Nguyễn Danh Dự
Nguyễn Danh Dự (1627-?)[1], hiệu Chất Trai; là danh thần triều Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử sơ lượcSửa đổi
Nguyễn Danh Dự sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học tại làng Dương Liễu, huyện Đan Phượng, trấn Sơn Tây (nay thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội).
Khoa Ất Sửu (1685), niên hiệu Chính Hòa thứ 6 đời Lê Hy Tông, Nguyễn Danh Dự thi đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
Sau khi thi đỗ, ông được bổ chức quan, lần lượt trải các chức: Phó đốc Nghệ An, Yên Quảng[2] Hiến sát sứ, Bồi tụng, Công bộ Hữu Thị Lang và được phong tước tử. Ông cũng đã từng được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc).
Nguyễn Danh Dự mất năm nào không rõ[3], được truy tặng chức Lễ bộ Tả thị lang, tước bá.
Tác phẩmSửa đổi
Sinh thời Nguyễn Danh Dự có sáng tác ít nhiều thơ văn, nhưng nay chỉ còn 9 bài thơ chữ Hán được chép trong tập Toàn Việt thi lục. Tuyển giới thiệu một bài:
|
|
Di tíchSửa đổi
Hiện ở xã Dương Liễu vẫn còn di tích của dòng họ Nguyễn Danh và nhà thờ Tiến sĩ Nguyễn Danh Dự nằm gần đê sông Đáy, trông về hướng đông. Nhà thờ này có kết cấu theo kiểu chữ Nhị, ngoài là Đại bái, rồi tới Hậu cung. Ngày 21 tháng 10 năm 2005, nhà thờ trên được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Nguồn tham khảoSửa đổi
- Trần Thị Băng Thanh (chủ biên), Văn học thế kỷ XV-XVII. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004.
- Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Ất Sửu (1685) [1]
Chú thíchSửa đổi
- ^ Theo bài viết "Đền thờ Họ Nguyễn Danh làng Dương Liễu và Tiến sĩ Nguyễn Danh Dự" tra được trên internet. Sách Văn học thế kỷ XV-XVII (tr. 1098) ghi ông sinh năm 1627. Nếu tin theo đây thì ông thi đỗ Tiến sĩ năm 58 tuổi.
- ^ Yên Quảng là vùng Quảng Ninh ngày nay.
- ^ Theo bài viết đã dẫn thì Nguyễn Danh Dự lâm bệnh mất năm 58 tuổi.
- ^ Vào ngày Tết Đoan ngọ, người xưa có tục dùng chỉ ngũ sắc buộc vào cổ tay.
- ^ Nhà bắc chỉ mẹ già, nhà nam chỉ nơi làm việc, ý nói là nhớ quê hương (các ghi chú trong bài thơ đều chép theo Văn học thế kỷ XV-XVII, tr. 1099).