Natri laureth sulfat
Natri laureth sunfat, hay natri lauryl ete sunfat (SLES), là một chất hoạt động bề mặt và thuốc tẩy mang điện âm có trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân (xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng,...). Nó có công thức hóa học là CH3(CH2)11(OCH2CH2)nOSO3Na. SLES là chất tạo bọt rẻ và rất hiệu quả.[2] SLES, SLS, ALS và natri pareth sunfat là những chất hoạt động bề mặt được sử dụng trong các loại mỹ phẩm vì đặc tính làm sạch và tạo nhũ của chúng. Những chất này hoạt động tương tự xà phòng.
Natri laureth sunfat | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | không có |
Tên khác | Natri lauryl ete sunfat |
Nhận dạng | |
Viết tắt | SLES |
Số CAS | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | CH3(CH2)11(OCH2CH2)nOSO3Na |
Khối lượng mol | (288,3831 + 44,05316n) g/mol n = 2: 376,48942 g/mol n = 3: 420,54258 g/mol |
Bề ngoài | bột hoặc chất lỏng màu trắng[1] |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Các nguy hiểm | |
NFPA 704 |
|
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Cấu trúc hóa học
sửaChữ số n của SLES trong công thức hóa học được ghi rõ ngay tên gọi, ví dụ laureth-2 sunfat. Có sự khác nhau về số lượng nhóm etoxi giữa các chất cho nên n ở đây là giá trị trung bình, thường n = 3 với các sản phẩm thương mại. SLES được điều chế bằng cách etoxyl hóa dodecanol. Sản phẩm etoxylat sau đó được chuyển thành hợp chất cơ sunfat (este một lần với axit sunfuric), tiếp theo sẽ được trung hòa để tạo thành muối natri.[2] Một chất hoạt động bề mặt tương tự khác là natri lauryl sunfat (natri dodecyl sunfat hay SLS) cũng được điều chế bằng cách trên, trừ bước etoxyl hóa. SLS và amoni lauryl sunfat (ALS) thường được dùng để thay thế SLES trong các sản phẩm tiêu dùng.[2]
Độc tính học
sửaGây kích ứng
sửaSLES là một chất gây kích ứng như các loại thuốc tẩy khác với độ kích ứng gia tăng theo nồng độ.[3] SLES gây kích ứng da hay mắt khi thử nghiệm trên người và động vật.[3] Chất tương tự SLS là chất gây kích ứng quen thuộc gây nên bệnh viêm da cơ địa (atopic dermatitis),[4][5] và cuộc nghiên cứu còn đưa ra giả thuyết rằng SLES có thể gây kích ứng sau khi phơi nhiễm kéo dài ở một số người.[6][7]
Nguy cơ khác
sửaBộ Sức khỏe và Lão hóa của Chính phủ Úc và Kế hoạch thông báo và đánh giá các chất hóa học công nghiệp quốc gia (NICNAS) của Chính phủ nước này đã xác nhận SLES không tương tác với DNA.[8]
Ô nhiễm 1,4-đioxan
sửaMột số sản phẩm chứa SLES bị phát hiện có chứa dấu vết (lên đến 279 ppm) 1,4-đioxan; điều này là do có sản phẩm phụ tạo ra ở bước etoxyl hóa trong quá trình tổng hợp. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo ở mức độ này nên được kiểm soát.[9] Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ xếp 1,4-đioxan vào nhóm có nguy cơ gây ung thư cho người (không thấy khi nghiên cứu dịch tễ các công nhân có sử dụng chất này, nhưng đã quan sát được các ca ung thư khi thử nghiệm trên động vật), và là chất gây kích ứng với mức có tác dụng phụ không quan sát được vào khoảng 400 mg/m³ ở nồng độ cao hơn đáng kể so với các sản phẩm bán ngoài thị trường.[10] Theo Dự luật số 65, 1,4-đioxan được xếp vào chất gây ung thư ở bang California.[11][12] FDA khuyến khích các nhà sản xuất nên loại bỏ 1,4-đioxan, mặc dù điều này không được nhắc đến trong bộ luật liên bang.[13]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Handbook of Over-the-counter Drugs and Pharmacy Products (Max Leber, Robert W. Jaeger, Anthony J. Scalzo; Celestial Arts, 1994 - 417 trang), trang 258. Truy cập 25 tháng 11 năm 2020.
- ^ a b c Kurt Kosswig,"Surfactants" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH, 2005, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a25_747
- ^ a b “Final report on the safety assessment of sodium laureth sulfate and ammonium laureth sulfate”. Journal of the American College of Toxicology. 2 (5): 1–34. 1983. doi:10.3109/10915818309140713.
- ^ Agner T (1991). “Susceptibility of atopic dermatitis patients to irritant dermatitis caused by sodium lauryl sulphate”. Acta Dermato-venereologica. 71 (4): 296–300. PMID 1681644.
- ^ Nassif A, Chan SC, Storrs FJ, Hanifin JM (tháng 11 năm 1994). “Abnormal skin irritancy in atopic dermatitis and in atopy without dermatitis”. Archives of Dermatology. 130 (11): 1402–7. doi:10.1001/archderm.130.11.1402. PMID 7979441.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Magnusson B, Gilje O (1973). “Allergic contact dermatitis from a dish-washing liquid containing lauryl ether sulphate”. Acta Dermato-venereologica. 53 (2): 136–40. PMID 4120956.
- ^ Van Haute N, Dooms-Goossens A (tháng 3 năm 1983). “Shampoo dermatitis due to cocobetaine and sodium lauryl ether sulphate”. Contact Dermatitis. 9 (2): 169. doi:10.1111/j.1600-0536.1983.tb04348.x. PMID 6851541.
- ^ “NICNAS SLES animal test”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2015.
- ^ Black RE, Hurley FJ, Havery DC (2001). “Occurrence of 1,4-dioxane in cosmetic raw materials and finished cosmetic products”. Journal of AOAC International. 84 (3): 666–70. PMID 11417628.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ 1,4-Dioxane (1,4-Diethyleneoxide). Hazard Summary. U.S. Environmental Protection Agency. Created in April 1992; Revised in January 2000. Fact Sheet
- ^ “1,4-Dioxane cancer 123-91-ngày 1 tháng 1 năm 1988” (PDF). Office of Environmental Health Hazard Assessment. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2015.
- ^ “California Files Prop 65 Lawsuit Against Whole Foods, Avalon”. Bloomberg.
- ^ FDA/CFSAN--Cosmetics Handbook Part 3: Cosmetic Product-Related Regulatory Requirements and Health Hazard Issues. Prohibited Ingredients and other Hazardous Substances: 9. Dioxane
Liên kết ngoài
sửa- Sodium Laureth Sulfate - David Suzuki Foundation