Chuột núi Lào

loài động vật có vú
(Đổi hướng từ Laonastes)

Chuột núi Lào hoặc kha-nyou (tên khoa học: Laonastes aenigmamus, tức là "chuột đá Lào") là loài gặm nhấm sống ở miền Khammuane của Lào. Loài này được miêu tả lần đầu tiên năm 2005 trong một bài báo của Paulina Jenkins và một số người khác, họ nghĩ rằng động vật này có tính chất khác biệt với các loài gặm nhấm đang sống đến độ cần phải đặt nó vào một họ mới, gọi là Laonastidae.[2]

Chuột núi Lào
Thời điểm hóa thạch: Gần đây
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Rodentia
Phân bộ (subordo)Hystricomorpha
Họ (familia)Diatomyidae
Chi (genus)Laonastes
P. D. Jenkins và ctv., 2005
Loài (species)L. aenigmamus
Danh pháp hai phần
Laonastes aenigmamus
(Jenkins, Kilpatrick, Robinson, Timmins, 2005)

Vào năm 2006, cách phân loại của loài chuột này bị Mary Dawson và một số người khác bác bỏ. Họ cho rằng nó thuộc về họ hóa thạch cổ, Diatomyidae, trước đây tưởng bị tuyệt chủng 11 triệu năm trước.[3] Do đó, loài này tiêu biểu cho đơn vị phân loại Lazarus. Con này giống với con chuột lớn có lông đen và đuôi dày rậm lông. Nó có sọ rất lạ với đặc điểm khác với các thú vật khác đang sống.

Tháng 9 năm 2011, Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế (FFI) thông báo đã phát hiện chuột núi Lào ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.[4][a] Thông báo khoa học ở Tập san Sinh học Việt Nam năm 2012 thì chuột núi Lào được phát hiện ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng [5].

Phát hiện sửa

Các mẫu vật đầu tiên được phát hiện năm 1996, khi thấy chúng bị làm thịt để bán như thực phẩm tại chợ ở Thakhek, Khammuane. Sau đó năm 1998 ba bộ xương của loài động vật này đã thu được từ người dân. Các nhà nghiên cứu Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã quay trở lại Lào và đã phát hiện một số mẫu vật khác.

Các phát hiện mới đã cho thấy động vật này có thể không phải là hiếm như từng nghĩ. Ngày 13/06/2006 David Redfield, giáo sư danh dự của Đại học bang Florida, và nhà sinh học động vật hoang dã Uthai Treesucon người Thái Lan công bố họ đã bắt, chụp ảnh và ghi hình một mẫu sống của loài này tại bản Doy ở Lào.

Chỉ dẫn sửa

  1. ^ Dường như có sự "đại khái", hay thiếu chính xác, trong bài của Vnexpress về tên "Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế" với ghi chú "FFI". Thực tế là Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã (WCS, Wildlife Conservation Society) của Mỹ là cơ quan phát hiện "chuột núi Lào" được làm thịt và bán ở chợ Thakhek, Khammouan, Lào năm 1996. FFI hay Fauna and Flora International, là tổ chức của Anh, không làm việc này.

Chú thích sửa

  1. ^ Duckworth, J.W. (2016). Laonastes aenigmamus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T136474A22199035. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-2.RLTS.T136474A22199035.en. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Jenkins, P.D.. “Morphological and molecular investigations of a new family, genus and species of rodent (Mammalia: Rodentia: Hystricognatha) from Lao PDR” (bằng tiếng Anh) (2 (4)). Taylor & Francis Group. tr. 419–454. Bản gốc (PDF) lưu trữ 18/4/2005. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2011. These specimens are described here on the basis of their unique combination of external and craniodental features as members of a new family, genus and species, using comparative morphological and molecular data Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày lưu trữ= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  3. ^ Dawson, M.R.. “Morphological and molecular investigations of a new family, genus and species of rodent (Mammalia: Rodentia: Hystricognatha) from Lao PDR” (bằng tiếng Anh) (311 (5766)). Taylor & Francis Group. tr. 1456–1458. Bản gốc (PDF) lưu trữ 2007. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2011. The highly distinctive characteristics of Laonastes led to the determination that the origin of Laonastes could readily be traced to a known family of earlier Asian rodents, the Diatomyidae line feed character trong |trích dẫn= tại ký tự số 26 (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  4. ^ Tìm thấy loài thú tưởng đã tuyệt chủng 11 triệu năm. Vnexpress, 7/9/2011. Truy cập 03/03/2016.
  5. ^ Nguyen Xuan Dang, Nguyen Xuan Nghia, Nguyen Manh Ha, Le Duc Minh, Nguyen Duy Luong, Dinh Huy Tri: The first record of living „Fossil“ species (Laonestes aenigmanus) in Phong Nha – Ke Bang, Quang Binh province, Vietnam. In: Vietnam Journal of Biology. Tập 34, Nr. 1, 2012, tr. 40–47.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa