Rối loạn lưỡng cực
Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm tính pháp lý cho các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. |
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm)[1][2]. Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.[cần dẫn nguồn]
Rối loạn lưỡng cực | |
---|---|
![]() | |
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực đặc trưng do sự biến chuyển giữa các cảm xúc trầm cảm và hưng phấn. | |
Chuyên khoa | tâm thần học |
ICD-10 | F31 |
ICD-9-CM | 296.0, 296.1, 296.4, 296.5, 296.6, 296.7, 296.8 |
OMIM | 125480 Bản mẫu:OMIM2 |
DiseasesDB | 7812 |
MedlinePlus | 000926 |
eMedicine | med/229 |
Patient UK | Rối loạn lưỡng cực |
MeSH | D001714 |
Nguyên nhânSửa đổi
Nguyên nhân cụ thể của bệnh rối loạn lưỡng cực hiện nay khoa học vẫn không rõ, tuy nhiên có một số yếu tố dường như đã được tham gia trong việc gây ra và kích hoạt những cơn lưỡng cực như sau :
-Yếu tố sự khác biệt về sinh học trong cơ thể : Ở những bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực xuất hiện thì có các sự thay đổi vật lý trong não bộ của họ. Tầm quan trọng của những thay đổi ở não này hiện nay vẫn còn chưa chắc chắn nhưng cuối cùng chúng có thể giúp chỉ điểm nguyên nhân gây ra bệnh.
-Yếu tố các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể : Sự mất cân bằng tự nhiên của các chất có trong não gọi là những chất dẫn truyền thần kinh đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bệnh rối loạn lưỡng cực này và các rối loạn về tâm trạng khác.
-Các nội tiết tố : Mất cân bằng các nội tiết tố có thể tham gia trong việc gây ra hay gây nên rối loạn lưỡng cực.
-Kế thừa những đặc điểm : Rối loạn lưỡng cực thường gặp hơn ở những người có anh chị em hay là cha mẹ đã mắc bệnh. Các nhà khoa học nghiên cứu đang cố gắng tìm ra các gen mà có thể được tham gia trong cơ chế gây ra rối loạn lưỡng cực.
-Môi trường : Môi trường sống và làm việc căng thẳng , lạm dụng , tổn thất hay trải nghiệm các đau thương đáng kể khác có thể đóng một vai trò quan trọng trong rối loạn lưỡng cực.
Thuốc điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cựcSửa đổi
Loại thuốc |
Tác dụng |
Pha hưng cảm |
|
Carbamazepine( kháng động kinh) |
Chống hưng cảm và ổn định khí sắc |
Valproic Acid( kháng động kinh) |
Chống hưng cảm và ổn định khí sắc |
Antipsychotics(an thần kinh) |
Giảm kích động và rối loạn tư duy cũng như hoang tưởng ảo giác và hành vi bất thường. |
Benzodiazepine (seduxen) |
Kiểm soát hưng cảm, giảm kích động và trạng thái bất an, cải thiện giấc ngủ |
Lithium (chỉnh khí sắc) |
Giảm triệu chứng hưng cảm nhanh sau 2 tuần điều trị. Ổn định khí sắc |
Pha trầm cảm |
|
Antidepressants( Chống trầm cảm) |
Chỉ sử dụng cho pha trầm cảm, chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn nếu không sẽ kích hoạt triệu chứng hưng cảm. |
Điều trị duy trì |
|
Anticonvulsant( kháng động kinh) |
ổn định khí sắc |
Antipsychotics(an thần kinh) |
|
Carbamazepine( kháng động kinh) |
ổn định khí sắc |
Gabapentin(kháng động kinh) |
ổn định khí sắc |
Lamotrigine(kháng động kinh) |
ổn định khí sắc |
Lithium(chỉnh khí sắc) |
ổn định khí sắc |
Topipramate(kháng động kinh) |
ổn định khí sắc |
Valproic Acid( kháng động kinh) |
ổn định khí sắc |
Tham khảoSửa đổi
- ^ Anderson, IM; Haddad, PM; Scott, J (27 tháng 12 năm 2012). “Bipolar disorder.”. BMJ (Clinical research ed.) 345: e8508. PMID 23271744. doi:10.1136/bmj.e8508.
- ^ American Psychiatry Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (ấn bản 5). Arlington: American Psychiatric Publishing. tr. 123–154. ISBN 0890425558.