3][4]

Đặc điểm ngoại hình sửa

Lợn có tầm vóc nhỏ, khi trưởng thành đạt 45–50 kg/con, thân hình gọn và chắc chắn; bụng không sệ, có 7-8 ; mình ngắn, tai nhỏ dựng đứng, lưng thẳng hoặc hơi võng; lông đen, dài và cứng; da đen tuyền; chân nhỏ, đi móng, bốn móng chân màu trắng từ khuỷu chân xuống đến móng; mặt nhỏ, mõm dài nhọn[1][3][4].

Năng suất sinh sản sửa

Nhìn chung, lợn Bản có năng suất sinh sản kém. Tuổi phối giống lần đầu là 208,02 ngày khi lợn đạt 32,80 kg. Tuổi đẻ lứa đầu là 13 tháng tuổi. Số con đẻ ra 5,58 - 9,06 con/ổ. Số con sơ sinh sống 6,53 – 7,10 con/ổ. Số con cai sữa 5,63 – 6,76 con/ổ. Khối lượng sơ sinh 0,42 – 0,44 kg/con. Khối lượng cai sữa ở 45 ngày tuổi đạt 25,31 kg/ổ, 86,33 ngày tuổi là 4,95 - 5,20 kg/con. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 241 – 247 ngày. Thời gian phối giống trở lại 40,46 ngày. Khối lượng 90 ngày tuổi là 5,08 kg[1].[4] [3]

Sinh trưởng và cho thịt sửa

Tăng khối lượng của lợn con từ sơ sinh tới cai sữa chỉ đạt 1,49 kg/tháng. Khối lượng lợn lúc 4 tháng tuổi đạt 6,51 kg, 5 tháng tuổi 8,85 kg, 6 tháng tuổi 12,10 kg và đến 8 tháng tuổi là 22,60 – 31,85 kg. Tăng khối lượng giai đoạn 2-8 tháng tuổi là 146,44 g/ngày. Khối lượng giết thịt ở 32,14 kg thì tỷ lệ thịt móc hàm là 71,04%. Tỷ lệ nạc là 40,31%[1][3].[4]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d Bùi Minh. “Hoà Bình: Bảo tồn giống lợn bản địa”. http://vcn.vnn.vn. Báo Hoà Bình. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2016. Truy cập 23 tháng 5 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ Lê Thị Thuy, Bùi Khắc Hùng, Nguyễn Thi Tằm, Lê Thi Biên. “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình chăn nuôi lợn Bản và Móng cái trong điều kiện nông hộ vùng cao huyện Yên châu-Sơn La” (PDF). Viện Chăn nuôi, Cục Chăn Nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Yên Châu. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2016. Truy cập 23 tháng 5 năm 2016.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ a b c d Đặng Hoàng Biên. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản Lưu trữ 2016-05-20 tại Wayback Machine. Viện Chăn nuôi, mã số 62.62.01.08. Hà Nội, năm 2006.
  4. ^ a b c d Vũ Đình Tôn (16 tháng 11 năm 2012). “Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai giữa lợn Bản và lợn Móng Cái” (PDF). http://www.vnua.edu.vn. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012. Tập 10, số 7: 1000-1007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2016. Truy cập 23 tháng 5 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)