Luteti(III) tantalat là một hợp chất hóa học vô cơ có thành phần gồm ba nguyên tố là luteti, tantanoxy với công thức hóa học được quy định là LuTaO4. Với mật độ 9,81 g/cm3,[1] hợp chất này là vật liệu trắng bền nhất được biết đến. (Mặc dù thori(IV) oxit ThO2 cũng trắng và có mật độ cao hơn 10 g/cm3, nhưng hợp chất này lại không ổn định về tính phóng xạ, trong khi không phóng xạ đủ, dẫn đến việc vật liệu không ổn định). Màu trắng và mật độ cao của LuTaO4 làm cho nó lý tưởng cho các ứng dụng phosphor, mặc dù chi phí luteti cao là một trở ngại.[2][3]

Luteti(III) tantalat
Nhận dạng
Thuộc tính
Công thức phân tửLuTaO4
Khối lượng mol419,9106 g/mol
Bề ngoàibột màu trắng
Khối lượng riêng9,84 g/cm3
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế sửa

Để chuẩn bị một mẫu hợp chất luteti(III) tantalat, bột của luteti(III) oxittantan(V) oxit (Lu2O3 và Ta2O5) được trộn lẫn và ủ ở nhiệt độ trên 1.200 °C (2.190 °F; 1.470 K) trong vài giờ. Để chuẩn bị một chất lân tinh, một phần nhỏ vật liệu thích hợp, chẳng hạn như oxit của một kim loại đất hiếm khác, được thêm vào hỗn hợp trước khi ủ. Sau khi làm mát, sản phẩm được rửa sạch bằng nước, lọc và sấy khô, kết quả là bột màu trắng bao gồm các hạt có kích thước tính bằng micromet của LuTaO4.[1]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Blasse, G.; Dirksen, G.; Brixner, L.; Crawford, M. (1994). “Luminescence of materials based on LuTaO4”. Journal of Alloys and Compounds. 209: 1–2. doi:10.1016/0925-8388(94)91069-3.
  2. ^ Shigeo Shionoya (1998). Phosphor handbook. CRC Press. tr. 846. ISBN 0-8493-7560-6.
  3. ^ C. K. Gupta, Nagaiyar Krishnamurthy (2004). Extractive metallurgy of rare earths. CRC Press. tr. 32. ISBN 0-415-33340-7.