Nhóm di tích Khajuraho là một nhóm các đền thờ Hindu nằm ở Chhatarpur, Madhya Pradesh, Ấn Độ, khoảng 175 kilômét (109 mi) về phía đông nam thành phố Jhansi. Nhóm các di tích này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ 1986.[1][2] Chúng nổi tiếng với những biểu tượng kiến trúc phong cách đền thờ Hindu và những tác phẩm nghệ thuật khiêu dâm.[3]

Nhóm di tích Khajuraho
Di sản thế giới UNESCO
Vị tríChhatarpur, Madhya Pradesh, Ấn Độ
Tiêu chuẩnVăn hóa: i, iii
Tham khảo240
Công nhận1986 (Kỳ họp 10)
Tọa độ24°51′16″B 79°55′17″Đ / 24,854422°B 79,921427°Đ / 24.854422; 79.921427
Nhóm di tích Khajuraho trên bản đồ Ấn Độ
Nhóm di tích Khajuraho
Vị trí của Nhóm di tích Khajuraho tại Ấn Độ
Nhóm di tích Khajuraho trên bản đồ Madhya Pradesh
Nhóm di tích Khajuraho
Nhóm di tích Khajuraho (Madhya Pradesh)

Hầu hết các ngôi đền Khajuraho được xây dựng từ năm 950 đến 1050 dưới triều đại Chandela.[4][5] Các ghi chép lịch sử cũng lưu ý rằng, Khajuraho vào thế kỷ 12 có đến 85 ngôi đền trải rộng trên khu vực 20 km vuông. Giờ chỉ còn 25 ngôi đền trải rộng trên 6 km vuông là còn tồn tại.[2] Trong số những đền thờ còn sót lại, Kandariya Mahadeva là ngôi đền lớn nhất và được trang trí công phu nhất với những chi tiết, biểu tượng, biểu cảm phức tạp của nghệ thuật Ấn Độ cổ.[6]

Nhóm di tích được xây dựng cùng nhau nhưng dành cho hai tôn giáo là Ấn Độ giáoKỳ Na giáo cho thấy một truyền thống chấp thuận và tôn trọng quan điểm tôn giáo đa dạng giữa người Ấn giáo và người Kỳ Na giáo trong khu vực.[7]

Vị trí

sửa

Nhóm di tích Khajuraho nằm ở huyện Chhatarpur, Madhya Pradesh, nằm cách khoảng 620 kilômét (385 mi) về phía đông nam New Delhi. Các đền thờ nằm gần một thị trấn nhỏ được gọi là Khajuraho với dân số khoảng 20.000 người (năm 2001).[8] Tại đây có Sân bay Khajuraho với các chuyến bay đến Delhi, Agra, VaranasiMumbai.[9] Ngoài ra, khu vực cũng có hệ thống đường sắt Ấn Độ với một nhà ga cách khu di tích khoảng 6 km.

Khajuraho cũng nằm cách Quốc lộ 39 khoảng 10 km, cách Chhatarpur khoảng 50 km và kết nối với thành phố thủ phủ bang Bhopal theo Quốc lộ 146. Đền Bhand Deva nằm ở Rajasthan được xây dựng theo phong cách của các di tích Khajuraho có niên đại từ thế kỷ 10 thường được gọi là "Tiểu Khajuraho".

Lịch sử

sửa

Nhóm di tích Khajuraho được xây dựng dưới thời cai trị của triều đại Chandela. Quá trình xây dựng gần như được bắt đầu ngay khi quyền lực của họ gia tăng khắp vương quốc sau này được biết đến là Bundelkhand.[10] Hầu hết các đền thờ được xây dựng dưới triều đại của vua YashovarmanDhanga. Di sản của Yashovarman biểu hiện tốt nhất tại Đền Lakshmana trong khi Đền Vishvanatha là minh chứng nổi bật nhất dưới triều đại của vua Dhanga.[11]:22 Ngôi đền lớn nhất và nổi tiếng nhất còn tồn tại là Kandariya Mahadeva, được xây dựng dưới triều đại của vua Vidyadhara.[12] Các bản khắc của ngôi đền cho thấy nhiều ngôi đền hiện đang tồn tại đã hoàn thành trong khoảng từ năm 970 đến 1030, và những ngôi đền còn lại được hoàn thành trong những thập kỷ sau đó.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “World Heritage Day: Five must-visit sites in India”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2019.
  2. ^ a b Khajuraho Group of Monuments UNESCO World Heritage Site
  3. ^ Philip Wilkinson (2008), India: People, Place, Culture and History, ISBN 978-1405329040, pp 352-353
  4. ^ Gopal, Madan (1990). K.S. Gautam (biên tập). India through the ages. Publication Division, Ministry of Information and Broadcasting, Government of India. tr. 179.
  5. ^ “Khajuraho Group of Monuments”.
  6. ^ Devangana Desai (2005), Khajuraho, Oxford University Press, Sixth Print, ISBN 978-0-19-565643-5
  7. ^ James Fergusson, Northern or Indo-Aryan Style - Khajuraho History of Indian and Eastern Architecture, Updated by James Burgess and R. Phene Spiers (1910), Volume II, John Murray, London
  8. ^ “Census of India 2001: Data from the 2001 Census, including cities, villages and towns (Provisional)”. Census Commission of India. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
  9. ^ Khajuraho airport Lưu trữ 2015-07-08 tại Wayback Machine AAI, Govt of India
  10. ^ G.S. Ghurye, Rajput Architecture, ISBN 978-8171544462, Reprint Year: 2005, pp 19-24
  11. ^ Sen, Sailendra (2013). A Textbook of Medieval Indian History. Primus Books. ISBN 9789380607344.
  12. ^ Devangana Desai 2005, tr. 10.

Đọc thêm

sửa
  • M.R. Anand and Stella Kramrisch, Homage to Khajuraho, OCLC 562891704
  • Alain Daniélou, The Hindu Temple: Deification of Eroticism, ISBN 978-0892818549
  • Prasenjit Dasgupta, Khajuraho, Patralekha, Kolkata, 2014
  • Devangana Desai, The Religious Imagery of Khajuraho, Franco-Indian Research P. Ltd. (1996) ISBN 81-900184-1-8
  • Devangana Desai (2005). Khajuraho . Oxford University Press. ISBN 978-0-19-565391-5.
  • Phani Kant Mishra, Khajuraho: With Latest Discoveries, Sundeep Prakashan (2001) ISBN 81-7574-101-5
  • L. A. Narain, Khajuraho: Temples of Ecstasy. New Delhi: Lustre Press (1986)

Liên kết ngoài

sửa

  Hướng dẫn du lịch Khajuraho từ Wikivoyage