Kitô hữu Do Thái là những người Do Thái thuộc thành viên nguyên thủy của phong trào Do Thái mà sau này theo Kitô giáo.[1] Trong giai đoạn sớm nhất, cộng đồng được tạo nên từ tất cả những người Do Thái chấp nhận Chúa Jesus là một người đáng kính hoặc Đấng Messiah (Đấng Ki tô). Khi Kitô giáo lớn lên và phát triển, Kitô hữu Do Thái chỉ trở thành một phần của cộng đồng Kitô hữu ban đầu, đặc trưng bởi việc kết hợp việc tuyên xưng đức tin Chúa Giêsu là Đức Kitô cùng việc tuân giữ các truyền thống của người Do Thái như tuân thủ ngày Sa-bát, tuân thủ lịch Do Thái, tuân thủ luật pháp và các phong tục tập quán truyền thống Do Thái, cắt bì, đi nhà thờ, và bởi mối quan hệ huyết thống máu mủ di truyền trực tiếp với những Kitô hữu Do Thái ban đầu.[1]

Sứ Đồ Phaolô vị thánh nổi tiếng trong việc săn đuổi và bách hại những Kitô hữu ban đầu mà hầu hết là người Do Thái

Thuật ngữ "Kitô hữu Do Thái" xuất hiện trong các văn bản lịch sử tương phản các Kitô hữu gốc Do Thái với người dân ngoại Kitô hữu, có trong các cuộc tranh luận của nhà thờ Tân Ước[2][3] vào thế kỷ thứ hai và các thế kỷ tiếp theo.[4] Đó cũng là thuật ngữ dùng cho người Do Thái đã chuyển đổi cải đạo sang Cơ đốc giáo nhưng vẫn gìn giữ di sản bản sắc dân tộc và các truyền thống Do Thái của người Do Thái.

Vào thế kỷ thứ nhất "Kitô hữu Do Thái" là những người Do Thái sùng đạo và súng tín. Kitô hữu Do Thái chỉ khác với những người Do Thái hiện đại khác chỉ khi họ chấp nhận Chúa GiêsuĐấng Cứu Thế.[5] Những người được dạy dỗ rằng người dân Ngoại chuyển đổi sang Cơ đốc giáo phải chấp nhận các phong tục của người Do Thái nhiều hơn các tập tục mà Giáo hội đã đề ra, tuy nhiên, họ được gọi là những người Do Thái hóa.[6] Mặc dù Tông Đồ Thánh Phêrô ban đầu có thiện cảm, những Tông Đồ Phaolô đã phản đối việc giảng dạy tại Sự kiện tại Antioch (Gal. 2:11-21) và tại Hội đồng Jerusalem (Acts 15:6-35), nơi mà giáo huấn của Thánh Phaolô được toàn thể Giáo hội chấp nhận.[6] Tuy nhiên, sự Do Thái hóa tiếp tục diễn ra trong nhiều thế kỷ, đặc biệt là trong số những Kitô hữu Do Thái.[6]

Khi Cơ đốc giáo phát triển khắp mọi nơi trong thế giới của người dân ngoại, các Kitô hữu đã tách ra khỏi gốc gác Do Thái và gốc rễ Jerusalem của họ.[7][8] Với sự đàn áp bức hại của các Kitô hữu Chính Thống từ thời hoàng đế La Mã Constantine vào thế kỷ 4, những Kitô hữu Do Thái phải đi tìm kiếm nơi ẩn náu bên ngoài biên giới lãnh thở của Đế chế, ở Ảrập và xa xôi hơn nữa.[9] Trong ranh giới của đế chế và sau đó ở những nơi khác, những nơi này đã được thống trị bởi người Kitô hữu gốc dân Ngoại và đã trở thành quốc giáo của nhà nước Đế chế La Mã và đã kiểm soát các khu thánh địa trong miền Đất Thánh như Nhà thờ Mộ Thánh và Cenacle và đã bổ nhiệm các đức giám mục tiếp theo của Jerusalem.

Nguồn gốc Do Thái của Kitô giáo sửa

 
Mười hai môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu và bản thân Ngài đều là người Do Thái

Chúa Giêsu là một người Do Thái, và phong trào đổi mới của Chúa Giêsu cũng là một phong trào Do Thái. Chúa Giêsu rao giảng ở vùng nông thôn Do Thái, chứ không phải các khu vực thành thịthành phố Hy Lạp. Sau khi bị hành hình, những môn đệ của Chúa Giêsu thấy Ngài vẫn còn sống, mặc dù theo ý nghĩa mà các nhà sử học không biết.

Các môn đệ của Chúa Giêsu thành lập một cộng đồng để chờ đợi cho ngày mà Chúa Giêsu sẽ trở lại, Sau đó, cộng đồng này tách ra khỏi Do Thái giáo và trở thành Kitô giáo. Các Phúc Âm tượng trưng cho một thời gian khi thần học Kitô giáo chưa được hình thành trọn vẹn và sự tách rời khỏi Do Thái giáo vẫn chưa hoàn tất.[10]

Các thuật ngữ liên quan sửa

  • Người Hebrew Kitô hữu — một phong trào thế kỷ 19 của người Do Thái cải giáo chuyển đổi sang Cơ đốc giáo và hoạt động bán tự trị trong các nhà thờ Anh giáo và các nhà thờ được thành lập khác [11]. Mặc dù thuật ngữ này cũng được sử dụng trong một số văn bản liên quan đến giáo hội nguyên thủy sơ khai,[12] và Arnold Fruchtenbaum đã áp dụng thuật ngữ này cho những Kitô hữu Do Thái ở bên lề đứng ngoài các phong trào Do Thái Messiah giáo.[13]
  • Gốc Hebrew — Một phong trào tôn giáo ủng hộ cả Kinh Cựu Ướckinh Tân Ước nhưng không thực hành theo kinh Talmud của người Do Thái và nhiều truyền thống Do Thái không được hậu thuẫn trong Kinh Thánh.
  • Người Kitô hữu gốc Do Thái — một thuật ngữ hiện đại thường được thấy trong các văn bản về xã hội học và nhân khẩu học.[14]
  • Người Do Thái hóa — Các tín hữu Kitô giáo sơ khai nguyên thủy duy trì hoặc áp dụng và thực hành tôn giáo theo kiểu của người Do Thái, từ giai đoạn khởi đầu của Cơ đốc giáo cho đến khoảng thế kỷ thứ năm.[15]
  • Người Judea Kitô hữu — Các tín đồ Kitô giáo đến từ xứ sở Judea là những người chủ yếu là người Do Thái.[16][17]

Các phong trào đương đại sửa

 
Kitô hữu Do Thái thuộc giáo phái Do thái Messiah giáo đi nghĩa vụ quân sự trong quân đội Mỹ thuộc binh chủng Lục quân Hoa Kỳ

Trong những ngày tháng của thời hiện đại, thuật ngữ "Kitô hữu Do Thái" nói chung đề cập đến dân tộc người Do Thái đã chuyển đổi tôn giáo để cải đạo hoặc đã được nuôi nấng dạy dỗ và lớn lên trong môi trường Kitô giáo. Những Kitô hữu Do Thái này chủ yếu là thành viên của các môn phái Công giáoTin Lành, và thường được đồng hóa với văn hoá vào dòng chính của Kitô giáo, mặc dù họ vẫn giữ lại một ý thức mạnh mẽ về bản sắc dân tộc Do Thái của họ. Một số Kitô hữu Do Thái cũng tự coi chính bản mình là "người Hebrew Kitô hữu". Ví dụ bao gồm Nasrani cộng đồng Thánh Thomas Christians và cộng đồng người Do Thái Tamil-Bồ Đào Nha Paravar của Ấn Độ, là những người theo lịch sử có quan hệ với cộng đồng Do Thái và vẫn giữ được một số truyền thống Do Thái nào đó. Cũng có một phong trào khác biệt của những người Hebrew Công giáo trong sự hiệp thông toàn diện với Tòa Thánh. Vào thế kỷ 19 thì đã có ít nhất 250.000 người Do Thái chuyển đổi cải đạo sang Cơ đốc giáo theo các hồ sơ hiện có trong các xã hội khác nhau.[18] Các dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết, vào năm 2013, khoảng 1,6 triệu thanh niên người Mỹ gốc Do Thái đã trưởng thành thì xác định bản thân mình là người Kitô hữu, phần lớn là người Tin Lành.[19][20][21] Theo cùng một số liệu tương tự, hầu hết người Do Thái xác định mình là tín đồ Kitô hữu (1,6 triệu người Do Thái) đã được nuôi nấng lớn lên trong môi trường Do Thái hoặc là những người có nguồn gốc tổ tiên là người Do Thái.[20] Theo một nghiên cứu năm 2012, 17% người Do Thái ở Nga xác định chính bản thân mình là người Kitô hữu.

Phong trào Hebrew Cơ Đốc Giáo của thế kỷ 19 là một sáng kiến chủ yếu do các tín đồ Anh giáo đề xướng và là một tư tưởng tích hợp, dẫn dắt bởi các nhân vật lừng danh như Michael Solomon Alexander, Giám mục Jerusalem 1842-1845; và một số nhân vật khác, chẳng hạn như quý ngài Joseph Samuel C. F. Frey, người thành lập Hiệp hội Quảng Bá Kitô giáo ở Luân Đôn trong số những người Do Thái, quyết đoán hơn về bản sắc dân tộc độc lập của người Do Thái.

Giáo phái Do Thái Messiah giáo là một phong trào tôn giáo kết hợp các yếu tố của đạo Do Thái giáo với các nguyên lý của Kitô giáo. Những người ủng hộ, nhiều người trong số đó là người dân tộc Do Thái, thờ phượng trong các giáo đoàn với những lời cầu nguyện tiếng Hebrew. Họ làm nghi thức rửa tội cho các tín hữu, những người có thời gian chịu trách nhiệm giải trình (có thể chấp nhận Đức Giêsu là Đấng Mết-si-a), thường tuân theo luật lệ chế độ ăn uống kosher và gìn giữ ngày thứ bảy là ngày Shabbos.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Freedman, David Noel; Myers, Allen C biên tập (2000). “Jewish Christians”. Eerdmans Dictionary of the Bible. Eerdmans.
  • Bromiley, Geoffrey W (1979). International Standard Bible Encyclopedia: A-D. Eerdmans.
  • Cameron, Ron (1982). The Other Gospels: Non-Canonical Gospel Texts. Westminster John Knox.
  • Duling, Dennis C (2010). “The Gospel of Matthew”. Trong Aune, David E (biên tập). Blackwell companion to the New Testament. Wiley-Blackwell.
  • Ehrman, Bart D. (2003). Lost Scriptures. OUP.
  • Hastings, James (2004). A Dictionary Of The Bible: Supplement -- Articles. Minerva Group.
  • Howard, George (2000). “Hebrews, Gospel According to the”. Trong Freedman, David Noel; Myers, Allen C (biên tập). Eerdmans Dictionary of the Bible. Eerdmans.
  • Lapham, Fred (2003). An Introduction to the New Testament Apocrypha. Continuum.
  • Schneemelcher, Wilhelm (1991). New Testament Apocrypha: Gospels and Related Writings. Translated by Robert McLachlan Wilson. Westminster John Knox.

Liên kết ngoài sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b David Noel Freedman, Allen C. Myers (2000). Eerdmans Dictionary of the Bible. Amsterdam University Press. tr. 709. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2014.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Theological dictionary of the New Testament 1972 p568 Gerhard Kittel, Geoffrey William Bromiley, Gerhard Friedrich "When the Jewish Christians whom James sent from Jerusalem arrived at Antioch, Cephas withdrew from table-fellowship with the Gentile Christians:"
  3. ^ Cynthia White The emergence of Christianity 2007 p36 "In these early days of the church in Jerusalem there was a growing antagonism between the Greek-speaking Hellenized Jewish Christians and the Aramaic-speaking Jewish Christians"
  4. ^ Michele Murray Playing a Jewish game: Gentile Christian Judaizing in the first and Second Centuries CE, Canadian Corporation for Studies in Religion - 2004 p97 "Justin is obviously frustrated by continued law observance by Gentile Christians; to impede the spread of the phenomenon, he declares that he does not approve of Jewish Christians who attempt to influence Gentile Christians "to be.. "
  5. ^ McGrath, Alister E., Christianity: An Introduction. Blackwell Publishing (2006). ISBN 1-4051-0899-1. Page 174: "In effect, they [Jewish Christians] seemed to regard Christianity as an affirmation of every aspect of contemporary Judaism, with the addition of one extra belief — that Jesus was the Messiah. Unless males were circumcised, they could not be saved (Acts 15:1)."
  6. ^ a b c Damick, Fr. Andrew Stephen (2011), Orthodoxy and Heterodoxy, Chesterton, IN: Ancient Faith Publishing, tr. 20, ISBN 978-1-936270-13-2
  7. ^ Keith Akers, The lost religion of Jesus: simple living and nonviolence in early Christianity, Lantern Books, 2000 p. 21
  8. ^ Wylen, Stephen M., The Jews in the Time of Jesus: An Introduction, Paulist Press (1995), ISBN 0-8091-3610-4, Pp 190-192.; Dunn, James D.G., Jews and Christians: The Parting of the Ways, A.D. 70 to 135, Wm. B. Eerdmans Publishing (1999), ISBN 0-8028-4498-7, Pp 33–34.; Boatwright, Mary Taliaferro & Gargola, Daniel J & Talbert, Richard John Alexander, The Romans: From Village to Empire, Oxford University Press (2004), ISBN 0-19-511875-8, p. 426.;
  9. ^ Küng, Hans (2008), "Islam: Past, Present and Future" (One World Publications)
  10. ^ Sanders, E. P. The historical figure of Jesus. Penguin, 1993. p. 10–14
  11. ^ Kessler, Edward and Neil Wenborn, ed. A Dictionary of Jewish-Christian Relations, 2005, p. 180. "Hebrew Christians - Hebrew Christians emerged as a group of Jewish converts to Christianity in the early nineteenth... Edward Kessler"
  12. ^ Hurtado, Larry W. Lord Jesus Christ: Devotion to Jesus in Earliest Christianity, 2005, p.211. "Also, if we itemize the instances of Jewish opposition/ persecution in the Acts narratives of the Jerusalem church, the leaders of the Hebrew Christians are more frequently on the receiving end (eg, Peter and John in 4:1-22;"
  13. ^ Gallagher, Eugene V. and W. Michael Ashcraft, ed. Introduction to New and Alternative Religions in America, 2006, p213. "In the 1970s, Fruchtenbaum defined himself as a Hebrew Christian and was skeptical about the more assertive forms of Messianic Judaism."
  14. ^ Kaplan, Dana Evan. The Cambridge Companion to American Judaism 2005, p. 412. "In contrast, four out of five secular and Christian Jews indicated that being Jewish was not "very important" to them.... As compared with born Jews and Jews by choice, secular and Christian Jews generally feel positive about being Jewish, but it has few if any consequences for them and is not particularly important to them."
  15. ^ Joan Taylor, Christians and the Holy Places: the Myth of Jewish-Christian Origins, Oxford University Press, 1993, p. 18
  16. ^ James Carleton Paget, Jews, Christians and Jewish Christians in Antiquity (Wissenschaftliche Untersuchungen Zum Neuen Testament) (9783161503122) August 2010 Mohr, J. C. B.
  17. ^ Vallée, Gérard. The Shaping of Christianity The History and Literature of Its Formative Centuries (100-800) 1999
  18. ^ Gundry, Stanley N; Goldberg, Louis, How Jewish is Christianity?: 2 views on the Messianic movement (Books), Google, tr. 24.
  19. ^ “How many Jews are there in the United States?”. Pew Research Center.
  20. ^ a b “A PORTRAIT OF JEWISH AMERICANS: Chapter 1: Population Estimates”. Pew Research Center.
  21. ^ “American-Jewish Population Rises to 6.8 Million”. haaretz.