Murray Gell-Mann

nhà vật lý người Mỹ (1929–2019)

Murray Gell-Mann (15 tháng 9 năm 192924 tháng 5 năm 2019,[2] phát âm /ˈmʌriː ˈɡɛl ˈmæn/) là một nhà vật lý người Mỹ. Ông được trao Giải Nobel Vật lý năm 1969 cho những nghiên cứu lý thuyết về các hạt cơ bản.

Murray Gell-Mann
Murray Gell-Mann nói chuyện tại hội nghị TED năm 2007
Sinh(1929-09-15)15 tháng 9, 1929
Manhattan, New York, Mỹ
Mất24 tháng 5, 2019(2019-05-24) (89 tuổi)
Santa Fe, New Mexico, Mỹ
Quốc tịchMỹ
Trường lớpĐại học Yale, MIT
Nổi tiếng vìHạt cơ bản
Ma trận Gell-Mann
Công thức Gell-Mann–Nishijima
Công thức khối lượng Gell-Mann–Okubo
Effective complexity
Giải thưởngHuy chương Albert Einstein (1965)
Giải John J. Carty cho thăng tiến Khoa học (1968)
Giải Nobel Vật lý (1969)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý
Nơi công tácViện Santa Fe
Học viện Công nghệ California
Đại học New Mexico
Người hướng dẫn luận án tiến sĩVictor Weisskopf
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngKenneth G. Wilson
Sidney Coleman
Rod Crewther
James Hartle
Christopher T. Hill
H. Jay Melosh
Barton Zwiebach
Kenneth Young
Todd Brun[1]

Ông đã thiết lập ra mô hình quark cho các hadron cộng hưởng, và đưa ra đối xứng hương SU(3) cho các hạt quark nhẹ (u, d), và mở rộng spin đồng vị cho quark lạ, nhờ đó mà quark là được khám phá ra. Ông khám phá ra lý thuyết V-A của các neutrino chiral cùng với nhà vật lý Richard Feynman. Ông sáng tạo ra đại số dòng (current algebra) vào thập niên 1960 như là một phương pháp để tiên đoán từ mô hình quark khi chưa có một lý thuyết hoàn chỉnh, những tiên đoán lý thuyết của ông đã được thực nghiệm xác nhận.

Gell-Mann cùng với Maurice Levy đã khám phá ra mô hình sigma cho các hạt pion, lý thuyết miêu tả tương tác của các pion có năng lượng thấp. Bằng cách sửa đổi mô hình quark có điện tích nguyên của Han và Nambu, Fritzsch và Gell-Mann lần đầu tiên đã đưa ra được mô hình lý thuyết hiện đại được chấp nhận về Sắc động lực học lượng tử mặc dù lý thuyết của hai ông không tuân theo đặc tính tự do tiệm cận.

Gell-Mann cũng đưa ra lý thuyết see-saw cho khối lượng của neutrino, cho phép sinh ra khối lượng tại thang đo nghịch đảo-GUT trong bất kỳ một lý thuyết nào về neutrino định hướng phải (right-handed), như mô hình SO(10). Ông còn là người đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của lý thuyết dây trong thập niên 1970, khi mà sự ủng hộ lý thuyết này còn ít ỏi và ít người biết đến lý thuyết này.

Tham khảo

sửa
  1. ^ T. A. Brun (2009). “Applications of the decoherence formalism”. PhD Thesis. Học viện Công nghệ California. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2010. Truy cập 1 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ Johnson, George (24 tháng 5 năm 2019). “Murray Gell-Mann, Who Peered at Particles and Saw the Universe, Dies at 89”. Obituaries. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập 27 tháng 5 năm 2019.

Xem thêm

sửa

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa