Lithi bromide (LiBr), danh pháp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN: Lithi bromide[1], là một hợp chất hóa học của lithibrom. Hợp chất này có tính hút ẩm mạnh, vì thế là có ích trong vai trò của chất hút ẩm trong một số hệ thống điều hòa không khí.[2]

Lithi bromide
Danh pháp IUPACLithium bromide
Nhận dạng
Số CAS7550-35-8
PubChem82050
Số EINECS231-439-8
Số RTECSOJ5755000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider74049
UNII864G646I84
Thuộc tính
Công thức phân tửLiBr
Khối lượng mol86,845(3) g/mol
Bề ngoàichất rắn màu trắng
hút ẩm
Khối lượng riêng3,464 g/cm³
Điểm nóng chảy 552 °C (825 K; 1.026 °F)
Điểm sôi 1.265 °C (1.538 K; 2.309 °F)
Độ hòa tan trong nước143 g/100 mL (0 ℃)
166,7 g/100 mL (20 ℃)
266 g/100 mL (100 ℃)
Độ hòa tanhòa tan trong methanol, ethanol, ether, acetone
hòa tan nhẹ trong pyridin
MagSus-34,7·10-6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1,784
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế và tính chất sửa

LiBr được điều chế bằng cách cho hai chất lithi cacbonat và acid bromhydric phản ứng. Muối tạo thành một số hydrat tinh thể, không giống như các muối bromide của kim loại kiềm khác.[3] Muối khan tạo thành các tinh thể lập phương tương tự như muối thông thường (natri chloride).

Lithi hydroxideacid bromhydric (dung dịch nước của hydro bromide) sẽ tạo thành kết tủa lithi bromide khi có nước.

LiOH + HBr → LiBr + H2O

Sử dụng sửa

Lithi bromide được sử dụng trong các hệ thống điều hòa không khí như chất một chất hút ẩm. Lithi bromide được sử dụng như một muối trong làm mát hấp thụ cùng với nước, như trong hệ thống máy lạnh hấp thụ.[2]

Ứng dụng y tế sửa

Lithi bromide được sử dụng như là một loại thuốc an thần, bắt đầu vào đầu những năm 1900, nhưng nó đã rơi vào tình trạng không được ưa thích nữa trong những năm 1940 khi một số bệnh nhân tim chết sau khi dùng nó làm chất thay thế muối.[4] Giống như lithi cacbonatlithi chloride, nó được sử dụng điều trị rối loạn lưỡng cực.

Các liều thấp tới 225 mg/ngày của LiBr có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm độc brom.

Nguy hiểm sửa

Các muối lithi có ảnh hưởng tâm thần và hơi có tính ăn mòn. Khi hoà tan LiBr vào nước, phản ứng nhanh chóng tỏa nhiệt.

Tham khảo sửa

  1. ^ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ (2010). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5530:2010 về Thuật ngữ hóa học - Danh pháp các nguyên tố và hợp chất hóa học. tr. 29-33. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ a b Ulrich Wietelmann, Richard J. Bauer "Lithium and Lithium Compounds" in Ullmann's Encychlorpedia of Industrial Chemistry 2005, Wiley-VCH: Weinheim.
  3. ^ Holleman Arnold Frederik; Wiberg Egon (2001). Wiberg Nils (biên tập). Holleman-Wiberg’s Inorganic Chemistry. Phiên dịch bởi Eagleson Mary; Brewer William. San Diego/Berlin: Academic Press/De Gruyter, ISBN 0-12-352651-5
  4. ^ Bipolar disorder