Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội ở các thời kỳ nhất định. Về mặt cấu trúc, lực lượng sản xuất xã hội bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất và sức lao động mà người ta dùng cho sản xuất, trong đó quan trọng nhất là sức lao động.

Tư liệu sản xuất bao gồm công cụ lao độngđối tượng lao động. Trong đó, trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.

Lực lượng để sản xuất ra của cải phải gồm có người lao động và tư liệu sản xuất. Do đó hai yếu tố này tạo thành lực lượng sản xuất.[1]

Ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Có thể nói, khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.

Lực lượng sản xuất phản ánh mối quan hệ và tác động của con người với tự nhiên. Nó phản ánh năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.

Tham khảo sửa

  1. ^ GS, TS. Nguyễn Ngọc Long - GS, TS. Nguyễn Hữu Vui. Bộ Giáo dục và Đào tạo. “Giáo trình Triết học Mác - Lênin” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Thư mục sửa

  • Giáo trình Triết học Mác-Lênin (Nguyễn Ngọc Long)
Kinh tế chính trị Marx-Lenin
 
Địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch | Giá trị sử dụng | Giá trị thặng dư | Giá trị trao đổi | Lao động thặng dư | Hàng hóa | Học thuyết giá trị lao động | Khủng hoảng kinh tế | Lao động cụ thể và lao động trừu tượng | Lực lượng sản xuất | Phương thức sản xuất | Phương tiện sản xuất | Quan hệ sản xuất | Quy luật giá trị | Sức lao động | Tái sản xuất | Thời gian lao động xã hội cần thiết | Tiền công lao động