Mai Thị Hồng Hạnh
Mai Thị Hồng Hạnh (1940 – 12 tháng 10, 1960) là một liệt sĩ Việt Nam, được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[1]
Mai Thị Hồng Hạnh | |
---|---|
Sinh | Mai Thị Nương 1940 Vĩnh Thạnh, Giồng Riềng, Kiên Giang |
Mất | 12 tháng 10, 1960 | (19–20 tuổi)
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | Du kích |
Năm hoạt động | 1957–1960 |
Tổ chức | Đảng Lao động Việt Nam |
Danh hiệu | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân |
Tiểu sử
sửaMai Thị Hồng Hạnh tên thật là Mai Thị Nương, sinh năm 1940 tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.[2] Bà bắt đầu hoạt động giao liên cho cách mạng Việt Nam từ năm 14 tuổi, đến tháng 6 năm 1958 thì được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam.[3] Năm 1959, trong một lần hoạt động trong đội vũ trang du kích, bà bị quân đội Việt Nam Cộng hòa bắt giữ. Sau vì không thể thu được thông tin gì, họ trả tự do cho bà. Từ đó, bà trở thành Đội trưởng đội vũ trang kiêm Bí thư chi đoàn xã Thạnh Hòa.[4]
Năm 1960, trong một lần làm nhiệm vụ, bà bị một toán lính biệt kích Việt Nam Cộng hòa do Võ Văn Sang lãnh đạo đánh úp.[5] Vì giúp đồng đội rút lui an toàn, bà bị bắt lần thứ hai. Lần này, sau 2 tháng không thể thu được thông tin gì, bà bị xử chết khi vừa 20 tuổi.[6] Ngày 20 tháng 12 năm 1994, bà được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tại huyện Giồng Riềng, có một tượng đài được xây dựng, một con đường và một trường học đặt tên bà.[7][8] Hằng năm, huyện Giồng Riềng thường tổ chức kỷ niệm ngày mất của bà ở quy mô cấp huyện.[9][10]
Tham khảo
sửa- ^ Thế Hạnh (12 tháng 10 năm 2017). “Dâng hương kỷ niệm 57 năm ngày hy sinh của Anh hùng Mai Thị Nương”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2021.
- ^ Anh Động (2011). Di tích-danh thắng và địa danh Kiên Giang. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên. tr. 161. ISBN 9786046400363.
- ^ Nhiều tác giả (1996). Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Tập 6. Hà Nội: Quân đội nhân dân Việt Nam. tr. 412. OCLC 7461680.
- ^ Trần Thanh Hải (6 tháng 3 năm 2017). “MAI THỊ NƯƠNG (Hồng Hạnh) nữ Anh Hùng Kiên Trung, Tiết liệt”. Cổng thông tin điện tử huyện Giồng Riềng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2021.
- ^ Đào Thị Hồng Quyên (29 tháng 3 năm 2021). “Bất khuất Mai Thị Nương (Hồng Hạnh)”. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2021.
- ^ PV (12 tháng 10 năm 2014). “54 năm Ngày Anh hùng Mai Thị Hồng Hạnh hy sinh”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2021.
- ^ “Người nữ anh hùng tuổi hai mươi”. Tạp chí điện tử Tri ân. 9 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2021.
- ^ Thúy Liễu (13 tháng 10 năm 2017). “Trường THCS Mai Thị Hồng Hạnh thi đua chào mừng 57 năm ngày hy sinh của Anh hùng LLVTND Mai Thị Nương”. Cổng thông tin điện tử huyện Giồng Riềng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2021.
- ^ “Kỷ niệm 53 năm ngày hy sinh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 11 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2021.
- ^ Kim Thư (7 tháng 10 năm 2016). “Huyện Giồng Riềng: Kỷ niệm Ngày hy sinh của liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương | Tạp chí Tuyên giáo”. Tạp chí Tuyên Giáo. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2021.