Platin(II) chloride là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố platinclo, với công thức hóa học PtCl2. Đây là một tiền chất quan trọng được sử dụng để điều chế các hợp chất bạch kim khác. Nó tồn tại dưới hai dạng tinh thể, nhưng các tính chất của hai dạng này chính có phần tương tự: màu nâu sẫm, không hòa tan trong nước, có từ tính và không mùi.

Platin(II) chloride
Hình ảnh của một mẫu bột màu da cam, platin(II) chloride
Cấu trúc của (PtCl2)6 (β-PtCl2)
Tên khácPlatin dichloride
Platinơ chloride
Bạch kim(II) chloride
Bạch kim dichloride
Nhận dạng
Số CAS10025-65-7
PubChem2770
ChEBI49801
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Pt]Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/2ClH.Pt/h2*1H;/q;;+2/p-2
ChemSpider2668
UNII896SQ4TDHW
Thuộc tính
Công thức phân tửPtCl2
Khối lượng mol265,9854 g/mol
Bề ngoàitinh thể xanh ôliu
Khối lượng riêng6,05 g/cm³
Điểm nóng chảy 581 °C (854 K; 1.078 °F)
Điểm sôiphân hủy
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tankhông tan trong alcohol, ether
tan trong HCl
tạo phức với amonia, hydrazin, hydroxylamin, ure, carbohydrazide, thioure, thiosemicarbazide, selenoure
MagSus-54·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Điều chế sửa

β-PtCl2 được điều chế bằng cách làm nóng axit hexachloroplatinic(IV) đến nhiệt độ 350 ℃ trong không khí.[1]

H2PtCl6 → PtCl2 + Cl2↑ + 2HCl↑

Phương pháp này thuận tiện vì acid hexachloroplatinic(IV) được tạo ra dễ dàng từ kim loại Pt. Các dung dịch nước của H2PtCl6 cũng có thể bị khử với muối hydrazin, nhưng phương pháp này tốn kém hơn phương pháp tuyến nhiệt của Kerr và Schweizer.

Mặc dù PtCl2 phải hình thành khi kim loại platin tiếp xúc với chlor khi nóng, quá trình này bị chlor hóa quá mức và tạo ra PtCl4. Berzelius và sau đó Wöhler và Streicher cho thấy khi gia nhiệt tới 450 ℃, hợp chất Pt(IV) này bị phân hủy thành dẫn xuất Pt(II):[2]

PtCl4 → PtCl2 + Cl2

Các phép biến đổi như thế này được "đẩy" bởi entropy, năng lượng tự do thu được khi thải ra một sản phẩm khí từ chất rắn. Khi đun nóng đến nhiệt độ cao hơn, PtCl2 giải phóng chlor để tạo ra Pt kim loại. Sự chuyển đổi này là cơ sở cho phép kiểm tra độ tinh khiết của sản phẩm PtCl2.

Hợp chất khác sửa

PtCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • PtCl2·2NH3 xuất hiện dưới hai trạng thái:
    • Dạng α- tồn tại trong trạng thái tinh thể màu vàng cam (còn được gọi là muối của Peyrone);
    • Dạng β- tồn tại trong trạng thái tinh thể màu vàng nhạt (còn được gọi là muối chloride thứ hai của Rieset).

Ở nhiệt độ 25 ℃, dạng α- tan trong nước ở mức 0,2523 g/100 mL, trong khi đó dạng β- chỉ tan ở mức 0,0366 g/100 mL. Chúng có những phản ứng khá khác nhau. Ở 170 ℃, dạng α- chuyển thành dạng β-.[3];

  • PtCl2·3NH3 là tinh thể hình vuông màu đỏ thịt.[4]
  • PtCl2·4NH3 là tinh thể trắng, hòa tan vô hạn trong nước, CAS# 13933-32-9.[5]

PtCl2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như:

  • PtCl2·N2H4·1,5H2O là tinh thể vàng;[6]
  • PtCl2·2N2H4 là tinh thể vàng;[7][ghi chú 1]
  • PtCl2·4N2H4 là tinh thể trắng.[8]

Một phức hai phối tử PtCl2·2NH3·2N2H4 cũng được biết đến dưới cả hai dạng cis-trans-. Chúng đều là tinh thể không màu, tan ít trong nước nhưng dạng trans- ổn định hơn so với dạng cis-.[9] PtCl2 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như PtCl2·2NH2OH là tinh thể màu vàng hay PtCl2·4NH2OH là tinh thể không màu. Dạng Pt(NH2OH)4PtCl4 có màu tím.[7] Phức hai phối tử PtCl2·(4 − x)NH3·xNH2OH là tinh thể không màu, tan trong nước. Khi tác dụng với K2PtCl4, Phức với x = 1 và 2 có màu lục, với x = 3 hoặc 4 thì phức có màu hoa hồng-tím.[4]

PtCl2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như PtCl2·CO(NH2)2·2H2O là chất rắn màu lục đậm.[10]

PtCl2 còn tạo một số hợp chất với CON4H6, như PtCl2·2CON4H6·3H2O là tinh thể gần như không màu.[11]

PtCl2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như PtCl2·CS(NH2)2 là tinh thể vàng cam, PtCl2·2CS(NH2)2 là tinh thể vàng[12] hay PtCl2·4CS(NH2)2 là tinh thể vàng. Phức hai phối tử PtCl2·2NH3·2CS(NH2)2 cũng được biết đến, dưới dạng tinh thể không màu.[3] Phức PtCl2·5CS(NH2)2, thực chất là (Pt[CS(NH2)2]4Cl2)·CS(NH2)2, là chất rắn màu trắng.[13]

PtCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như PtCl2·2CSN3H5 là chất rắn vàng.[14]

PtCl2 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như PtCl2·4CSe(NH2)2 là tinh thể vàng kim loại, phân hủy ở 180 °C (356 °F; 453 K).[15].

Ghi chú sửa

  1. ^ Đó cũng là công thức viết gọn của Pt(N2H4)4PtCl4, nhưng phức này có màu đỏ thịt (xem trang 71 của chú thích).

Tham khảo sửa

  1. ^ Kerr, G. T.; Schweizer, A. E. (1980). “β-Platinum(II) Chloride”. Inorg. Synth. Inorganic Syntheses. 20: 48–49. doi:10.1002/9780470132517.ch14. ISBN 978-0-470-13251-7.
  2. ^ Wöhler, L.; Streicher, S. (1913). “Über das Beständigkeitsgebiet von vier wasserfreien Platinchloriden, über die Flüchtigkeit des Metalls im Chlorgas und die Darstellung sauerstoff-freien Chlors”. Chem. Ber. 46 (2): 1591–1597. doi:10.1002/cber.19130460252.
  3. ^ a b An Introduction to the Chemistry of Complex Compounds (Aleksander Abramovich Grinberg; Elsevier, 22 thg 10, 2013 - 386 trang), trang 136–137. Truy cập 18 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ a b A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 227; 231. Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ 13933-32-9 (Tetraammineplatinum(II) chloride hydrate) trên chemicalbook.com
  6. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 23,Trang 942-1923 (Chemical Society, 1978), trang 1030 – [1]. Truy cập 30 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ a b Platin: Teil D Komplexverbindungen mit Neutralen Liganden (R. J. Meyer; Springer-Verlag, 3 thg 9, 2013 - 638 trang), trang 73; 259. Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Journal of the Chemical Society, Tập 124,Phần 2 (Chemical Society (Great Britain); 1923), trang 500 – [2]. Truy cập 27 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ A Comprehensive Treatise on Inorganic and Theoretical Chemistry, Tập 16 (Joseph William Mellor; Longmans, Green, 1946), trang 270. Truy cập 16 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ Teleb, Said M.; Nour, El-Metwally – Synthesis and Spectroscopic Studies of Metal Complexes Formed in the Reaction of Metal Ions with Urea at High Temperature. Journal of the Korean Chemical Society (대한화학회지), 51 (4): 339–345.
  11. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 29,Trang 635-1243 (Chemical Society, 1984), trang 709. Truy cập 12 tháng 4 năm 2021.
  12. ^ Journal für praktische Chemie, Tập 157-158 (J. A. Barth., 1894), trang 484. Truy cập 20 tháng 12 năm 2020.
  13. ^ Journal of General Chemistry of the U.S.S.R. in English Translation (bằng tiếng Anh). Consultants Bureau. 1980. tr. 901.
  14. ^ Square planar metal complexes of thiosemicarbazide (ngày 15 tháng 3 năm 1968). Canadian Journal of Chemistry 46, tr. 3241–3247. Truy cập 5 tháng 3 năm 2021.
  15. ^ Siberian Chemistry Journal (Consultants Bureau, 1970), trang 504. Truy cập 18 tháng 12 năm 2020.