Mary Victoria Hamilton

Thế tử phi của Monaco

Mary Victoria Hamilton, còn được gọi là Mary Victoria Douglas-Hamilton (tiếng Anh: Mary Victoria Hamilton; tiếng Đức: Maria Victoria Hamilton; tiếng Hungary: Mária Viktória Hamilton; tiếng Pháp: Marie Victoire Hamilton; 11 tháng 12 năm 1850 – 14 tháng 5 năm 1922), là một nữ quý tộc người Scotland và từng là Thân vương thế tử phi xứ Monaco thông qua cuộc hôn nhân với Albert I của Monaco.

Mary Victoria Hamilton
Chân dung bởi Franz Xaver Winterhalter.
Thân vương thế tử phi xứ Monaco
Tại vị21 tháng 9 năm 1869 – 3 tháng 1 năm 1880
(10 năm, 104 ngày)
Tiền nhiệmAntoinette de Mérode
Kế nhiệmAlice Heine
Thân vương phi Festetics xứ Tolna
Tại vị21 tháng 6 năm 1911 – 14 tháng 5 năm 1922
(10 năm, 327 ngày)
Tiền nhiệmThân vương phi đầu tiên
Kế nhiệmMarie Franziska von Haugwitz
Thông tin chung
Sinh(1850-12-11)11 tháng 12 năm 1850
Cung điện Hamilton, Scotland
Mất14 tháng 5 năm 1922(1922-05-14) (71 tuổi)
Budapest, Vương quốc Hungary
An tángLăng Festetics
Phối ngẫu
Hậu duệ

Với Tassilo Festetics von Tolna:

  • Mária Matild Festetics de Tolna
  • György Tasziló Festetics de Tolna
  • Alexandra Olga Festetics de Tolna
  • Karola Friderika Festetics de Tolna
Tên đầy đủ
Mary Victoria Douglas-Hamilton
Gia tộcNhà Hamilton

Nhà Grimaldi (hôn nhân đầu tiên)

Nhà Festetics (hôn nhân thứ hai)
Thân phụWilliam Hamilton, Công tước thứ 11 xứ Hamilton
Thân mẫuMarie Amelie xứ Baden

Thân thế và cuộc sống bên gia đình

sửa
 
Ảnh chụp Mary Victoria Hamilton.

Mary Victoria Hamilton sinh ngày 11 tháng 12 năm 1850 tại Cung điện Hamilton, là người con út và là con gái duy nhất của William Hamilton, Công tước thứ 11 xứ HamiltonMarie Amelie xứ Baden. Mary Victoria có một người anh trai chết yểu và hai người anh khác là William Hamilton, Công tước thứ 12 xứ HamiltonCharles Hamilton, Bá tước thứ 7 xứ Selkirk.[1][2] Mary Victoria được đỡ đầu bởi Nữ vương Victoria của Anh.[3]

Thông qua mẹ, Mary Victoria Hamilton có quan hệ họ hàng với nhiều gia đình Vương thất châu Âu. Trong số đó gồm có người anh họ là Carol I của România, chị họ là Stephanie xứ Hohenzollern-Sigmaringen, Vương hậu Bồ Đào Nha (Carol I và Stephanie là con của người bác gái là Josephine xứ Baden) và Carola của Wasa, Vương hậu Sachsen (con gái của người bác lớn là Luise Amelie xứ Baden). Bên cạnh đó, William là cháu cố ngoại của Napoléon Bonaparte,[a] một người họ hàng xa của Hoàng đế Pháp Napoléon III và được coi là thành viên mở rộng của Hoàng thất Pháp.[4]

Mary Victoria được mô tả là một người phụ nữ xinh đẹp, với đôi mắt xanh lam trong trẻo và mái tóc vàng óng được buông xõa thành những lọn tóc xoăn và có gương mặt sáng sủa. Là một quý cô nương trẻ năng động, Mary Victoria yêu thích ngựa, quần áo và khiêu vũ, mang lòng ngưỡng mộ dành cho người anh trai độc thân là William Hamilton, Công tước thứ 12 xứ Hamilton. Về phần William, ngài Công tước chiều chuộng và bảo bọc và đưa em gái đến những ngôi nhà đẹp nhất Paris. William cũng sở hữu một trường đua ngựa danh tiếng và hai anh em thưởng được nhìn thấy ở đường đua, trong đó Mary Victoria được báo chí mô tả là mặc những bộ trang phục sành điệu.[5]

Trữ phi Monaco

sửa

Sự lựa chọn thay thế

sửa
 
Mary Victoria Hamilton, Thân vương thế tử phi xứ Monaco.

Ở Monaco, Vương tộc Grimaldi, đặc biệt là Marie Caroline Gibert de Lametz, Thái phi Monaco rất mong muốn cháu trai mình là Thân vương tử Albert được kết hôn với một thành viên thuộc Vương thất Anh, cụ thể là với Mary Adelaide xứ Cambridge. Tuy nhiên, Victoria của Anh lại không thể chấp nhận được việc một thành viên trong Vương thất kết hôn với một gia tộc làm giàu bằng việc cờ bạc.[6] Mặt khác, thông qua Hiệp ước Torino năm 1860 giữa Napoléon IIIVittorio Emanuele II của Sardegna (sau là Quốc vương Ý), Bá quốc Nice đã trở thành một phần của nước Pháp. Nice lại rất gần Monaco, một Thân vương quốc nhỏ bé. Hoàng đế Napoléon III mong muốn thắt chặt mối quan hệ với Vương tộc Grimaldi đang cai trị Monaco để Pháp và Monaco trở thành đồng minh về mặt chính trị. Tuy nhiên, Napoléon III lại không có nhiều họ hàng nữ giới trong Hoàng tộc Bonaparte, giống như tình cảnh của người bác Napoléon Bonaparte năm xưa.[b] Vì thế, Hoàng đế Pháp đã tìm đến nhánh Beauharnais-Hamilton, tức con gái của người em họ Marie Amelie xứ Baden là Mary Victoria và đề xuất người cháu họ như một sự lựa chọn thay thế cho nhà Grimaldi.[8] Tuy không thể kết hôn với một Vương nữ Anh, nhưng Mary Victoria Hamilton, dù chỉ là quý tộc Scotland, nhưng lại có liên hệ đến Hoàng thất Pháp. Do đó, nếu Albert kết hôn với Mary thì nhà Grimaldi sẽ có liên hệ, dù là rất xa, với Hoàng thất Pháp, một đề xuất mà Thái phi Caroline khó mà chối từ.[9] Nhà Hamilton tuy coi thường nhà Grimaldi, nhưng nhận ra việc gả Mary Victoria cho nhà Grimaldi sẽ nâng cao địa vị của của Mary thì đã đồng ý.[6]

 
Mary Victoria Hamilton và người chồng đầu tiên là Albert I xứ Monaco.

Về phần Albert, Thân vương thế tử lại không thực sự chắc chắn rằng bản thân muốn kết hôn với Công nương Mary Victoria. Bản thân Mary Victoria cũng không hề hứng thú với mối liên minh này. Nếu cả hai có thể gặp nhau, thì ít nhất đôi bên cũng có thể chắc chắn về ngoại hình của đối phương.[10] Trước sự bất ngờ từ bà nội và bất mãn của Hoàng đế, Albert đã mua một chiếc du thuyền nhỏ tên là Isabelle và khởi hành đi xuôi theo bờ biển châu Phi trong ba tháng. Tháng 7 năm 1869, Albert trở về. Vài ngày sau đó, Albert đã có mặt ở Paris và một thỏa thuận hôn nhân đã được ký kết cùng khoản hồi môn trị giá 800.000 đồng franc. Công tước xứ Hamilton cũng đã thuyết phục em gái đồng ý với mối hôn sự này.[10]

Kết hôn

sửa

Ngày 21 tháng 9 năm 1869, tại Château de Marchais, Mary Victoria Hamilton kết hôn với Albert xứ Monaco, con trai duy nhất của Charles III xứ MonacoAntoinette de Mérode.[1] Trong lễ cưới, Mary Victoria đã thay trang phục ba lần Thất vọng vì Hoàng đếHoàng hậu Pháp không có mặt tại lễ cưới, Mary Victoria quyết định rằng "thà chết còn hội bỏ lỡ"[c] sự kiện xã hội lớn của mùa là Giải đua Mùa thu Paris[d] được tổ chức sáu ngày sau lễ cưới, dẫn đến tuần trăng mật bị hoãn lại.[11] và trong khi Mary tỏa sáng khi tham dự giải đua hay các buổi gala trong những bộ trang phục lộng lẫy và làm lóa mắt đám đông với những món trang sức mới mua, Albert chỉ khao khát được đi biển.[12] Sau cùng, đôi tân hôn khởi hành đến Baden-Baden để tận hưởng tuần trăng mật, với sự đồng hành của Thái Công tước phu nhân xứ Hamilton, mẹ của Mary Victoria.[13] Cuối tháng 10, hai vợ chồng và Thái Công tước phu nhân xứ Hamilton đã đến Baden-Baden. Vào tháng 11, Mary Victoria hoài thai vì thế cả ba người quyết định sẽ về Monaco để ngài Trữ phi Monaco dưỡng thai.[14]

Khi đến Monaco, hai vợ chồng và Marie Amelie xứ Baden được chào đón nồng nhiệt. Thế nhưng, Mary Victoria phải đối mặt với sự u ám ở cung điện. Cha chồng của Mary, Thân vương Charles III bị mù và có tình khí nóng nảy, và triều đình Monaco đang trong kỳ để tang. Chồng của Florestine xứ Monaco, Công tước phu nhân xứ Urach (cô chồng của Mary Victoria) đã qua đời. Vì thế, bà Thái Công tước xứ Urach mặc những trang phục màu đen và quanh quẩn cả Cung điện. Không chỉ thế, bà nội chồng của Mary là Thái phi Caroline còn có tranh cãi gay gắt với con gái Florestine về việc ai là người có tiếng nói cuối cùng trong cung điện.[15]

Đời sống hôn nhân

sửa

Chưa đầy một năm sau khi kết hôn, mối quan hệ vợ chồng giữa Mary Victoria và Albert ngày càng xấu hơn. Tháng 1 năm 1870, mâu thuẫn giữa vợ chồng Thế tử Monaco lên đên đỉnh điểm, khi Thái Công tước phu nhân xứ Hamilton chuẩn bị trở về Baden-Baden và Mary quyết định đi cùng mẹ. Hai vợ chồng ít khi ở riêng với nhau, Albert không hài lòng với sự hiện diện thường xuyên của mẹ vợ, không quá đau buồn khi vợ rời đi và từ chối đi cùng vợ. Trữ phi Monaco cũng không thích Monaco cũng như là cuộc sống xã hội vùng Địa Trung Hải.[16][15]

Ngày 5 tháng 2 năm 1870, khi ngài Trữ phi cùng mẹ đang ở Nice, Thái phi Caroline đã viết thư gửi cháu dâu rằng:

Đáp lại lá thư của bà nội chồng, Mary Victoria đã hồi đáp lại rằng:

Ngoài ra, Mary Victoria cũng để lại lời nhắn rằng Mary sẽ cùng mẹ về Baden-Baden để chuẩn bị cho việc sinh nở. Thay vì đi theo vợ và nỗ lực hòa giải với Mary Victoria, Albert lại đến Paris để gặp vợ chồng Hoàng đế Pháp. Vợ chồng Hoàng đế rất sốc trước hành động của ngài Trữ phi nhưng không thể làm gì khác. Trong lá thư gửi cha, Albert đã viết rằng: "Chúng con nên cố gắng gặp nhau, Mary và con, chỉ riêng hai đứa chúng con,... nhưng đó là một chuyện khó khăn"[g] ngụ ý rằng mẹ vợ của Albert không để hai vợ chồng được riêng tư.[18]

Tiêu hôn

sửa

Ngày 12 tháng 7 năm 1870, Mary Victoria hạ sinh một người con trai tại Baden-Baden. Đứa trẻ được đặt tên là Louis Honoré Charles Antoine. Albert không đến gặp con trai và Mary Victoria cùng con trai sống ở Baden-Baden, tách biệt với Albert.[19] Mặc dù Thái phi Caroline vẫn giữ liên lạc với Mary Victoria và cập nhật cho Albert về tình hình của con trai, nhưng cho đến năm 1875, Albert không liên lạc gì với vợ. Trong khoảng thời gian đó, Mary Victoria đã yêu say đắm Bá tước người Hungary là Festetics Tasziló xứ Tolna, thậm chí còn có tin đồn Mary Victoria đã tán tỉnh ngài Bá tước khi còn đang trong tuần trăng mật với Albert. Không chỉ từ chối gặp Albert, Mary Victoria còn viết thư yêu cầu chồng nộp đơn lên Tòa Thánh để xin tiêu hôn. Dù sốc bởi yêu cầu của vợ, Albert vẫn nhờ cậy cha đáp ứng mong muốn của Mary Victoria. Vì Mary và ALbert đã có con, nên dù khả thi, quá trình tiêu hôn sẽ rất khó khăn. Xét đến vị trí người thừa kế và việc giáo dục con trai Louis, Albert khăng khăng rằng con trai phải được giáo dục ở Pháp và nghỉ lễ ở Monaco. Ngoài ra, Albert kiên quyết muốn giữ lại khoản hồi môn và Mary quả quyết muốn giữ lại trang sức và quà tằng mà mình đã nhận được. Toàn bộ quá trình này mất bốn năm trời để hoàn tất và nhà Grimaldi phải chịu mất một khoản lớn tiền hồi môn, cũng như là nhà Grimaldi và Hamilton cũng không bao giờ nói chuyện với nhau nữa.[20]

Ngày 3 tháng 1 năm 1880, cuộc hôn nhân giữa Mary và Albert bị vô hiệu bởi Giáo triều Rôma và được chấm dứt theo luật dân sự vào ngày 28 tháng 7 năm 1880 theo lệnh của Charles III.[1] Trong suốt thời gian kết hôn, Mary Victoria và Albert chỉ có một người con trai duy nhất là Louis, sau này là Thân vương xứ Monaco với trị hiệu Louis II. Thông qua Louis II, Mary Victoria là tổ mẫu của Thân vương xứ Monaco đương nhiệm là Albert II.[21]

Tái hôn và cuộc sống ở Hungary

sửa
 
Cung điện Festetics.
 
Con tem chứa hình ảnh của Trữ phi Mary Victoria xứ Monaco.

Ngày 2 tháng 6 năm 1880, Mary Victoria Hamilton tái hôn với Bá tước Festetics Tasziló xứ Tolna.[1] Ngài Bá tước là một quý ông điển trai, giỏi thể thao và cưỡi ngựa giỏi.[22] Hai vợ chồng có bốn người con:[23]

  • Mária Matild Georgina (1881–1953), kết hôn với Karl Emil xứ Fürstenberg.
  • György Tasziló József (1882–1941), kết hôn với Marie Franziska von Haugwitz.
  • Alexandra Olga Eugénia (1884–1963), kết hôn lần thứ nhất với Karl von Windisch-Graetz; kết hôn lần thứ hai với Erwin xứ Hohenlohe-Waldenburg-Schillingsfürst.
  • Karola Friderika Mária (1888–1951), kết hôn với Oskar Gautsch von Frankenthurn.
 
Chân dung bởi Heinrich von Angeli.

Trong suốt 40 năm chung sống với Bá tước, sau này là Thân vương Festetics Tasziló xứ Tolna (21 tháng 6 năm 1911, Festetics Tasziló được Hoàng đế Franz Joseph I của Áo phong thành thân vương),[24] Mary Victoria và chồng có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc ở Budapest, ở bờ Hồ Balaton.[6] Sau khi tái hôn, Mary Victoria cũng chủ yếu sống ở phần lãnh địa của chồng ở Hungary.[22] Mary thường chiêu đãi anh trai là Công tước xứ Hamilton và người bạn thân của William là Thân vương xứ Wales.[25] Khi mẹ còn sống, mỗi năm một lần, Mary Victoria sẽ đến Baden-Baden để thăm mẹ. Mary nói tiếng Đức và tiếng Pháp như người bản địa nhưng lại nói tiếng Anh hơi pha lẫn giọng ngoại quốc.[26]

Qua đời

sửa

Mary Victoria Hamilton qua đời vào ngày 14 tháng 5 năm 1922 ở Budapest, Hungary, thọ 71 tuổi. Festetics Tasziló sống lâu hơn vợ 11 năm.[23]

Tước hiệu và kính xưng

sửa
  • 11 tháng 12 năm 1850 – 21 tháng 9 năm 1869: Lady Mary Victoria Hamilton (Công nương Mary Victoria Hamilton)
  • 21 tháng 9 năm 1869 – 3 tháng 1 năm 1880: Her Serene Highness The Hereditary Princess of Monaco (Đức Điện hạ Cao trọng Thân vương thế tử phi xứ Monaco)[h]
  • 3 tháng 1 năm 1880 – 2 tháng 6 năm 1880: Lady Mary Victoria Hamilton (Công nương Mary Victoria Hamilton)[27]
  • 2 tháng 6 năm 1880 – 21 tháng 6 năm 1911: Countess Mary Victoria Festetics de Tolna (Bá tước phu nhân Mary Victoria Festetics de Tolna)
  • 21 tháng 6 năm 1911 – 14 tháng 5 năm 1922: Her Serene Highness Princess Mary Victoria Festetics de Tolna (Đức Điện hạ Cao trọng Thân vương phi Mary Victoria Festetics de Tolna)

Tổ tiên

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Napoléon Bonaparte đã nhận Stéphanie de Beauharnais, bà ngoại của William Hamilton, Công tước thứ 12 xứ Hamilton làm con gái nuôi.
  2. ^ Napoléon Bonaparte từng nhận Stéphanie de Beauharnais làm con gái, ban cho địa vị của một Hoàng nữ Pháp. Khi muốn kết giao liên minh với Đại Công quốc Baden nhưng lúc bấy giờ, vì không có con gái ruột nên Napoléon gả Stéphanie de Beauharnais cho Karl Ludwig Friedrich xứ Baden.[7]
  3. ^ Nguyên văn: "rather die than miss".
  4. ^ Tiếng Anh: "Paris Autumn Races".
  5. ^ Văn bản tiếng Anh: "My dear Mary... My grandson's grief has so saddened me that I'm writing direct to you to make an appeal to your heart. Can you not forgive Albert for what you reproach him with [i.e., not being attentive enough]? The tender love you have aroused in him will give him the strength to change his ways, he has assured me, and to do all he can to make you happy. I'm sure that for your part, my dear Mary, you must feel that a wife is the link of her family...."
  6. ^ Văn bản tiếng Anh: "My dear grandmother. I was greatly touched by your letter, and I thank you for all its affection for me. The best memory I have of the recent sad time is the kindness you showed towards me. I am most grateful for this memory, which eases the bitterness of the weeks I spent at Monaco...."
  7. ^ Văn bản tiếng Anh: "We should try to meet together, Mary and I, just by ourrselves,... but that's the difficulty."
  8. ^ Điện hạ Cao trọng là tạm dịch cho Serene Highness, trong đó từ Serene có thể dùng với nghĩa kính trọng.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Gotha 1908, tr. 334.
  2. ^ Lodge's Peerage and Baronetage (knightage & Companionage) of the British Empire (bằng tiếng Anh). Hurst & Blackett. 1861. tr. 285.
  3. ^ “William Alexander, 11th Duke of Hamilton (1811–63)”. National Trust for Scotland (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2024.
  4. ^ Davis 2022, tr. 178–179.
  5. ^ Edwards 2017, tr. 138.
  6. ^ a b c Davis 2022, tr. 180.
  7. ^ Davis 2022, tr. 176.
  8. ^ Davis 2022, tr. 179–180.
  9. ^ Edwards 2017, tr. 137.
  10. ^ a b Edwards 2017, tr. 137–138.
  11. ^ Edwards 2017, tr. 142.
  12. ^ Edwards 2017, tr. 142–143.
  13. ^ Edwards 2017, tr. 143.
  14. ^ Edwards 2017, tr. 143–144.
  15. ^ a b Edwards 2017, tr. 144.
  16. ^ Daivs 2022, tr. 180.
  17. ^ Edwards 2017, tr. 144–145.
  18. ^ a b Edwards 2017, tr. 145.
  19. ^ Edwards 2017, tr. 146, 152.
  20. ^ Edwards 2017, tr. 153, 172.
  21. ^ Davis 2022, tr. 180–181.
  22. ^ a b Realm 1904, tr. 466.
  23. ^ a b Hattemer 2021, tr. 73–74.
  24. ^ Hattemer 2021, tr. 74.
  25. ^ Davis 2022, tr. 181.
  26. ^ Realm 1904, tr. 466–467.
  27. ^ The Law Magazine and Review: A Quarterly Review of Jurisprudence (bằng tiếng Anh). Saunders and Benning. 1880. tr. 213.

Nguồn tài liệu

sửa
Mary Victoria Hamilton
Sinh: 11 tháng 12, 1850 Mất: 14 tháng 5, 1922
Thân vương quốc Monaco
Tiền nhiệm
Antoinette de Mérode
Thân vương thế tử phi xứ Monaco
1869–1880
Kế nhiệm
Alice Heine
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Thân vương phi đầu tiên
Thân vương phi Festetics xứ Tolna
1911–1922
Kế nhiệm
Marie Franziska von Haugwitz