Thế vận hội Mùa hè 2008

Sự kiện thể thao thế giới thứ 29 tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Thế vận hội Mùa hè 2008, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXIX (tiếng Anh: 2008 Summer Olympics), là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 8 (riêng môn bóng đá bắt đầu thi đấu từ ngày 6 tháng 8) đến 24 tháng 8 năm 2008. Tiếp theo đó là Thế vận hội Mùa hè dành cho người khuyết tật sẽ diễn ra từ ngày 6 tháng 9 đến ngày 17 tháng 9. Có đến 11.028 vận động viên tranh tài ở 302 nội dung thi đấu thuộc 28 môn thể thao, nhiều hơn 1 nội dung so với Thế vận hội Mùa hè 2004. Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đánh dấu việc lần thứ 3 sự kiện thể thao quốc tế này được tổ chức trong vùng lãnh thổ có 2 Ủy ban Olympic khác nhau, với môn đua ngựa được tổ chức tại Hồng Kông, đồng thời là lần thứ ba Thế vận hội Mùa hè được tổ chức tại châu Á.

Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXIX
Thành phố chủ nhàBắc Kinh, Trung Quốc
Khẩu hiệuMột thế giới, một ước mơ
(tiếng Anh: One World, One Dream)
(tiếng Trung: 同一个世界 同一个梦想)
Quốc gia204
Vận động viên10.942 (4.637 nữ và 6.305 nam)
Nội dung302 trong 28 môn thể thao (41 phân môn)
Lễ khai mạc8 tháng 8
Lễ bế mạc24 tháng 8
Khai mạc bởi
Thắp đuốc
Sân vận độngSân vận động Quốc gia Bắc Kinh
Mùa hè
Athens 2004 Luân Đôn 2012
Mùa đông
Turin 2006 Vancouver 2010

Quyền tổ chức Thế vận hội được trao cho Bắc Kinh sau một cuộc bầu chọn hết sức nghiêm ngặt của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vào ngày 13 tháng 7 năm 2001. Biểu tượng chính thức của thế vận hội, tên gọi "Bắc Kinh nhảy múa" (Dancing Beijing), dựa theo chữ kinh (京) để nói đến thủ đô của nước chủ nhà (Beijing - 北京). Năm linh vật của Olympics 2008 là năm Bé Phúc (福娃), mỗi linh vật tượng trưng cho 1 màu sắc trên vòng tròn olympic và cũng là biểu tượng của văn hoá Trung Hoa. Khẩu hiệu "Cùng một thế giới, chung một ước mơ" (One World, One Dream) kêu gọi toàn thế giới đoàn kết lại trong tinh thần Olympic.

Chính phủ Trung Quốc đã truyền bá về Thế vận hội nhằm làm nổi bật vị thế của Trung Quốc trên thế giới, tích cực đầu tư xây dựng những công trình mới và phát triển hệ thống giao thông. Tổng cộng 37 khu thi đấu được sử dụng để tổ chức các sự kiện thể thao, trong đó bao gồm 12 công trình được xây mới. Từ đầu năm 2007, cựu Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Olympic Quốc tế, ông Juan Antonio Samaranch đã phát biểu rằng đây là "Thế vận hội tuyệt vời nhất" trong lịch sử các kỳ Olympic; Chủ tịch đương nhiệm IOC cũng khẳng định rằng IOC không chút hối hận khi quyết định tổ chức Thế vận hội Mùa hè lần thứ 29 tại Bắc Kinh.

Khai mạc Olympic đã tiêu tốn của Trung Quốc 100 triệu USD (USD năm 2008) và được xem là màn khai mạc Thế vận hội vĩ đại nhất trong lịch sử các kỳ Thế vận hội.

Tuy nhiên, do kỳ Olympic được tổ chức vào đúng thời điểm sau vụ bạo loạn Tây Tạng 2008 và chiến tranh Nam Ossetia 2008, nhiều người đã cáo buộc "đây là kì Olympic của bọn vi phạm nhân quyền" và kỳ Olympic bị giảm sức hút do thế giới chuyển hướng chú ý sang chiến trường giữa Nga và Gruzia. Nhiều cuộc biểu tình và tẩy chay Olympic đã nổ ra, gây căng thẳng chưa từng có tiền lệ tại Trung Quốc.

Cuộc đua giành quyền đăng cai sửa

Kết quả bầu chọn Thế vận hội Mùa hè 2008
Thành phố Quốc gia Vòng 1 Vòng 2
Bắc Kinh   Trung Quốc 44 56
Toronto   Canada 20 22
Paris   Pháp 15 18
Istanbul   Thổ Nhĩ Kỳ 17 9
Osaka   Nhật Bản 6

Trong phiên họp lần thứ 112 của IOC diễn ra tại thủ đô Moskva, Nga, vào ngày 13 tháng 7 năm 2000, Bắc Kinh vượt qua các thành phố Toronto, Paris, IstanbulOsaka để trở thành nơi đăng cai Thế vận hội Mùa hè lần thứ 29. Trước phiên họp này, 5 thành phố khác (Băng Cốc, Cairo, La Habana, Kuala Lumpur, và Sevilla) cũng đệ trình hồ sơ xin đăng cai đến IOC nhưng không bao gồm bản tóm lược vào năm 2000. Sau vòng bỏ phiếu đầu tiên, Bắc Kinh có số phiếu vượt trội so với 4 ứng cử viên còn lại. Thành phố Osaka chỉ chiếm được 6 phiếu bầu, đứng ở vị trí cuối cùng, và bị loại khỏi cuộc đua. Đến vòng 2, Bắc Kinh chiếm được đa số phiếu, đợt bỏ phiếu lần 3 xem như không cần thiết.

Sau khi giành được quyền đăng cai, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Lam Thanh tuyên bố rằng:" thắng lợi của Trung Quốc minh chứng cho sự nhìn nhận của thế giới về sự bền vững xã hội, phát triển kinh tế của Trung Quốc và đời sống khoẻ mạnh của người dân Trung Quốc." Trước đây, Bắc Kinh đã từng mất quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2000 về tay thành phố Sydney.

Xây dựng cơ sở vật chất và công tác chuẩn bị sửa

Khu liên hợp thể thao sửa

Vào tháng 5 năm 2007, Bắc Kinh tiến hành xây dựng 31 khu thể thao liên hợp trong khu vực thủ đô nhằm phục vụ thế vận hội. Chính phủ Trung Quốc cũng đầu tư nâng cấp và xây dựng 6 khu liên hợp và 59 trung tâm huấn luyện nằm ngoài Bắc Kinh. Những công trình kiến trúc lớn nhất là Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh, Nhà thi đấu Bắc Kinh, Trung tâm thể thao dưới nước quốc gia Bắc Kinh, Trung tâm hội nghị quốc gia, Công viên Thế vận hội Bắc Kinh, và Nhà thi đấu Ngũ Khỏa Tùng. 85% ngân sách dành cho công tác xây dựng 6 khu liên hợp chính này là 2,1 tỉ đô la Mỹ (17.4 tỉ nhân dân tệ), đến từ nhiều nhà tài trợ. Nhiều nguồn tài trợ đang mong đợi có được quyền sở hữu các công trình này sau kỳ thế vận hội. Tổng cục điều hành thể dục thể thao nhà nước sẽ sở hữu và quản lý một vài khu với chức năng là những tiện ích cho những sự kiện thể thao quốc gia trong tương lai. Olympic Bắc Kinh trở thành sự kiện thể thao đắt giá nhất trong lịch sử các kỳ thế vận hội, với tổng số tiền đầu tư là 40,9 tỉ USD, tính từ năm 2001 đến 2007, vào dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, giao thông, và hệ thống cung cấp nước.

Một vài môn thể thao thi đấu ngoài địa phận Bắc Kinh như môn bóng đá ở Tần Hoàng Đảo, Thượng Hải, Thẩm DươngThiên Tân; đua thuyền ở Thanh Đảo; và vì "tình trạng bấp bênh của các bệnh dịch ở ngựa và một số khó khăn chính trong việc thiết lập khu cách ly bệnh", môn đua ngựa diễn ra ở Hồng Kông.

Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh sửa

 
Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh

Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh là nơi diễn ra những sự kiện chính của Thế vận hội Mùa hè 2008, thường được gọi là sân vận động tổ chim do hình dáng của nó. Việc xây dựng sân Tổ chim bắt đầu vào ngày 24 tháng 12 năm 2000. Sân vận động Quảng Đông đã được thiết kế, xây dựng và hoàn tất vào năm 2001 cho thế vận hội, nhưng Bắc Kinh quyết định xây dựng 1 sân vận động mới. Các quan chức chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi các nhà thiết kế trên thế giới cùng tranh tài thiết kế kiến trúc cho sân vận động mới này. Công ty Thuỵ Sĩ Herog & de Meuron Architekten AG cộng tác với Tập đoàn Xây dựng và Khảo sát Trung Quốc đã thắng. Sân vận động có khung bê tông như đan chéo nhau với sức chứa hơn 90.000 người. Ban đầu, kiến trúc sư mô tả thiết kế tổng thể tương tự như tổ chim với tầm nhìn trải rộng và mái vòm co rút phía trên khán đài. Tuy nhiên, vào năm 2004, mái vòm đã không được triển khai vì một số lý do kinh tế và an toàn.

Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc của Thế vận hội 2008, nơi thi đấu môn điền kinh và hai trận chung kết môn bóng đá.

Làng vận động viên Olympic Bắc Kinh mở cửa vào ngày 16 tháng 7 năm 2008 và cho phép tham quan từ ngày 26 tháng 7 năm 2008.

Giao thông sửa

 
Bản đồ bố trí các địa điểm thi đấu ở Olympic Bắc Kinh

Để chuẩn bị cho thế vận hội, hệ thống tàu điện ngầm Bắc Kinh mở rộng, tăng gấp đôi kích cỡ và công suất hoạt động so với trước. Hệ thống cũ bao gồm 4 tuyến đường tàu và 64 trạm. 7 tuyến mới và hơn 80 trạm mới đã được xây dựng, bao gồm tuyến đường nối trực tiếp thành phố với sân bay quốc tế của thủ đô Bắc Kinh. Ngay tại sân bay, có 11 xe lửa tự động hoạt động, mỗi xe chứa khoảng 83 hành khách, giúp giải quyết nhu cầu di chuyển giữa các ga hàng không. Hầu hết các phương tiện giao thông này sẽ được vận hành từ ngày 30 tháng 6 năm 2008, một tháng trước ngày khai mạc Thế vận hội. Vào tháng 1 năm 2007, Ủy ban tổ chức thế vận hội Bắc Kinh (viết tắt là BOCOG) thông báo rằng xe điện ngầm sẽ gắn thêm màn hình tivi trong suốt kỳ thế vận hội để hành khách theo dõi những tin tức và sự kiện mới nhất xảy ra tại Olympic Bắc Kinh 2008; đồng thời, mạng lưới sóng di động cũng có thể hoạt động, giúp hành khách có thể sử dụng phương tiện liên lạc trong ga tàu điện ngầm. Vào ngày mùng 1 tháng 8 năm 2008, Ga Xe lửa Nam Bắc Kinh đã hoạt động lại sau 2 năm nâng cấp. Tuyến xe lửa liên tỉnh Bắc Kinh - Thiên Dương dài 120 km cũng được khánh thành cùng ngày, nối ga mới với thành phố đồng đăng cai - Thiên Tân với tốc độ di chuyển 350 km/h, cao nhất thế giới hiện nay.

Theo Tổng cục Quản lý Hàng không dân dụng Trung Quốc, 5 cấp báo động mới cho thời tiết xấu và an toàn bay sẽ được bổ sung tại sân bay. Hệ thống này được thiết kế nhằm đảm bảo độ an toàn khi di chuyển cho hơn 3 triệu khách tham quan trong nước và quốc tế đổ đến Bắc Kinh tại kỳ thế vận hội lần này.

Đối với đường bộ, Bắc Kinh lập ra 38 tuyến xe bus công cộng chính nối các địa điểm thi đấu Olympic với nhau. 2.500 xe buýt cỡ lớn và 4.500 xe buýt nhỏ, được hơn 8.000 lái xe điều khiển làm nhiệm vụ chuyên chở khán giả giữa các khu thi đấu. Trước khi thế vận hội diễn ra, hệ thống giao thông công cộng của thành phố cũng đã được điều chỉnh lại, để hợp lý hóa hơn 110 tuyến xe bus đã tồn tại từ trước.[1]

Các vận động viên, các vị khách mời của Ủy ban Olympic và giới truyền thông sẽ được chuyên chở trong thành phố bởi đội xe 5.000 chiếc Volkswagen "tiết kiệm nhiên liệu, và thải ít khí thải".[2]

Bắc Kinh cũng đã tạm thời thiết lập hệ thống điều chỉnh lưu lượng giao thông theo biển số xe để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí của thành phố.[3] Hệ thống chính thức được áp dụng từ ngày 20 tháng 6 năm 2008, và sẽ được kéo dài trong hai tháng, từ ngày 20 tháng 6 cho đến ngày 20 tháng 9.[4] Tùy vào số cuối cùng của biển số xe là số chẵn hay số lẻ mà xe sẽ chỉ được ra đường vào ngày chẵn hay ngày lẻ. Biện pháp này hy vọng có thể làm giảm khoảng 45% lưu lượng trong tổng số 3.3 triệu xe thường xuyên di chuyển trên đường phố Bắc Kinh. Ngoài ra, 300.000 xe cũ thải nhiều khí thải sẽ bị cấm từ ngày mùng 1 tháng 7, kế hoạch cũng cấm phần lớn các xe cộ đến từ ngoài Bắc Kinh vào thành phố. Việc tăng cường hệ thống giao thông công cộng hy vọng có thể đảm bảo được việc đi lại của hành khách, ước tính tăng khoảng hơn 4 triệu người hàng ngày trong kỳ đại hội, so với thường nhật.[4][5]

Quảng bá hình ảnh sửa

Biểu trưng sửa

Biểu tượng chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008 được ra mắt chính thức vào ngày mùng 3 tháng 8, năm 2003 trong buổi lễ tại Thiên Đàn[6] được tổ chức bởi Ủy ban tổ chức Thé vận hội lần thứ 29 Bắc Kinh (第29届奥林匹克运动会组织委员会 - Đệ nhị thập cửu giới áo lâm thất khắc vận động hội tổ chức ủy viên hội, gọi tắt là 北京奥组委 - Bắc Kinh áo tổ ủy).

Biểu tượng chính thức của thế vận hội, tên gọi là "Bắc Kinh nhảy múa" (舞动的北京), gồm một chữ tượng hình thể hiện một hình nhân nhảy múa, dựa theo chữ kinh (京) được viết cách điệu như bản in của một chiếc ấn Trung Hoa, để nói đến thủ đô của nước chủ nhà. Phía dưới là năm vòng tròn của lá cờ Olympic, biểu tượng của phong trào Olympic, và chữ Beijing 2008 (Bắc Kinh 2008) được viết cách điệu theo thư pháp Trung Hoa.

Linh vật sửa

Linh vật chính thức của Thế vận hội mùa hè lần này là 5 Bé Phúc (福娃 Fúwá). Chúng được Cơ quan quốc gia ngiên cứu văn học cổ điển Trung Hoa giới thiệu vào ngày 11 tháng 11 năm 2005, đúng một nghìn ngày trước khi khai mạc Olympic 2008.

5 Phúc Oa là: Bối Bối (贝贝), Tinh Tinh (晶晶), Hoan Hoan (欢欢), Nghênh Nghênh (迎迎) và Ni Ni (妮妮). Nếu lấy âm đầu tiên của mỗi tên vừa rồi gắp lại với nhau, ta sẽ ghép được một câu có cách phát âm gần với « 北京欢迎你 - Běijīng huānyíng nǐ », có nghĩa là « Bắc Kinh chào đón bạn». Mỗi một bé Phúc mang một màu của phong trào Olympic. Đồng thời, mỗi một Bé Phúc cũng thể hiện một hành trong ngũ hành: Cô cá Bối Bối (贝贝), màu xanh nước biển thuộc mệnh Thủy. Chú gấu trúc Tinh Tinh (晶晶), màu đen thuộc mệnh Kim. Ngọn lửa Hoan Hoan (欢欢), màu đỏ thuộc mệnh Hoả. Chú sơn dương Tây Tạng Nghênh Nghênh (迎迎), màu vàng thuộc mệnh Thổ. Và chim yến Ni Ni (妮妮), màu xanh lá cây thuộc mệnh Mộc.

Khẩu hiệu sửa

Ngày 26 tháng 6 năm 2005, BOCOG đã công bố khẩu hiệu của Olumpic lần này là « Cùng một thế giới, chung một ước mơ » (Tiếng Hoa: 同一个世界 同一个梦想; Tiếng Anh: One World, One Dream) » [7]. Khẩu hiệu mong muốn mọi người áp dụng tinh thần Olympic để tham gia xây dựng một tương lai rực rỡ hơn cho nhân loại. Khẩu hiệu này đã được chọn trong tổng số hơn 210 000 ý tưởng được gửi đến từ khắp nơi trên thế giới.

Bài hát chính thức sửa

Bài hát chính thức đầu tiên được phát hành mang tên 'We Are Ready' (Chúng tôi đã sẵn sàng), đúng một năm trước khi Thế vận hội 2008 chính thức khởi tranh. Bài hát được 133 nghệ sĩ đến từ Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc đại lục, SingaporeHàn Quốc thể hiện.

Bài hát thứ hai được phát hành mang tên Bắc Kinh đón chào bạn (tiếng Trung Quốc: 北京歡迎你, giản thể: 北京欢迎你, Bính âm: Beijing huanying ni, Hán Việt: Bắc Kinh hoan nghênh nhĩ, tiếng Anh: Beijing Welcomes You) là bài hát nhân dịp đếm ngược 100 ngày đến Olympic của Thế vận hội Mùa hè 2008 tổ chức tại Bắc Kinh. Bài hát được trình bày bởi 100 ca sĩ nổi tiếng đến từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông CổSingapore. Video của bài hát chiếu những nơi nổi tiếng ở khắp khu vực Bắc Kinh. Lời bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ người Hồng Kông, Lâm Tịch và nhạc được sáng tác bởi nhạc sĩ người Trung Quốc, Tiểu Kha.

Còn bài hát được hát ở lễ khai mạc Bắc Kinh 2008 là bài Bạn và tôi (我和你) được thể hiện qua giọng ca của cặp nghệ sĩ Lưu HoanSarah Brightman.

Phát sóng truyền hình sửa

Thế vận hội lần này là kỳ Olympic đầu tiên mà chương trình thi đấu được sản xuất và phát sóng trên truyền hình hoàn toàn theo chuẩn HDTV.[8][9]

Hành trình rước đuốc sửa

Ngọn đuốc của thế vận hội 2008 sửa

Thiết kế của ngọn đuốc Olympic dựa trên cuộn giấy truyền thống và sử dụng thiết kế truyền thống gọi là "tường vân" (tường của cát tường). Ngọn đuốc có thể giữ lửa trong điều kiện sức gió là 65 km/h, nhiệt độ -40 độ C và dưới cơn mưa có lượng nước 50mm/h.

Hành trình rước đuốc, với tên gọi "Chuyến hành trình hợp nhất" kéo dài 130 ngày với đoạn đường dài 137.000 km, hành trình dài nhất trong lịch sử các cuộc rước đuốc tại thế vận hội từ năm 1936 tại Đức. Tại một số quốc gia trên tuyến đường, ngọn đuốc đã gặp nhiều người biểu tình chống các chính sách của chính phủ Trung Quốc. Theo tạp chí Times, đây là "thảm hoạ tuyên truyền" cho Trung Quốc, với lời cáo buộc về việc vi phạm nhân quyền tại đất nước Trung Quốc, đặc biệt là khu vực Tây Tạng.

Hành trình rước đuốc sửa

 
Biểu tình phản đối cuộc rước đuốc

Ngọn đuốc được đưa từ ngày 24/3/2008, bắt đầu từ đỉnh Olympia tại Hy Lạp. Tiếp đó, ngọn đuốc băng qua Hy Lạp đến sân vận động Panathinaiko tại thủ đô Athens, đến Bắc Kinh ngày 31/3/2008. Từ Bắc Kinh, ngọn đuốc bắt đầu chuyến du hành qua khắp các châu lục, ngoại trừ Nam Cực, ghé qua các thành phố nằm trên con đường tơ lụa, con đường nối liền Trung Quốc với phần còn lại của thế giới xưa. Khoảng 21.880 người, được tuyển chọn bởi nhiều tổ chức, tham gia rước đuốc.

Ngọn lửa thiêng Olympic được đem đến đỉnh Everest theo đoạn dường "cao tốc" dài 108 km nằm 1 bên ngọn núi, phía giáp với cao nguyên Tây Tạng, được xây dựng riêng cho cuộc rước đuốc. Dự án trị giá 19.7 triệu đô này kéo dài từ địa phận Tingri của quận Xigazê đến trại dừng chân dưới chân núi Everest. Vào tháng 3 năm 2008, Trung Quốc đã cấm các nhà leo núi đến khu vực này; sau đó, Trung Quốc thuyết phục chính phủ Nepal đóng cửa khu vực núi Everest thuộc lãnh thổ Nepal, chính thức bày tỏ mối lo ngại về môi trường tại khu vực. Việc này cũng cho thấy Trung Quốc lo ngại các nhà hoạt động tại Tây Tạng có thể gây ra những bất lợi cho quá trình rước đuốc lên "nóc nhà thế giới".

Ban đầu, ngọn đuốc dự định sau khi qua Việt Nam sẽ đến Đài Loan rồi về Hồng Kông. Tuy nhiên, chính phủ Đài Loan đã bác bỏ đề nghị trên, cho rằng lộ trình qua Đài Loan hiện diện như một phần lộ trình nội địa trên đất nước Trung Hoa, không phải là lộ trình quốc tế. Việc quốc kỳ và quốc ca của Trung Hoa Dân quốc bị cấm dọc theo lộ trình cũng là một phần của lời bác bỏ. Đài Loan và Trung Quốc đều đổ lỗi cho nhau vì lôi vấn đề chính trị vào sự kiện quốc tế này.

Thế vận hội sửa

Lễ khai mạc sửa

Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2008 diễn ra tại Sân Vận Động Quốc gia Bắc Kinh vào ngày mùng 8 tháng 8, năm 2008 lúc 8 giờ tối (giờ Trung Quốc, múi giờ UTC+8). Con số 8 mang ý nghĩa thịnh vượng và tự tin trong truyền thống văn hoá Trung Hoa. Buổi lễ được đạo diễn bởi nhà làm phim Trương Nghệ Mưu với sự tham gia trình diễn của 15.000 diễn viên.

Bề dày văn hoá nghệ thuật Trung Hoa cổ bao quát lễ khai mạc. Bắt đầu bằng tiếng trống Fou đếm lùi thời gian, cuộn giấy khổng lồ bất thình lình hiện ra và trở thành sân khấu chính của buổi biểu diễn. Bài hát chính thức của Olympic 2008, tựa đề "Bạn và Tôi" vang lên với giọng ca của nữ ca sĩ người Anh Sarah Brightman và nam danh ca Trung Quốc Lưu Hoan.

Cựu vận động viên Lý Ninh được vinh dự nhóm lên ngọn lửa thiêng tại sân vận động quốc gia.

Thứ tự diễu hành của các đoàn vận động viên cũng khác biệt so với những lễ khai mạc trước đây. Thay vì tiến vào sân vận động theo thứ tự bảng chữ cái La-tinh, các đoàn vận động viên (từ nhỏ đến lớn) diễu hành theo số nét trong tên theo phiên âm tiếng Hoa của quốc gia mình. Ví dụ như Australia (một trong những đoàn đầu tiên theo thứ tự thông thường) trở thành đoàn cuối cùng bước vào sân vận động vì chữ đầu tiên trong tên của quốc gia này (澳大利亚, Hoa giản thể) có 16 nét. Đất nước của truyền thống Olympic Hy Lạp diễu hành đầu tiên và nước chủ nhà Trung Quốc sau cùng cũng là một điểm đáng lưu ý.

Cả thế giới nhìn nhận buổi lễ khai mạc "ngoạn mục và phi chính trị"[90]. Nhưng một vài chi tiết kỹ xảo được sử dụng cũng đã bị phanh phui sau buổi lễ. Đầu tiên là màn pháo hoa mà khán giả truyền hình được chứng kiến bao gồm nhiều hình ảnh được vẽ trước bằng đồ họa vi tính và ghép vào đoạn phim, do Ban tổ chức vì lý do an ninh đã quyết định không cho máy bay trực thăng bay quanh sân vận động để quay cảnh này. Tiếp sau là sự kiện cô bé Lâm Diệu Khả, ca sĩ nhí hát bài Ca xướng tổ quốc trong lễ khai mạc, bị phát hiện hát nhép. Người trình diễn ca khúc này là một bé gái khác, tên là Dương Bái Nghi, có chất giọng hoàn hảo nhưng không được lên hình do bị sún răng và có ngoại hình kém hơn Lâm Diệu Khả[91]. Chi tiết không chính xác cuối cùng bị phát hiện là việc hình ảnh 56 em nhỏ rước lá cờ Trung Hoa tiến vào Sân vận động, trong đó có 55 em mặc các trang phục khác nhau của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, dù đã tuyên bố em nhỏ mặc sắc phục của dân tộc nào đều chính xác là người dân tộc đó, nhưng thật ra, tất cả các em đều là người Hán.[92]

Hơn 100 nhà cầm quyền cấp cao, các nguyên thủ quốc gia và chủ tịch nước cùng 170 Bộ trưởng Bộ Thể thao đã tham dự trong lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008.[93]

Lễ bế mạc sửa

Lễ bế mạc Thế vận hội Mùa hè 2008 diễn ra tại Sân Vận Động Quốc gia Bắc Kinh vào ngày mùng 24 tháng 8 năm 2008 lúc 8 giờ tối (giờ Trung Quốc, múi giờ UTC+8).

Trong buổi lễ cũng có lễ bàn giao quyền tổ chức Thế vận hội giữa Bắc KinhLuân Đôn. Ông Quách Kim Long, Thị trưởng Bắc Kinh, đã trao lại lá cờ Olympic cho vị thị trưởng London là ông Boris Johnson, kèm theo sau đó là màn trình diễn ngắn của các nghệ sĩ Anh quốc do Ủy ban tổ chức Thế vận hội London (London Organising Committee for the Olympic Games - LOGOG) thực hiện.[94]

Các đoàn tham dự Thế vận hội 2008 sửa

 
Các quốc gia tham dự Thế vận hội lần này

Sau buổi lễ khai mạc diễn ra ngày 8 tháng 8 năm 2008, 205 quốc gia có Ủy ban Olympic (trừ Brunei) đã cử đoàn vận động viên tham gia tranh tài ở các nội dung. Trung Quốc và Mỹ là 2 đoàn lớn nhất với số lượng thành viên lần lượt là 639 và 539 người. Một số quốc gia chỉ cử 1 vận động viên làm đại diện tham dự Olympic.

Thế vận hội lần này chào đón sự tham dự của 3 thành viên mới lần đầu tham dự là: quần đảo Marshall, Montenegro, và Tuvalu.

Vận động viên bơi lội Nam Phi Natalie du Toit, người đã giành được 5 huy chương vàng trong Thế vận hội dành cho người khuyết tật tại Athens năm 2004, đủ tiêu chuẩn để tranh tài tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, trở thành vận động viên khuyết tật đầu tiên đủ tiêu chuẩn tham gia thi đấu tại thế vận hội (sau vận động viên Olivér Halassy vào năm 1936). Một vận động viên khác là Natalia Partyka (cụt cẳng tay phải bẩm sinh) tham gia tranh tài nội dung bóng bàn cho tuyển Ba Lan.

Các môn thể thao sửa

Lịch thi đấu sửa

Sau đây là lịch thi đấu chính thức tại Thế vận hội Mùa hè 2008.[96]

 ●  Lễ khai mạc  ●  Tranh tài  ●  Chung kết  ●  Đêm giao lưu  ●  Lễ bế mạc
Ngày trong tháng 8 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 T
Môn thi đấu
Bắn cung 4
Điền kinh




7 7 47
Cầu lông 5
Bóng chày 1
Bóng rổ 2
Quyền Anh

11
Canoeing

16
Xe đạp 18
Nhảy cầu 8
Đua ngựa 6
Đấu kiếm 10
Khúc côn cầu trên cỏ 2
Bóng đá 2
Thể dục dụng cụ


18
Bóng ném 2
Judo 2 2 2 2 2 2 2 14
Năm môn phối hợp 1 1 2
Rowing 7 7 14
Đua thuyền 2 1 2 2 2 2 11
Bắn súng 2 2 2 2 1 2 1 2 1 15
Bóng mềm 1
Bơi lội 4 4 4 4 4 4 4 4 34
Bơi nghệ thuật 2
Bóng bàn 4
Taekwondo 2 2 2 2 8
Quần vợt 4
Ba môn phối hợp 2
Bóng chuyền 4
Bóng nước 2
Cử tạ 15
Đấu vật 18
Ngày trong tháng 8 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 302

Bảng tổng sắp huy chương sửa

  Đoàn chủ nhà (  Trung Quốc)
Bảng huy chương Thế vận hội Mùa hè 2008
HạngNOCVàngBạcĐồngTổng số
1  Trung Quốc482230100
2  Hoa Kỳ363937112
3  Nga24132360
4  Anh Quốc19131951
5  Đức16111441
6  Úc14151746
7  Hàn Quốc1311832
8  Nhật Bản98825
9  Ý891027
10  Pháp7162043
11–87Các nước còn lại108146167421
Tổng số (87 đơn vị)302303353958

Tham khảo sửa

  1. ^ “38 public transit routes to the Olympic venues”. BOCOG. ngày 22 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2007.
  2. ^ AUSmotive.com (ngày 2 tháng 8 năm 2008). “Volkswagen claims 'Green' medal at 2008 Olympic Games”. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2008.
  3. ^ Andrew Jacobs (ngày 14 tháng 4 năm 2008). “Traffic Beijing Stops Construction for Olympics”. New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
  4. ^ a b Stephen Wade (ngày 20 tháng 6 năm 2008). “Beijing sets restrictions on cars during Olympics”. National Examiner. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  5. ^ Reuters (ngày 23 tháng 6 năm 2008). “Beijing to launch Olympic 'odd-even' car ban”. ABC news. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  6. ^ “« Bắc Kinh cho ra mắt biểu trưng chính thức của Thế vận hội 2008 »”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2008.
  7. ^ “Bắc Kinh 2008: Khẩu hiệu thế vận hội 2008 "Cùng một thế giới, chung một ước mơ". Comité international olympique. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
  8. ^ Dickson, Glen (ngày 8 tháng 4 năm 2008). “Network goes to great lengths to pump Beijing Olympic Games action to myriad pipes”. Broadcasting & Cable. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
  9. ^ “Seeing clearly: Panasonic ushers in first HDTV Game”. China Daily. ngày 6 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.
  10. ^ Seven Network 2008 - Olympics
  11. ^ ORF: Gesamtes Olympia-Programm in HDTV – digitalfernsehen.de, 7. July 2008
  12. ^ Belteleradiocompany
  13. ^ Briel, Robert (16 tháng 4 năm 2008). “Belgian pubcaster VRT to launch HD channel”. BroadbandTVNews.com. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  14. ^ “Beijing 2008” (bằng tiếng Bosnia). Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
  15. ^ Moreira, Paulo Ricardo (26 tháng 7 năm 2008). “Como Band e Globo brigam pela audiência nas Olimpíadas de Pequim” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). JB Online. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2008.
  16. ^ Freitas, Guilherme Ricardo (5 tháng 8 năm 2008). “Veja com acompanhar os Jogos Olímpicos de Beijing” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Best Swimming. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2008.
  17. ^ “2008 Beijing Summer Olympic Games: Where to Watch the Games”. The Sofia Echo. 1 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
  18. ^ “CBC Olympics - Schedule”. CBC. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2008.
  19. ^ “Statement Regarding the IOC's Awarding of the Broadcast Rights for the 2010 and 2012 Olympic Games” (Thông cáo báo chí). CBC/Radio-Canada. 7 tháng 2 năm 2005. The release states that both CBC and Radio-Canada "still own the broadcast rights for...the Beijing Games in 2008."
  20. ^ “Olympics - TV Schedule”. TSN. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2008. As of access date, TSN has stated: "Details of TSN's coverage from the 2008 Summer Olympics in Beijing, China will be announced at a later date".
  21. ^ “Juegos Olimpicos Beijing 2008”. TVN. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
  22. ^ Ensha, Azadeh (17 tháng 6 năm 2008). “Chinese Company Gains Olympic Webcast Rights”. The New York Times. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008.
  23. ^ “Olímpicos se verán en 'Señal Colombia'. Semana.com. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008.
  24. ^ “HRT spreman za olimpijske igre”. javno.com. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
  25. ^ a b “2008 Olympics”. Prague.tv. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
  26. ^ “DR sender 550 timers tv og radio fra OL”. TVnyt.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2008.
  27. ^ “TV 2 sender 300 timer fra OL i Beijing”. TVnyt.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2008.
  28. ^ “YLE tapahtumat”. YLE. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
  29. ^ “Pekingin olympialaiset hd-lähetyksinä – vasta harvoille”. Tietokone-lehti. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2008.
  30. ^ (tiếng Pháp)“L'actualité de France Télévisions à l'international”. France Télévisions. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
  31. ^ “ARD und ZDF übertragen 300 Stunden aus Peking” (bằng tiếng Đức). Die Welt. 5 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2008.
  32. ^ “Η τηλεοπτική μετάδοση των Ολυμπιακών Αγώνων (TV broadcast of the Olympic Games”.
  33. ^ “IOC Awards Broadcast Rights in Hong Kong to i-CABLE” (Thông cáo báo chí). International Olympic Committee. 6 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2008. Please note: Over the air broadcast rights for the Beijing 2008 Olympic Games were acquired by Asia Television Limited and Television Broadcasts Limited through the Asian Broadcasting Union.
  34. ^ “HD minőségű olimpia lesz a köztévén” (bằng tiếng Hungary). 25 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2008.
  35. ^ Verma, Meenakshi (6 tháng 11 năm 2007). “Doordarshan bags Olympics rights for $3mn”. The Economic Times. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  36. ^ “TVRI to air Beijing Olympics live, free”.
  37. ^ “China to mark its territory with Olympics 2008”. RTÉ News. 2007-11-12. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  38. ^ “Channel 1 to air the Olympics in weekends, too” (bằng tiếng Do Thái). Ynet. 16 tháng 7 năm 2008.
  39. ^ “For the first time: The Olympics - not only on channel 1” (bằng tiếng Do Thái). Ynet. 20 tháng 2 năm 2008.
  40. ^ “Olympics in the third generation” (bằng tiếng Do Thái). Walla!. 3 tháng 8 năm 2008.
  41. ^ “The sports channel will broadcast the Olympics in the net” (bằng tiếng Do Thái). nrg. 8 tháng 7 năm 2008.
  42. ^ “RAI commits to high-definition Olympics”. Hollywood Reporter. 15 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  43. ^ “Summary of Press Conference”. LTV. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  44. ^ “gorin.jp”. Commercial TV stations of Japan (not NHK). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2008.
  45. ^ “Olimpiādes karstākie jaunumi – arī LTV1” (bằng tiếng Latvia). LTV. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  46. ^ “Malaysia's TV operator to add more channels for Beijing Olympics”. Xinhuanet. 2008-04-01. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  47. ^ “RTM official broadcaster of Beijing Olympics”. The Star. 1 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2008.
  48. ^ (tiếng Tây Ban Nha)Cerón, César (12 tháng 6 năm 2008). “China, un nuevo reto para Alberto Lati”. Televisa Deportes. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  49. ^ (tiếng Tây Ban Nha)“Show Olimpico Beijing”. TV Azteca. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
  50. ^ (tiếng Tây Ban Nha)“Juegos Olimpicos Beijing 2008”. TV Azteca. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
  51. ^ “Jocurile Olimpice 2008 la TRM” (bằng tiếng Romania). TRM. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  52. ^ “Mongolian TV Schedule, Tuesday” (bằng tiếng Mông Cổ). Gogo.mn. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2008.
  53. ^ “NOS brengt EK Voetbal en Olympische spelen in HDTV”. Broadcast Magazine. HDTV nieuws. 3 tháng 10 năm 2007.
  54. ^ “TVNZ announces High Definition plans” (Thông cáo báo chí). TVNZ. 28 tháng 9 năm 2007.
  55. ^ “NRK setter olympisk rekord” (bằng tiếng Na Uy). Verdens Gang. 24 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2008.
  56. ^ Bhatti, Gul Hameed. “Geo Super is what sporting heroes are all about”. Jang. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2008.
  57. ^ “Solar Sports, The Olympic Channel”. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2008.
  58. ^ “Pekin 2008 w TVP” (bằng tiếng Ba Lan). Telewizja Polska. 2007-12-19. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  59. ^ “RTP vai transmitir 500 horas de Jogos Olímpicos”. Media & Publicidade (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Diário Económico. 2008-05-05. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  60. ^ “Programul transmisiunilor sportive de la Olimpiadă” (bằng tiếng Romania). Televiziunea Română. 2008-08-02. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  61. ^ “Ceremonia de deschidere a JO 2008, în direct şi integral de la Beijing, vineri, la TVR 1” (bằng tiếng Romania). Televiziunea Română. 2008-08-06. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  62. ^ “Jocurile Olimpice sunt in direct la Telesport !” (bằng tiếng Romania). Telesport. 2008-07-31. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  63. ^ “The Russian satellite operator RSCC and the Chinese company CNC signed a cooperation agreement for international satellite TV transmissions from 2008 Olympic Games”. News. Russian Satellite Communications Company. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2008.
  64. ^ “Олимпиада 2008” (bằng tiếng Nga). NTV Plus. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2008.
  65. ^ “StarHub Offers Unprecedented Coverage Of The Olympic Games”. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008.
  66. ^ “MediaCorp the official broadcaster of the 2008 Beijing Olympics”. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
  67. ^ “Public broadcaster STV is ready to launch its third channel”. The Slovak Spectator. 8 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
  68. ^ “Prenos Olimpijskih iger na RTV Slovenija”. Računalniške novice (bằng tiếng Slovenia). Nevtron&Company. 5 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
  69. ^ “Poletje visoke ločljivosti”. Žurnal24 (bằng tiếng Slovenia). Žurnal. 6 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
  70. ^ Stelter, Brian (21 tháng 7 năm 2008). “Networks Fight Shorter Olympic Leash”. The New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2008.
  71. ^ “IOC Awards TV Rights for North and South Korea”. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  72. ^ “The TVE will cover the Olympics” (bằng tiếng Tây Ban Nha).
  73. ^ “Rupavahini's Channel Eye will cover the Olympics” (bằng tiếng Sinhala).
  74. ^ SVTs största OS-satsning någonsin
  75. ^ OS största satsningen någonsin för Radiosporten – i radio, på webben, i mobilen
  76. ^ Tele2, Beijing 2008 i Mobilen
  77. ^ SVT HD, Beijing 2008
  78. ^ SVT Play, Beijing 2008
  79. ^ ข่าว กีฬา ถ่ายสดอลป. ทีวีพูลเจ๊ง40ล. : www.thairath.co.th - หนังสือพิมพ์ไทยรัฐ ออนไลน์ (tiếng Thái)
  80. ^ Pekin 2008 Olimpiyat Oyunları (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)
  81. ^ TRT3 TELEVİZYON AKIŞLARI (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)
  82. ^ official web site
  83. ^ “UAE residents to receive free Olympics telecast”. Gulfnews. 3 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2008.
  84. ^ “Beijing Olympics on the BBC”. BBC. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.
  85. ^ “Coming in August: The Complete Olympics on NBC”. NBC. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.
  86. ^ “NBC's planned Olympic coverage, on TV and online”. USA Today. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  87. ^ 7.25.2008. “Westwood One Lays Out Olympic Program Plans”. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  88. ^ “Medios se alistan para Beijing”. News. Lavinotinto.com. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  89. ^ “Lịch truyền hình trực tiếp Olympic 2008”. Thanh Nien Online. 18 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2008.
  90. ^ Olympics opening ceremony reviews -- The Live Feed
  91. ^ Olympic opening uses girl's voice, not face
  92. ^ By Richard Spencer in Beijing Last Updated: 11:04AM BST (ngày 15 tháng 8 năm 2008). “Beijing Olympics: 'Ethnic' children exposed as fakes in opening ceremony — Telegraph”. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  93. ^ IOC President to meet with world leaders
  94. ^ Grand spectacle closes Beijing's Olympics[liên kết hỏng]
  95. ^ “Ukraine to send its largest-ever Olympic delegation to Beijing”. Xinhua. 17 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2008.
  96. ^ “Olympic Games Competition Schedule”. BOCOG. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2007.

Sự kiện nổi bật sửa

 
VĐV khuyết tật Oscar Pistorius
  • Vận động viên bơi lội Hoa Kỳ Michael Phelps phá vỡ kỷ lục số huy chương vàng đạt được trong một Thế vận hội sau khi đoạt được huy chương vàng thứ 8 tại Bắc Kinh.
  • Vận động viên điền kinh Jamaica Usain Bolt đoạt huy chương vàng trong môn chạy cự ly 100 mét và 200 mét tại Thế vận hội, phá vỡ kỷ lục thế giới với thời gian 9,69 và 19,30 giây.
  • Trong kỳ Thế vận hội này, lần đầu tiên có ba VĐV khuyết tật đạt đủ điều kiện để tham gia tranh tài cùng những VĐV bình thường là VĐV bơi lội Natalie du Toit và VĐV điền kinh Oscar Pistorius[cần dẫn nguồn], cả hai đều là người Nam Phi và VĐV bóng bàn Natalia Partyka người Ba Lan.
  • Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử giữ vị trí nhất bảng tổng sắp Huy chương vàng toàn đoàn một Thế vận hội Mùa hè với 51 HCV, bỏ cách đoàn xếp thứ hai là Hoa Kỳ (từng nhiều năm đứng đầu bảng) tới 15 HCV, tuy tổng số huy chương đoạt được thua đoàn Hoa Kỳ.

Tham khảo sửa

  1. ^ IOC records state Hồ Cẩm Đào opened the Beijing Games as "President", de jure head of state. Though Hu Jintao was also de facto ruler as Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, that title is not reflected in IOC records.

Liên kết ngoài sửa

Tiền nhiệm:
Athens
Thành phố đăng cai Olympic Mùa hè
2008
Kế nhiệm:
Luân Đôn