Palaeoloxodon antiquus

loài động vật có vú

Voi ngà thẳng (Danh pháp hai phần: Palaeoloxodon antiquus) là một loài voi đã tuyệt chủng sinh sống ở châu ÂuTây Á trong thế Canh Tân giữa và muộn (781.000–30.000 BP). Các cá thể được phục dựng có chiều cao lên tới 4–4,2 mét và trọng lượng ước tính khoảng 11,3–15 tấn. Loài voi ngà thẳng có lẽ sống thành từng đàn nhỏ, sinh sôi rất mạnh trong thời kỳ gian băng và có phạm vi sống lan sang cả đảo Anh. Các nhà khảo cổ thường chỉ tìm thấy hóa thạch phần ngà rời rạc chứ bộ xương hoàn chỉnh rất hiếm. Có bằng chứng cho thấy con người săn bắn và ăn thịt loài này. Loài này là tổ tiên của hầu hết các loài voi lùn sau này được khai quật ở vùng Địa Trung Hải.

Voi ngà thẳng
Khoảng thời gian tồn tại: Thế Canh Tân Trung-Muộn
~0.78–0.03 triệu năm trước đây
Hộp sọ và mô hình (từ Ambrona)
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Proboscidea
Họ: Elephantidae
Chi: Palaeoloxodon
Loài:
P. antiquus
Danh pháp hai phần
Palaeoloxodon antiquus
(Falconer & Cautley, 1847)
Phạm vị sinh sống của P. antiquus dựa trên bằng chứng hóa thạch
Các đồng nghĩa

Elephas antiquus (Falconer & Cautley, 1847)

Đặc điểm

sửa
 
Bộ xương hoàn chỉnh tại Rome.

Palaeoloxodon antiquus rất lớn, có nhiều cá thể cao tới 4 mét. Giống như các thành viên khác của chi Paleoloxodon, sọ của P. antiquus có mào đỉnh chẩm (parieto-occipital crest hay POC), tạo chỗ neo giữ các cơ gốicơ trám để hỗ trợ phần đầu, phần cơ thể lớn nhất theo tỷ lệ và tuyệt đối trong các proboscidean. Hai hình thái của P. antiquus ở châu Âu được phát hiện dựa trên hình dạng POC, một biến thể có phần giống với loài P. namadicus (voi ngà thẳng châu Á), nhưng là do sự biến đổi cá thể và biến dạng mồ học.[1] Một cá thể đực 40 tuổi của loài này cao khoảng 3,81 mét và nặng khoảng 11,3 tấn, trong khi một cá thể khác từ Montreuil nặng khoảng 15 tấn và cao khoảng 4,2 mét[2] và có ngà dài, hơi cong lên.[3] Chân của P. antiquus dài hơn một chút so với chân của voi hiện đại. Loài voi này có chiếc lưỡi dài tới 80 cm, có thể dùng để lấy lá và cỏ.[4] Voi ngà thẳng có thể gặm cỏ hoặc với lên các tán lá cách mặt đất 8 mét.[5]

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Larramendi, Asier; Zhang, Hanwen; Palombo, Maria Rita; Ferretti, Marco P. (tháng 2 năm 2020). “The evolution of Palaeoloxodon skull structure: Disentangling phylogenetic, sexually dimorphic, ontogenetic, and allometric morphological signals”. Quaternary Science Reviews (bằng tiếng Anh). 229: 106090. Bibcode:2020QSRv..22906090L. doi:10.1016/j.quascirev.2019.106090. S2CID 213676377.
  2. ^ Larramendi, A. (2016). “Shoulder height, body mass and shape of proboscideans” (PDF). Acta Palaeontologica Polonica. 61. doi:10.4202/app.00136.2014. S2CID 2092950.
  3. ^ MacPhee, R. D. E. biên tập (1999). Extinctions in Near Time: Causes, Contexts, and Consequences. New York: Kluwer. tr. 262. ISBN 0-306-46092-0.
  4. ^ Shoshani, J.; Goren-Inbar, N.; Rabinovich, R. (2001). “A stylohyoideum of Palaeoloxodon antiquus from Gesher Benot Ya'aqov, Israel: morphology and functional inferences”. The World of Elephants - International Congress, Rome 2001 (PDF). tr. 665–667. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2006.
  5. ^ Goren-Inbar, N., Rabinovich, R. (2001) A stylohyoideum of Palaeoloxodon antiquus from Gesher Benot Ya’aqov, Israel: morphology and functional inferences NMO Excavation View project Exploring Hominin Behavioral Patterns Through Time and Space: A Morpho-Techno-Functional Analysis of 3d Digital Models of Stone Handaxes. View project.

Tham khảo

sửa