Quintinia là một chi thực vật trong họ Paracryphiaceae, được Alphonse Pyramus de Candolle mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1830.[1][2] Các loài của chi này có mặt trong khu vực tây nam Thái Bình Dương, từ Philippines tới New Guinea, Australia (khoảng 4 loài), New Zealand (khoảng 3 loài) và New Caledonia (6 loài). Chi này bao gồm khoảng 22-25 loài.[3][4]

Quintinia
Quintinia sieberi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Paracryphiales
Họ (familia)Paracryphiaceae
Chi (genus)Quintinia
A.DC., 1830[1][2]
Loài điển hình
Quintinia sieberi
A.DC., 1830
Các loài
Xem văn bản.

Đặc điểm sửa

Các loài trong chi Quintinia là cây gỗ hay cây bụi thường xanh. Các lá đơn mọc so le hay sắp xếp thành vòng trên cành, có cuống, phiến lá nhẵn, có khía răng hoặc răng cưa ở mép lá. Không có lá kèm.

Hoa mọc thành cụm dạng chùm hay bông ở đầu cành hay nách lá. Các hoa lưỡng tính, đối xứng xuyên tâm, mẫu 5. Năm lá đài hợp sinh tại nửa dưới. Năm cánh hoa rời hoặc hiếm khi hợp sinh. Năm nhị hoa, chỉ nhị rời. Bao phấn 2 ngăn, nứt theo khe nứt dọc, hướng trong. Bầu nhụy hạ, 3-5 ngăn, chứa nhiều noãn. Vòi nhụy dài và đầu nhụy có 3 tới 5 thùy. Chúng tạo thành quả là dạng quả nang.

Phân loại học của chi Quintinia đã từng gây tranh cãi. Trong quá khứ nó từng được đặt trong họ Saxifragaceae hay họ Escalloniaceae[5] hay tách riêng thành họ Quintiniaceae. Hiện nay, nó được hệ thống APG III coi là thuộc họ Paracryphiaceae.

Các loài sửa

Chi Quintinia bao gồm khoảng 22-25 loài:[3][4]

Chưa rõ sửa

Ghi chú sửa

  •   Dữ liệu liên quan tới Quintinia tại Wikispecies
  •   Tư liệu liên quan tới Quintinia tại Wikimedia Commons
  1. ^ a b Alphonse Pyramus de Candolle, 1830. Quintinia. Prodromus Systematis Naturalis Regni Vegetabilis 4: 5.
  2. ^ a b Alphonse Pyramus de Candolle, 1830. Quintinia. Monographie des Campanulées 92.
  3. ^ a b Paracryphiaceae trong APG. Tra cứu 1-3-2011.
  4. ^ a b Quintinia trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 31-12-2022.
  5. ^ Lundberg J., 2001. Phylogenetic Studies in the Euasterids II with Particular Reference to Asterales and Escalloniaceae (pdf). Acta Universitatis Upsaliensis, Uppsala, ISBN 9789155451912