Nguyễn Tiến Bình (Hà Nội)

Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Giám đốc Học viện Quân Y Việt Nam

Nguyễn Tiến BìnhTrung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Việt Nam. Ông từng là giám đốc Học viện Quân Y Việt Nam, ông cũng là nhà văn có nhiều tác phẩm được xuất bản, đoạt giải thưởng[1]. Ngoài ra, ông còn là một họa sĩ với nhiều tác phẩm triển lãm được công chúng biết đến[2].

Nguyễn Tiến Bình
Biệt danhBình Xương
Sinh10 tháng 10, 1954 (69 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân hàmTrung tướng
Đơn vịQuân đội nhân dân Việt Nam
Chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam
Khen thưởngThầy thuốc Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa
Công việc khácGiám đốc Học viện Quân Y, nhà văn, họa sĩ

Sự nghiệp sửa

Nguyễn Tiến Bình có biệt danh là "Bình xương". Ông sinh ngày 10 tháng 10 năm 1954 tại Hà Nội [1][3].

Ông tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và được điều về công tác tại Viện quân y 109.

Trong y học sửa

Nguyễn Tiến Bình là một trong những chuyên gia đầu ngành về xương khớp tại Việt Nam[4].

Từ năm 1979 – 1986 ông tham gia tại chiến trường Campuchia và biên giới phía Bắc[5].

Năm 1986, Nguyễn Tiến Bình theo học và nghiên cứu chương trình chuyên khoa phẫu thuật chính hình, tại Viện Hàn lâm Y học quân sự Cộng hòa Dân chủ Đức[6].

Năm 1991, Nguyễn Tiến Bình công tác tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với nhiều chức vụ: Chủ nhiệm khoa chấn thương chỉnh hình, Phó giám đốc bệnh viện kiêm giám đốc trung tâm chấn thương chỉnh hình, kiêm Phó chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam[2].

Năm 2005, Nguyễn Tiến Bình đảm nhận chức vụ phó giám đốc Học viện quân y cho đến đến năm 2007 là giám đốc của học viện này[5].

Công trình nghiên cứu sửa

Nguyễn Tiến Bình đã có 96 đề tài, công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí chuyên ngành y học trong và ngoài Việt Nam[7]. Ông là chủ nhiệm hay tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp quốc gia và ở Bộ quốc phòng. Ông nghiên cứu chủ yếu về xương khớp với các đề tài như:

  • Nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng kỹ thuật kết xương căng dãn vá nén ép theo nguyên lý của Ilizarov trong điều trị những dị chứng gãy thân xương dài.
  • Nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng các phương pháp phẫu thuật chỉnh hình điều trị dị tật bẩm sinh, dị chứng bại não.
  • Nghiên cứu và ứng dụng nhiều kĩ thuật tạo hình khớp.
  • Điều trị những biến dạng khớp bẩm sinh, thay khớp nhân tạo ở những khớp thoái hóa hay do di chứng trấn thương ở khớp háng, khớp gối, khớp vai.
  • Nghiên cứu ứng dụng và phát triển y học hạt nhân trong chẩn đoán va điều trị ung thư ở Việt Nam.
  • Nghiên cứu tình trang nhiễm độc Dioxin ở những cựu chiến binh và gia đình bị phơi nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh[7].

Nguyễn Tiến Bình thường được gọi vui là "ngũ sĩ" (Chiến sĩ, Tiến sĩ, Bác sĩ, Văn sĩHọa sĩ)

Hoạt động nghệ thuật sửa

Nguyễn Tiến Bình viết nhiều truyện, thơ được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Một số tác phẩm đã đoạt giải trong các cuộc thi văn chương của Tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.

Ông cũng rất đam mê vẽ với hơn trăm bức tranh, chủ yếu là sơn dầu. Ngày 04 tháng 10 năm 2014, Nguyễn Tiến Bình tổ chức cuộc triển lãm tranh "Nguyễn Tiến Bình và chuỗi ký ức" tại Học viện Quân y ở Hà Đông, Hà Nội. Toàn bộ số tiền bán tranh tại triển lãm sẽ được ông dành tặng học viện nhằm gây quỹ khích lệ học viên giỏi do ông khởi xướng tại Học viện Quân y[8].

Tác phẩm văn học sửa

  • Đêm dài qua (chùm truyện ngắn đoạt giải 3 trong cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2013)[9].

Tác phẩm hội họa sửa

Tại triển lãm tranh "Nguyễn Tiến Bình và chuỗi ký ức", ông đã giới thiệu 42 bức tranh sơn dầu. Trong số đó, có 36 bức tranh cùng mang tên "Ký ức" đánh số theo thứ tự. Theo ông, đó là kết quả của những thời kỳ ông cảm nhận sau nhiều năm làm việc tại các chiến trường và nhiều miền ở Việt Nam[4].

Khen thưởng sửa

Tham khảo sửa

Nguyễn Tiến Bình là chủ biên và đồng tác giả các sách đã xuất bản:

  • Bài giảng phẫu thuật tạo hình, giáo trình giảng dạy Đại học Y,2000.
  • Những vấn đề cơ bản trong chấn thương chỉnh hình, Viện Nghiên cứu Y Dược học lâm sàng 108, 2002.
  • Bệnh học chấn thương Chỉnh hình, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2006.
  • Phân loại thương tổn do chấn thương, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2008.
  • Ngoại khoa dã chiến, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2009.
  • Điều trị gãy hở và di chứng hai xương cẳng chân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2009.
  • Phẫu thuật nội soi khớp gối (tác giả), Nhà xuất bản Y học 2009[7].

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Lưu Nguyễn (10 tháng 5 năm 2014). “Trung tướng quân y triển lãm tranh chào 10-10”. Báo Nhân dân. Truy cập 2013-010-06. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  2. ^ a b Xuân Dũng (10 tháng 8 năm 2013). "Đại tướng đã cho tôi động lực phấn đấu cháy bỏng suốt cuộc đời". Cổng thông tin điện tử Học viện Quân y. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2013.
  3. ^ Ông sinh đúng ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội
  4. ^ a b c KHÁNH HUYỀN (18/04/2013). “Trung tướng Nguyễn Tiến Bình trải lòng vào tranh vẽ”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  5. ^ a b Nhật Minh (10 tháng 8 năm 2013). “Thầy thuốc viết văn, đánh giặc và cứu người”. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học & Công nghệ. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ a b Trung tâm Di sản các Nhà Khoa học Việt Nam (10 tháng 5 năm 2014). “Các tư liệu về Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Bình”. Truy cập 2013-010-06. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  7. ^ a b c d “GS.TS. NGUYỄN TIẾN BÌNH”. Danh Y Đất Việt. 28/05/2012. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  8. ^ Xuân Thu (10 tháng 8 năm 2013). “Trung tướng vẽ tranh giúp trò nghèo”. Báo Lao động. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2013.
  9. ^ “Kết quả cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ (2011 - 2013)”. HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM. 18/04/2013. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài sửa