Thâm canh là phương thức sản xuất trong nông nghiệp bao gồm cả cây trồngvật nuôi, với mức đầu vào và đầu ra cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Phương thức này đặc trưng bởi tỷ lệ bỏ hoang thấp, sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào như vốnlao động, đồng thời năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích đất cao hơn.[1][2]

Lịch sửSửa đổi

Xã hội phát triển, nhu cầu về lượng nông sản ngày càng lớn, trong khi việc mở rộng diện tích cho sản xuất nông nghiệp là rất hạn chế, con người phải chuyển sang việc nâng cao chất lượng canh tác, thông qua việc đầu tư thêm tư liệu sản xuất, sức lao động để nâng cao năng suất nông sản trên đơn vị diện tích. Đến nửa sau thế kỷ 20, sản xuất lương thực trên thế giới bước vào sản xuất thâm canh thông qua việc đưa những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: đầu tiên là giống tốt, phân bón hóa học, biện pháp canh tác luân canh, xen canh, gối vụ, giải quyết vấn đề thủy lợi... 

Nhờ vậy, đến năm 1960 sản lượng lương thực từ cây có hạt toàn thế giới đạt 1.025 triệu tấn, tăng 41,77% so với năm 1950. Đến 1996, sản lượng tiếp tục tăng lên 2049 triệu tấn trong điều kiện diện tích sản xuất đang có xu hướng giảm nhẹ. Từ đây, thâm canh sản xuất nông nghiệp trở thành khuynh hướng chung toàn thế giới. 

Ngày nay, sản xuất thâm canh tiếp tục phát triển ngày một hiện đại. Sản xuất theo hướng chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, gắn với an toàn, hữu cơ, giá trị gia tăng cao......

Bài liên quanSửa đổi

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Thâm canh nông nghiệp”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  2. ^ Encyclopædia Britannica, revised and updated by Amy Tikkanen. 's definition of Intensive Agriculture”. britannica.com.