Lysin

Axit amin
(Đổi hướng từ Lysine)

Lysine (viết tắt là Lys hoặc K)[2] là một α-amino acid với công thức hóa học HOOCCH(NH2)(CH2)4NH2. Nó là một amino acid thiết yếu, nghĩa là cơ thể không thể tự tổng hợp được. Codon của lysine là AAA và AAG.

Lysin
Danh pháp IUPACLysine
Tên khác2,6-diaminohexanoic acid
UNIIK3Z4F929H6
Nhận dạng
Số CAS70-54-2
PubChem866
KEGGC16440
ChEBI25094
ChEMBL28328
Mã ATCB05XB03
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • C(CCN)CC(C(=O)O)N

InChI
đầy đủ
  • 1/C6H14N2O2/c7-4-2-1-3-5(8)6(9)10/h5H,1-4,7-8H2,(H,9,10)
Thuộc tính
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước1.5kg/L @ 25 °C[1]
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Lysine là một base giống như argininehistidine. Nhóm ε-amino đóng vai trò liên kiết với H+. (Nhóm ε-amino là nhóm amino gắn với nguyên tử carbon thứ 5 tính từ nguyên tử carbon gắn với nhóm carboxyl C=OOH là α-carbon).[3])

Sự sửa đổi sau dịch mã liên quan đến lysine gồm sự methyl hóa nhóm ε-amino, tạo nên methyl-, dimethyl-, và trimethyllysine, trong đó chất thứ ba được tạo nên ở calmodulin, ngoài ra còn có sự acetyl hóaubiquitin hóa. Collagen chứa hydroxylysine, chất được tạo nên từ lysine nhờ enzym lysyl hydroxylase. Sự O-glycosyl hóa hydroxylysine xảy ra tại lưới nội chất hoặc bộ golgi được dùng để đánh dấu các protein được bài xuất ra khỏi tế bào.

Sinh tổng hợp

sửa

Do là một amino acid thiết yếu, lysine không được tổng hợp trong cơ thể động vật mà phải lấy từ thức ăn chứa lysine. Ở thực vật và vi sinh vật nó được tổng hợp từ axit aspartic (aspartate):[4]

  • L-aspartate được biến đổi thành L-aspartyl-4-phosphate nhờ aspartokinase (hay aspartate kinase). Phản ứng này cần ATP.
  • β-Aspartate semialdehyde dehydrogenase biến đổi tiếp thành β-aspartyl-4-semialdehyde (hay β-aspartate-4-semialdehyde). Phản ứng này cần NADPH.
  • Dihydrodipicolinate synthase thêm một nhóm pyruvate vào β-aspartyl-4-semialdehyde và loại bỏ hai phân tử nước, tạo nên 2,3-dihydrodipicolinate (phản ứng đóng vòng)
  • Sản phẩm trên bị khử thành 2,3,4,5-tetrahydrodipicolinate (hay Δ1-piperidine-2,6-dicarboxylate) nhờ dihydrodipicolinate reductase. Phản ứng này tiêu thụ một phân tử NADPH.
  • Tetrahydrodipicolinate N-acetyltransferase mở vòng và tạo nên N-succinyl-L-2-amino-6-oxoheptanedionate (hay N-acyl-2-amino-6-oxopimelate). Phản ứng này sử dụng hai phân tử nước và một phân tử acyl-CoA (succinyl-CoA).
  • N-succinyl-L-2-amino-6-oxoheptanedionate được biến đổi thành N-succinyl-LL-2,6-diaminoheptanedionate (N-acyl-2,6-diaminopimelate) nhờ sự xúc tác của enzym succinyl diaminopimelate aminotransferase. Phản ứng này cần một phân tử axit glutaric và sản phẩm phụ gồm một oxoacid.
  • N-succinyl-LL-2,6-diaminoheptanedionate (N-acyl-2,6-diaminopimelate) được biến đổi thành LL-2,6-diaminoheptanedionate (L,L-2,6-diaminopimelate) nhờ diaminopimelate desuccinylase (acyldiaminopimelate deacylase). Phản ứng này dùng một phân tử nước và sản phẩm phụ là một phân tử succinate.
  • LL-2,6-diaminoheptanedionate được biến đổi thành meso-2,6-diamino-heptanedionate (meso-2,6-diaminopimelate) nhờ diaminopimelate epimerase.
  • Cuối cùng meso-2,6-diamino-heptanedionate được biến đổi thành L-lysine nhờ diaminopimelate decarboxylase.

 

Các enzym tham gia vào quá trình sinh tổng hợp trên gồm:[5]

  1. Aspartokinase
  2. β-Aspartate semialdehyde dehydrogenase
  3. Dihydropicolinate synthase
  4. Δ1-Piperidine-2,6-dicarboxylate dehydrogenase
  5. N-succinyl-2-amino-6ketopimelate synthase
  6. Succinyl diaminopimelate aminotransferase
  7. Succinyl diaminopimelate desuccinylase
  8. Diaminopimelate epimerase
  9. Diaminopimelate decarboxylase.

Chuyển hóa

sửa

Lysine được chuyển hóađộng vật có vú để tạo nên acetyl-CoA, đầu tiên phải trải qua phản ứng chuyển amin với α-cetoglutarate. Sự phân hủy lysine do vi khuẩn tạo nên cadaverine bằng phản ứng decarboxyl hóa.

Allysine là một đồng phân của lysine, được dùng trong phản ứng tổng hợp elastincollagen. Nó được tổng hợp từ lysine nhờ enzyme lysyl oxidase ở chất nền ngoại bào và quan trọng trong việc tạo các cầu nối để làm bền vững collagen và elastin.

Tổng hợp

sửa

Sự tổng hợp hỗn hợp racemic của lysine đã được biết từ lâu.[6] Trong thực tế người ta có thể tổng hợp lysine từ caprolactam.[7] Trong công nghiệp, L-lysine được sản xuất bởi sự lên men của Corynebacterium glutamicum, sản lượng hơn 600.000 tấn một năm.[8]

Nguồn cung cấp

sửa

Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày (miligam lysine trên 1 kilogam khối lượng cơ thể) là: trẻ sơ sinh (3–4 tháng) 103, trẻ em (2 tuổi) 64, trẻ em (10–12 tuổi) 60 đến 44, người lớn 12.[9]. Các nguốn thức ăn giàu lysine gồm có trứng, thịt (nhất là thịt đỏ như thịt cừu, thịt gia cầm), đậu nành, pho mát, một vài loại cá.[10]

Lysine là loại amino acid thiết yếu hiện diện với một lượng rất ít trong các loại thức ăn. Lysine có nhiều trong ngũ cốc, các loại đậu hạt.[11]

Tính chất

sửa

L-Lysine là một thành phần quan trọng của tất cả các protein trong cơ thể. L-Lysine đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu calci; tạo cơ bắp; phục hồi sau chấn thương hay sau phẫu thuật; sự tổng hợp các hormone, enzym, và các kháng thể.

Sự sửa đổi

sửa

Lysine có thể được trải qua các phản ứng acetyl hóa, methyl hóa, ubiquitin hóa, sumoyl hóa, neddyl hóa, biotinyl hóa, pupyl hóa, và carboxyl hóa, cho phù hợp với chức năng của các protein có lysine là một thành phần cấu tạo.[12]

Ý nghĩa lâm sàng

sửa

Người ta cho rằng lysine có thể giúp ích cho những người bị nhiễm herpes simplex.[13] Tuy nhiên còn cần nhiều các nghiên cứu để chứng minh nhận định này. Lysine có tác dụng giải lo âu do tác động lên thụ thể serotonin ở ống tiêu hóa. Một nghiên cứu trên chuột thí nghiệm[14] cho thấy sự kích thích quá mức các thụ thể 5-HT4 ở ruột có liên quan đến cơ chế sinh bệnh gây lo lắng. Lysine, là một chất đối vận của serotonin và do đó làm giảm tác dụng của các thụ thể trên, và làm giảm các triệu chứng lo lắng và lo lắng do tiêu chảy trên dân số thí nghiệm. Một nghiên cứu khác cho thấy sự thiếu hụt lysine dẫn tới sự tăng serotonin bệnh lý ở hạch hạnh nhân, một cấu trúc trong não tham gia vào sự điều hòa cảm xúc và đáp ứng đối với stress.[15]

Các nghiên cứu trên người cũng cho thấy có sự liên quan giữa sự lo lắng và thiếu hụt lysine. Một nghiên cứu trên 93 gia đình ở Syria gần như chỉ ăn gạo và do đó bị thiếu hụt lysine cho thấy rằng, khi tăng cường các loại thức ăn giàu lysine thì các triệu chứng lo lắng giảm đi, lượng cortisol trong máu tăng lên, và tính đáp ứng của thụ thể benzodiazepine tăng lên (đích đến của các thuốc giải lo âu như XanaxAtivan).[16]

Lysine cũng cho nhiều hứa hẹn trong việc chữa trị ung thư, bằng cách kết hợp việc sử dụng thuốc với liệu pháp ánh sáng để tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm tổn lại đến các tế bào lành.[17]

Điều đáng lưu ý là lysine khi kết hợp với dextroamphetamine sẽ tạo ra tiền thuốc lisdexamfetamine (Vyvanse). Trong ruột, lysine bị phân cắt ra từ dextroamphetamine, do đó mà thuốc có thể dùng được qua đường uống. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy sự thiếu hụt lysine dẫn đến suy giảm miễn dịch.[18] Cystine niệu là một nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt lysine, trong đó nguyên nhân tiên phát là do sự suy giảm chức năng tái hấp thu các base hay các amino acid tích điện dương của gan, trong đó có lysine. Điều này cũng dẫn đến sự tạo sỏi cystine trong thận do sự giảm tái hấp thu các amino acid ở thận.

Một vài nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu lysine hay được bổ sung L-lysine monoclorua có ảnh hưởng vừa phải đến huyến áp và tỉ lệ bị đột quỵ.[19]

Sử dụng trong thức ăn chăn nuôi

sửa

Sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa lysine là một ngành công nghiệp lớn của thế giới, sản lượng năm 2009 là 700.000 tấn với giá trị 1,22 tỉ euro.[20] Lysine là một thành phần bổ sung quan trọng trong thức ăn chăn nuôi do nó là một amino acid có rất ít và rất quan trọng đến sự phát triển của nhiều loại vật nuôi cho thịt như heo, gà. Sự bổ sung lysine vào thức ăn cho phép sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôi rẻ tiền có nguồn gốc từ thực vật (bắp thay cho đậu nành) mà vẫn bảo đảm tỉ lệ tăng trưởng cao của vật nuôi, và hạn chế sự thải các sản phẩm chứa nitơ ra môi trường.[21] Tuy nhiên sự thải các sản phẩm phosphat từ việc dùng ngô làm thức ăn cho heo và gia cầm lại làm tăng chi phí bảo vệ môi trường và việc hấp thụ không triệt để lượng lysine trong ngô làm lảng phí, năng cao chi phí.[22]

Trong công nghiệp lysine được sản xuất từ sự lên men đường nhờ vi khuẩn. Các nghiên cứu di truyền hiện nay đang tìm kiếm các dòng vi khuẩn cho năng suất cao hơn và cho phép sản xuất lysine từ các nguồn khác nhau.[20]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Lysine”. Amino Acids Guide.
  2. ^ IUPAC-IUBMB Joint Commission on Biochemical Nomenclature. “Nomenclature and Symbolism for Amino Acids and Peptides”. Recommendations on Organic & Biochemical Nomenclature, Symbols & Terminology etc. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2007.
  3. ^ Lysine. The Biology Project, Department of Biochemistry and Molecular Biophysics, University of Arizona.
  4. ^ “Lysine biosynthesis and catabolism, Purdue University”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ Nelson, D. L.; Cox, M. M. "Lehninger, Principles of Biochemistry" 3rd Ed. Worth Publishing: New York, 2000. ISBN 1-57259-153-6.
  6. ^ Braun, J. V. "Synthese des inaktiven Lysins aus Piperidin" Berichte der deutschen chemischen Gesellschaft 1909, Volume 42, p 839-846. doi:10.1002/cber.190904201134.
  7. ^ Eck, J. C.; Marvel, C. S. "dl-Lysine Hydrochlorides" Organic Syntheses, Collected Volume 2, p.374 (1943). http://www.orgsyn.org/orgsyn/pdfs/CV2P0374.pdf
  8. ^ PMID 12523389 (PMID 12523389)
    Citation will be completed automatically in a few minutes. Jump the queue or expand by hand
  9. ^ United Nations Food and Agriculture Organization: Agriculture and Consumer Protection. “Energy and protein requirements: 5.6 Requirements for essential amino acids”. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2010.
  10. ^ University of Maryland Medical Center. “Lysine”. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2009.
  11. ^ Young VR, Pellett PL (1994). “Plant proteins in relation to human protein and amino acid nutrition” (PDF). American Journal of Clinical Nutrition. 59 (5 Suppl): 1203S–1212S. PMID 8172124.
  12. ^ Sadoul K, Boyault C, Pabion M, Khochbin S (2008). “Regulation of protein turnover by acetyltransferases and deacetylases”. Biochimie. 90 (2): 306–12. doi:10.1016/j.biochi.2007.06.009. PMID 17681659.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ Griffith RS, Norins AL, Kagan C. (1978). “A multicentered study of lysine therapy in Herpes simplex infection”. Dermatologica. 156 (5): 257–267. doi:10.1159/000250926. PMID 640102.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  14. ^ Smriga and Torii; Torii, K (2003). “l-Lysine acts like a partial serotonin receptor 4 antagonist and inhibits serotonin-mediated intestinal pathologies and anxiety in rats”. PNAS. 100 (26): 15370–5. doi:10.1073/pnas.2436556100. PMC 307574. PMID 14676321.
  15. ^ Smriga, Kameishi, Uneyama, and Torii (2002). “Dietary L-Lysine Deficiency Increases Stress-Induced Anxiety and Fecal Excretion in Rats”. The Journal of Nutrition. 132 (12): 3744–6. PMID 12468617.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ Smriga, Ghosh, Mouneimne, Pellett, and Scrimshaw (2004). “Lysine fortification reduces anxiety and lessens stress in family members in economically weak communities in Northwest Syria”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 101 (22): 8285–8288. doi:10.1073/pnas.0402550101.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ ScienceDaily. “Chemists Kill Cancer Cells With Light-activated Molecules”. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2008.
  18. ^ Chen C, Sander JE, Dale NM (2003). “The effect of dietary lysine deficiency on the immune response to Newcastle disease vaccination in chickens”. Avian Dis. 47 (4): 1346–51. doi:10.1637/7008. PMID 14708981.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  19. ^ Flodin 1997[cần giải thích]
  20. ^ a b "Norwegian granted for improving lysine production process". Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.
  21. ^ Toride Y. “Lysine and other amino acids for feed: production and contribution to protein utilization in animal feeding”. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2011.
  22. ^ Abelson, Philip (1999). “A Potential Phosphate Crisis”. Science. 283 (5410): 2015. doi:10.1126/science.283.5410.2015.