Quần đảo Marshall tại Thế vận hội

Quần đảo Marshall đã trải qua 3 kỳ Olympic Mùa hè: lần gần nhất tại Thế vận hội Mùa hè 2016Rio de Janeiro, Brasil. Quốc gia này chưa từng tham gia Thế vận hội Mùa đông. Quần đảo Marshall dự Olympic lần đầu tại Thế vận hội Mùa hè 2008Bắc Kinh, Trung Quốc.[1] Số lượng vận động viên (VĐV) Marshall lớn nhất góp mặt trong một kỳ vận hội Mùa hè là 5, kỳ vận hội ở Bắc Kinh 2008. Chưa VĐV Quần đảo Marshall nào từng giành được huy chương Olympic.

Quần đảo Marshall tại
Thế vận hội
Mã IOCMHL
NOCỦy ban Olympic Quốc gia Quần đảo Marshall
Trang webwww.oceaniasport.com/marshalls
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
0 0 0 0
Tham dự Mùa hè

Tổng quan sửa

Trước khi dự Thế vận hội sửa

Trong thời kỳ Thế vận hội hiện đại, quốc gia này bị kiểm soát bởi Nhật Bản, Đức, và Hoa Kỳ tại những thời điểm khác nhau cho đến khi giành được chủ quyền. Chính quyền Quần đảo Marshall tự chủ được thành lập năm 1979. Năm 1986, Hiệp ước Liên kết Tự do với Hoa Kỳ có hiệu lực, trao cho Cộng hòa Quần đảo Marshall chủ quyền. Quốc đảo này gồm 29 rạn san hô vòng và 5 đảo.[1][2] Ủy ban Olympic Quốc gia Quần đảo Marshall được thành lập năm 2001, và được công nhận bởi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) tại cuộc họp năm 2006. Đây là Ủy ban Olympic quốc gia thành viên thứ 203 của IOC.[3][4][5]

Thế vận hội Mùa hè 2008 sửa

Quần đảo Marshall tham dự Olympic lần đầu tiên tại kỳ Thế vận hội Mùa hè 2008Bắc Kinh, Trung Quốc, với 5 VĐV thi đấu 3 môn thể thao. Roman William CressHaley Nemra là đại diện của quần đảo ở các nội dung track and field. Jared HeineJulianne Kirchner tranh tài các nội dung bơi. Anju Jason, thi đấu Taekwondo, là VĐV Marshall duy nhất từng thi đấu taekwondo tại Thế vận hội tính tới năm 2016.[6]

 
Các nội dung bơi Thế vận hội Mùa hè 2008 diễn ra ở Trung tâm thể thao dưới nước quốc gia Bắc Kinh.

Thế vận hội Mùa hè 2012 sửa

Quần đảo Marshall đã cử 4 VĐV tới Thế vận hội Mùa hè 2012 ở Luân Đôn. Timi Garstang và Haley Nemra đã thi đấu các nội dung track and fieldGiordan HarrisAnn-Marie Hepler đại diện tranh tài môn bơi. Trước khi dự Thế vận hội Mùa hè 2012, đoàn Marshall có tham gia một trại huấn luyện ở Úc trong một tháng.[7][8]

Thế vận hội Mùa hè 2016 sửa

Năm VĐV đến từ Quần đảo Marshall tham dự Thế vận hội Mùa hè 2016Rio de Janeiro, Brasil. Richson SimeonMariana Cress đại diện ở các nội dung track and field. Giordan Harris và Colleen Furgeson thi đấu các nội dung bơi. Mathlynn Sasser, từng thi đấu cử tạ tại Thế vận hội, là VĐV Marshall đầu tiên và duy nhất (tính đến kỳ 2016) tham gia môn cử tạ tại Thế vận hội.[7][9][10]

Bảng huy chương sửa

Thế vận hội Mùa hè sửa

Thế vận hội Số VĐV Số VĐV theo môn Huy chương Tổng số
             
  Bắc Kinh 2008 5 2 2 1 0 0 0 0[6]
  Luân Đôn 2012 4 2 2 0 0 0 0[7]
  Rio de Janeiro 2016 5 2 2 1 0 0 0 0[10][11]
  Tokyo 2020 chưa diễn ra
  Paris 2024
  Los Angeles 2028
Tổng số 0 0 0 0

Người cầm cờ sửa

Thế vận hội Mùa hè
Thế vận hội VĐV Môn thi đấu
  Bắc Kinh 2008 Waylon Muller Judo[12]
  Luân Đôn 2012 Haley Nemra Điền kinh[12]
  Rio de Janeiro 2016 Mathlynn Sasser Cử tạ[13]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “2008 Beijing Summer Olympics | Marshall Islands, Country Profile, Olympic Tradition | Outlook, Medal Count | NBC Olympics”. ngày 24 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ “Marshall Islands Ready to Join Olympics”. 1 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ “Marshall Islands – National Olympic Committee (NOC)”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ “2008 Beijing Summer Olympics | Marshall Islands, Country Profile, Olympic Tradition | Outlook, Medal Count | NBC Olympics”. ngày 24 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ “About MINOC – Marshall Islands National Olympic Committee – SportsTG”. SportsTG (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
  6. ^ a b “Marshall Islands at the 2008 Beijing Summer Games | Olympics at Sports-Reference.com”. 4 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  7. ^ a b c “Marshall Islands at the 2012 London Summer Games | Olympics at Sports-Reference.com”. ngày 5 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  8. ^ “Marshall Islands athletes train in Australia for Olympics | Pacific Beat | ABC Radio Australia”. ngày 5 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  9. ^ Sportsencyclo. “Marshallese athletes in the Beijing 2008 Olympics”. www.olympiandatabase.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2017.
  10. ^ a b Sportsencyclo. “Marshallese athletes in the Rio 2016 Olympics”. www.olympiandatabase.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2017.
  11. ^ Sportsencyclo. “Marshallese medalists at the Rio 2016 Olympics”. www.olympiandatabase.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2017.
  12. ^ a b “Olympic History of Marshall Islands”. Olympics at Sports-Reference.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  13. ^ “The Flagbearers for the Rio 2016 Opening Ceremony”. International Olympic Committee (bằng tiếng Anh). ngày 24 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2017.