Oligoryzomys là một chi động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Chi này được Bangs miêu tả năm 1900.[1] Chúng được tìm thấy từ Mexico cho đến Tierra del Fuego, chi bao gồm khoảng 17 loài.[2] Loài điển hình của chi này là Oryzomys navus Bangs, 1899 (= Hesperomys fulvescens Saussure, 1860).

Oligoryzomys
Thời điểm hóa thạch: Pleistocene – gần đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Rodentia
Họ (familia)Cricetidae
Chi (genus)Oligoryzomys
Bangs, 1900[1]
Loài điển hình
Oryzomys navus Bangs, 1899 (= Hesperomys fulvescens Saussure, 1860).
Các loài

Phân loại sửa

Chi Oligoryzomys được đặt trong phân họ Sigmodontinae thuộc họ Cricetidae. Chi được đề xuất đặt trong tông Oryzomyini đầu tiên bởi nhà động vật học Oldfield Thomas vào đầu thế kỷ 20. Chúng bao gồm các giống có một số đặc điểm về răng hàm trên và dưới, vòm miệng kéo dài qua răng khôn. Gần đây, qua phân tích phân tử và dữ liệu hình thái đã đặt chi vào nhánh Chordata, cùng với Neacomys, MicroryzomysOreoryzomys.[3]

Đặc điểm sửa

Chi này có các đặc điểm là mồm rộng, đuôi dài hơn đầu và chân sau rộng ngắn.[4] Chúng là chi gặm nhấm có kích thước rất nhỏ, với chiều dài từ đầu đến thân là 70–110 mm (2,8–4,3 in), chiều dài đuôi từ 85–155 mm (3,3–6,1 in).[5] Chúng có màu nâu xám hoặc nâu đỏ giống với các loài của chi Oryzomys về ngoại hình. Chúng khác với Oryzomys ở chỗ phần lớn chúng sống trên cạn thay vì bán thủy sinh và có đuôi dài hơn so với kích thước cơ thể của chúng. Con cái có bốn cặp tuyến vú.[6] Mũi nhọn, tai tròn và đuôi thon dài không có lông.[5]

Sinh thái sửa

Chúng sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới, rừng khô, đồn điền, bụi rậm, đồng cỏ miền núi, chỗ đất nông nghiệp, trong vườn và nhà ở của con người. Chúng hoạt động về đêm và sống đơn độc, chủ yếu ăn các loại hạt giống, côn trùng và trái cây. Chúng có thể gây hại cho nông nghiệp, đặc biệt là các cánh đồng lúa.[5]

Một số loài như O. flavescens[7]O. longicaudatus[8] là vật chủ chính của một số hantavirus, tuy không gây hại cho chúng nhưng có thể gây bệnh cho con người.

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Oligoryzomys”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ Musser and Carleton, 2005; Weksler, 2006
  3. ^ Weksler, M. 2006. Phylogenetic relationships of oryzomyine rodents (Muroidea: Sigmodontinae): separate and combined analyses of morphological and molecular data. Bulletin of the American Museum of Natural History 296:1–149.
  4. ^ Andrades-Miranda, Jaqueline; Oliveira, Luiz F. B.; Lima-Rosa, C. André V.; Nunes, Andrea P.; Zanchin, Nilson I. T.; Mattevi, Margarete S. (Tháng mười một, 2001). "Chromosome Studies of Seven Species Ofoligoryzomys(Rodentia: Sigmodontinae) from Brazil". Journal of Mammalogy. 82 (4): 1080–1091. doi:10.1644/1545-1542(2001)082<1080:csosso>2.0.co;2. ISSN 0022-2372.
  5. ^ a b c Nowak, Ronald M. (1999). Walker's Mammals of the World. JHU Press. tr. 1368–1369. ISBN 978-0-8018-5789-8.
  6. ^ Reid, Fiona (2009). A Field Guide to the Mammals of Central America and Southeast Mexico. OUP USA. tr. 214. ISBN 978-0-19-534322-9.
  7. ^ Shetty, Nandini; Tang, Julian W.; Andrews, Julie (2009). Infectious Disease: Pathogenesis, Prevention and Case Studies. John Wiley & Sons. tr. 573. ISBN 978-1-4443-1192-1.
  8. ^ Medina, Rafael A.; Torres-Perez, Fernando; Galeno, Hector; Navarrete, Maritza; Vial, Pablo A.; Palma, R. Eduardo; Ferres, Marcela; Cook, Joseph A.; Hjelle, Brian (2008). “Ecology, Genetic Diversity, and Phylogeographic Structure of Andes Virus in Humans and Rodents in Chile”. Journal of Virology. 83 (6): 2446–59. doi:10.1128/JVI.01057-08. PMC 2648280. PMID 19116256.

Tham khảo sửa