Messier 7

là một cụm sao mở nằm trong chòm sao Thiên Yết

Messier 7 hay M7, còn gọi là NGC 6475 và đôi khi là cụm sao Ptolemy[4], là một cụm sao phân tán gồm các ngôi sao trong chòm sao Thiên Yết (Scorpius).

Messier 7
Dữ liệu quan sát (kỷ nguyên J2000)
Chòm saoThiên Yết
Xích kinh17h 53m 51.2s[1]
Xích vĩ–34° 47′ 34″[1]
Khoảng cách980 ± 33 ly (300 ± 10 pc)[2]
Cấp sao biểu kiến (V)3.3
Kích thước biểu kiến (V)80.0′
Đặc trưng vật lý
Khối lượng735[3] M
Bán kính25 ly
Tuổi ước tính200 Myr[2]
Tên gọi khácPtolemy Cluster, M7, NGC 6475, Cr 354
Xem thêm: Cụm sao phân tán, Danh sách cụm sao phân tán

Cụm sao này dễ dàng phát hiện bằng mắt thường, nằm gần với "ngòi" của con bò cạp Scorpius. Nó đã được biết đến trong thời cổ đại; lần đầu tiên được nhà thiên văn thế kỷ 1 là Ptolemy ghi nhận, và ông đã miêu tả nó như là một tinh vân vào năm 130[5]. Giovanni Batista Hodierna đã quan sát nó trước năm 1654 và đếm được 30 ngôi sao trong nó. Charles Messier lập danh lục cụm sao này năm 1764 và sau đó đưa nó vào danh sách các thiên thể tương tự sao chổi của ông, gọi là 'M7'[4].

Các quan sát viễn vọng với cụm sao này phát hiện khoảng 80 ngôi sao trong một trường quan sát 1,3° bề rộng. Với khoảng cách ước tính cho cụm sao này là 800-1.000 năm ánh sáng thì nó tương ứng với đường kính thực tế khoảng 18-25 năm ánh sáng. Độ tuổi của cụm sao này khoảng 220 triệu năm trong khi ngôi sao sáng nhất có cấp sao biểu kiến bằng 5,6[2].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “MESSIER 007”, NASA/IPAC Extragalactic Database, NASA, truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012
  2. ^ a b c Villanova, S.; Carraro, G.; Saviane, I. (tháng 9 năm 2009), “A spectroscopic study of the open cluster NGC 6475 (M 7). Chemical abundances from stars in the range Teff = 4500-10 000 K”, Astronomy and Astrophysics, 504 (3): 845–852, arXiv:0906.4330, Bibcode:2009A&A...504..845V, doi:10.1051/0004-6361/200811507
  3. ^ Piskunov, A. E.; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2008), “Tidal radii and masses of open clusters”, Astronomy and Astrophysics, 477 (1): 165–172, Bibcode:2008A&A...477..165P, doi:10.1051/0004-6361:20078525
  4. ^ a b Gendler, Robert; Christensen, Lars Lindberg; Malin, David (2011), Treasures of the Southern Sky: A Photographic Anthology, Springer, tr. 139, ISBN 978-1461406273
  5. ^ Jones, Kenneth Glyn (1991), Messier's Nebulae and Star Clusters, The Practical astronomy handbook series , Cambridge University Press, tr. 1, ISBN 978-0521370790

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Messier 7 tại Wikimedia Commons