Quyền nơi sinh
Quyền nơi sinh (jus soli , [juːsˈsɔliː]) là quyền có quốc tịch của một quốc gia của một người sinh ra trên lãnh thổ quốc gia đó, là một nguyên tắc xác định quốc tịch của một người dựa trên nơi sinh của họ.[1][2][3] Quyền nơi sinh là một phần của thông luật Anh, trái ngược với quyền huyết thống (jus sanguinis ) của hệ thống dân luật của châu Âu lục địa, bắt nguồn từ luật La Mã.
Hầu hết các quốc gia châu Mỹ đều áp dụng nguyên tắc quyền nơi sinh, một số lý do bao gồm việc các cường quốc thực dân châu Âu muốn thu hút người nhập cư từ Cựu Thế giới và di dời dân bản địa ở Tân Thế giới, sự xuất hiện của các phong trào giành độc lập thành công mở rộng quyền có quốc tịch như một điều kiện tiên quyết để bãi bỏ chế độ nô lệ kể từ thế kỷ 19.[4] Ngoài châu Mỹ, rất ít quốc gia áp dụng nguyên tắc quyền nơi sinh.[5][6] Kể từ khi Tu chính án 27 Hiến pháp Ireland được ban hành vào năm 2004, không có quốc gia châu Âu nào áp dụng nguyên tắc quyền nơi sinh vô điều kiện hoặc gần như vô điều kiện.[7][8]
Hầu hết các quốc gia ở châu Âu, châu Á, Châu Phi và châu Đại Dương đều áp dụng nguyên tắc quyền huyết thống (jus sanguinis ), trong đó trẻ em sinh ra có quyền được mang quốc tịch của cha mẹ, hoặc chỉ áp dụng nguyên tắc quyền nơi sinh đối với trẻ em của một số người nhập cư nhất định.
Trong nhiều trường hợp, quyền nơi sinh giúp ngăn ngừa tình trạng không quốc tịch. Công ước năm 1961 về việc giảm tình trạng vô quốc tịch quy định các quốc gia thành viên phải cấp quốc tịch cho trẻ em trên lãnh thổ của họ có nguy cơ trở thành người không quốc tịch.[a] Công ước châu Mỹ về Nhân quyền cũng quy định "Mọi người đều có quyền có quốc tịch của quốc gia nơi mình sinh ra nếu người đó không có quyền có quốc tịch nào khác."[9]
Theo quốc gia
sửaQuyền nơi sinh không bị hạn chế
sửaChâu Phi
sửa- Tchad[10][11] (người sinh ra ở Tchad hoặc cha mẹ của người sinh ra chọn nhập tịch Tchad khi người sinh ra đủ 18 tuổi)[12]
- Lesotho[13]
- Tanzania:[11] Luật Quốc tịch Tanzania 1995 quy định trẻ em sinh ra ở Tanzania từ ngày 26 tháng 4 năm 1964 thì có quốc tịch Tanzania, ngoại trừ trẻ em của nhà ngoại giao nước ngoài.[14] Mặc dù Tanzania áp dụng nguyên tắc quyền nơi sinh về mặt pháp lý nhưng trên thực tế thì trẻ em sinh ra ở Tanzania phải có cha hoặc mẹ là công dân Tanzania thì mới được hưởng quyền nơi sinh. Chưa có tòa án nào xem xét thực tiễn này. Ngoài ra, công dân Tanzania có quốc tịch nước ngoài sau khi đủ 18 tuổi thì bị tước quốc tịch Tanzania trừ phi thôi quốc tịch nước ngoài.[15]
Bắc Mỹ
sửa- Antigua và Barbuda: Hiến pháp bảo đảm quyền nơi sinh.[16]
- Barbados: Hiến pháp bảo đảm quyền nơi sinh.[17][18]
- Belize[17][19]
- Canada: Điều 3(2) Luật quốc tịch Canada quy định trẻ em sinh ra ở Canada, bao gồm vùng trời và vùng biển của Canada, thì có quốc tịch Canada, trừ phi cha mẹ là nhà ngoại giao, làm việc cho nhà ngoại giao hoặc làm việc cho một tổ chức quốc tế có địa vị ngang bằng với một nhà ngoại giao.[20] Một số đảng viên Đảng Bảo thủ đề xuất hạn chế quyền nơi sinh đối với trẻ em của du khách và người nhập cư bất hợp pháp.[21]
- Costa Rica: người có quốc tịch Costa Rica theo quyền nơi sinh phải đăng ký với chính phủ Costa Rica trước khi đủ 25 tuổi.[22]
- Cuba
- Dominica[17][23]
- El Salvador[17]
- Grenada[17]
- Guatemala[17]
- Honduras[17]
- Jamaica[17][24]
- México: Điều 30 Hiến pháp México quy định trẻ em sinh ra trên lãnh thổ México thì có quốc tịch México bất kể quốc tịch của cha mẹ. Định nghĩa của "lãnh thổ México" bao gồm tàu thuyền mang cờ México trong vùng biển hoặc vùng trời quốc tế.[17][25]
- Nicaragua[17]
- Panama[17][26]
- Saint Kitts và Nevis[17]
- Saint Lucia[17]
- Saint Vincent và Grenadines[17]
- Trinidad và Tobago[17]
- Hoa Kỳ: Tu chính án 14 Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: "Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc được nhập quốc tịch ở Hoa Kỳ và thuộc thẩm quyền tài phán ở đó, đều là công dân của Hoa Kỳ và của bang mà họ sinh sống."[27] Chưa có tòa án nào xem xét vấn đề quyền nơi sinh của con của người nước ngoài không có giấy tờ sinh ra ở Hoa Kỳ nhưng Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã phán quyết trong vụ Hoa Kỳ kiện Wong Kim Ark vào năm 1898 rằng chính phủ chỉ có quyền từ chối cấp quốc tịch theo quyền nơi sinh cho con của nhà ngoại giao nước ngoài và con của quân địch chiếm đóng lãnh thổ Hoa Kỳ (xem Luật quốc tịch Hoa Kỳ).[28][29]
Nam Mỹ
sửa- Argentina[17]
- Bolivia[17]
- Brasil[17][30] (cha mẹ không được làm việc cho chính phủ nước ngoài khi đứa trẻ được sinh ra).
- Chile: Hiến pháp Chile quy định trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Chile thì có quốc tịch Chile, trừ phi cha mẹ là người nước ngoài làm việc cho chính phủ nước ngoài hoặc cha mẹ là người nước ngoài đang tạm trú ở Chile.[31][17][32]
- Ecuador[17]
- Guyana[17]
- Paraguay[17]
- Péru (phải đăng ký với chính phủ khi đủ 18 tuổi)[17]
- Uruguay[17][33]
- Venezuela[17][34]
Châu Đại Dương
sửaChâu Á
sửa- Pakistan: Luật quốc tịch Pakistan được Hội đồng Lập hiến Pakistan thông qua vào ngày 13 tháng 4 năm 1951.[38]
Quyền nơi sinh bị hạn chế
sửaMột số quốc gia hạn chế quyền nơi sinh bằng cách yêu cầu cha hoặc mẹ của đứa trẻ phải là công dân, có quốc tịch hoặc thường trú nhân hợp pháp của quốc gia đó khi đứa trẻ được sinh ra.[39] Việc hạn chế quyền nơi sinh bị chỉ trích là góp phần tạo nên bất bình đẳng kinh tế, tình trạng lao động cưỡng bức[39] và không quốc tịch. Quyền nơi sinh bị hạn chế ở các quốc gia sau:
Châu Phi
sửa- Ai Cập: Điều 4 Luật quốc tịch Ai Cập quy định trẻ em sinh ra ở Ai Cập có cha hoặc mẹ là công dân Ai Cập thì có quốc tịch Ai Cập.[40]
- Maroc: trẻ em sinh ra ở Maroc có cha mẹ sinh ra ở Maroc và nhập cư hợp pháp thì có thể xin nhập tịch Maroc hai năm trước khi đến tuổi trưởng thành.[41]
- Namibia: trẻ em sinh ra ở Namibia có cha hoặc mẹ là công dân hoặc thường trú nhân Namibia thì có quốc tịch Namibia (xem Luật quốc tịch Namibia).[42]
- São Tomé và Príncipe: trẻ em sinh ra ở São Tomé và Príncipe có cha mẹ là thường trú nhân thì có quốc tịch São Tomé, trừ phi cha hoặc mẹ có quyền miễn trừ ngoại giao (xem Luật quốc tịch São Tomé).
- Nam Phi:[39] từ ngày 6 tháng 10 năm 1995, trẻ em sinh ra ở Nam Phi có cha mẹ là công dân hoặc thường trú nhân Nam Phi thì có quốc tịch Nam Phi (xem Luật quốc tịch Nam Phi).
- Sudan: trẻ em sinh ra trước năm 1994 có cha sinh ra ở Sudan thì có quốc tịch Sudan. Nếu cha không sinh ra ở Sudan thì có thể nộp đơn xin nhập tịch Sudan.[43][44]
- Tunisia: trẻ em sinh ra ở Tunisia có cha và ông nội sinh ra ở Tunisia thì có quốc tịch Tunisia nếu đồng ý nhập tịch khi đủ 20 tuổi trở lên.[45]
Bắc Mỹ
sửa- Cộng hòa Dominica: Hiến pháp Cộng hòa Dominica được sửa đổi vào ngày 26 tháng 1 năm 2010, quy định trẻ em có cha mẹ là người "đang tạm trú ở Cộng hòa Dominica", bao gồm "người không có tư cách thường trú" (là người có thị thực thường trú hết hạn và công nhân không có giấy tờ) thì là người không quốc tịch Cộng hòa Dominica.[46][47][48][49][50]
Nam Mỹ
sửa- Colombia: Điều 96 Hiến pháp Colombia quy định trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân hoặc thường trú nhân hợp pháp Colombia thì có quốc tịch Colombia.[51] Tháng 8 năm 2019, tổng thống Colombia ban hành sắc lệnh cho nhập quốc tịch trẻ em của người di cư Venezuela sinh ra tại Colombia bất kể cha mẹ có tư cách thường trú hay không.[52]
Châu Á
sửa- Bahrain: trẻ em sinh ra có cha là người nước ngoài thường trú tại Bahrain và sinh ra ở Bahrain thì có quốc tịch Bahrain.[53]
- Campuchia: Điều 4(2)(a) Luật quốc tịch Campuchia 1996 quy định trẻ em sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài sinh ra ở Cambodia và cư trú hợp pháp ở Campuchia thì có quốc tịch Campuchia.[54]
- Hồng Kông: từ khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, thường trú nhân Hồng Kông được hưởng hầu hết các quyền, lợi ích chính trị bất kể quốc tịch. Công dân Trung Quốc không phải là thường trú nhân Hồng Kông (ví dụ như cư dân Trung Quốc đại lục và Ma Cao) không được hưởng các quyền, lợi ích chính trị. Luật Cơ bản Hồng Kông quy định công dân Trung Quốc sinh ra ở Hồng Kông thì là thường trú nhân Hồng Kông và có quyền cư trú ở Hồng Kông. Năm 2001, Tòa án chung thẩm Hồng Kông phán quyết trong vụ Cục trưởng Cục Nhập cảnh kiện Trang Phong Nguyên rằng trẻ em sinh ra ở Hồng Kông có cha mẹ không có quyền cư trú ở Hồng Kông thì vẫn có quyền cư trú ở Hồng Kông.[55] Năm 2008, số lượng trẻ em sinh ra ở Hồng Kông có mẹ là cư dân Trung Quốc đại lục đã tăng 25 lần so với năm năm trước.[56][57] Ngoài ra, trẻ em gốc Hoa có quốc tịch Trung Quốc sinh ra ở Hồng Kông thì là thường trú nhân Hồng Kông dù cho cha mẹ không phải là công dân Trung Quốc (ví dụ như Hoa kiều). Trẻ em sinh ra ở Hồng Kông có cha mẹ là thường trú nhân Hồng Kông không có quốc tịch Trung Quốc thì cũng là thường trú nhân Hồng Kông.[58]
- Indonesia: trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Indonesia, trẻ em sinh ra ở Indonesia có cha hoặc mẹ là công dân Indonesia, trẻ em được tìm thấy ở Indonesia mà không rõ cha mẹ là ai và trẻ em sinh ra ngoài giá thú thì có quốc tịch Indonesia. Người nào thường trú tại Indonesia có cha mẹ là người không quốc tịch hoặc không rõ cha mẹ là ai thì có thể xin nhập tịch Indonesia.[59]
- Iran: Điều 976(4) Bộ luật dân sự Iran quy định trẻ em sinh ra ở Iran có cha mẹ là người nước ngoài thì có quốc tịch Iran nếu cha hoặc mẹ sinh ra ở Iran. Điều 976(5) quy định người nào sinh ra ở Iran có cha là người nước ngoài đã thường trú ở Iran từ một năm trở lên thì có thể xin nhập tịch Iran sau khi đủ 18 tuổi trở lên. Năm 2012, Quốc hội Iran thông qua luật cho phép người nào sinh ra có mẹ là công dân Iran và cha là người nước ngoài được xin tư cách thường trú. Xem Luật quốc tịch Iran.[60]
- Israel: trẻ em sinh ra ở Israel mà không có quốc tịch thì có thể xin nhập tịch Israel từ 18 đến 21 tuổi nếu đã thường trú tại Israel từ năm năm trở lên (xem Luật quốc tịch Israel).[61]
- Nhật Bản: trẻ em sinh ra ở Nhật Bản có cha mẹ là người không quốc tịch hoặc không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Nhật Bản.[62]
- Ma Cao: từ khi chuyển giao chủ quyền Ma Cao vào tháng 12 năm 1999, thường trú nhân Ma Cao được hưởng hầu hết các quyền, lợi ích chính trị bất kể quốc tịch theo Luật Cơ bản Ma Cao. Trẻ em sinh ra ở Ma Cao có cha mẹ là công dân Trung Quốc hoặc công dân Bồ Đào Nha thường trú ở Ma Cao thì là thường trú nhân Ma Cao. Trẻ em sinh ra ở Ma Cao có cha mẹ có quốc tịch nước ngoài khác thì là thường trú nhân Ma Cao nếu cha hoặc mẹ có quyền cư trú ở Ma Cao (xem Quyền cư trú ở Ma Cao).[63]
- Malaysia: trẻ em sinh ra ở Malaysia từ ngày 16 tháng 9 năm 1963 có cha hoặc mẹ là công dân hoặc thường trú nhân Malaysia thì có quốc tịch Malaysia (xem Luật quốc tịch Malaysia).[64][65]
- Mông Cổ: trẻ em sinh ra ở Mông Cổ có cha mẹ là người nước ngoài thường trú tại Mông Cổ có thể xin nhập tịch Mông cổ khi đủ 16 tuổi trở lên. Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Mông Cổ mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Mông Cổ (xem Luật quốc tịch Mông Cổ).[66]
- Pakistan: Pakistan áp dụng nguyên tắc quyền nơi sinh theo Luật quốc tịch Pakistan 1951, ngoại trừ một số trường hợp liên quan đến người tị nạn.[67]
- Đài Loan: trẻ em sinh ra có cha mẹ là công dân Đài Loan, ngay cả khi cha mẹ ở nước ngoài, thì có quốc tịch Đài Loan. Trẻ em sinh ra ở Đài Loan có cha mẹ là người không quốc tịch hoặc được tìm thấy trên lãnh thổ Đài Loan mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Đài Loan (xem Luật quốc tịch Đài Loan).[68]
- Thái Lan: trước năm 1972, Thái Lan không hạn chế quyền nơi sinh. Nhằm hạn chế tình trạng nhập cư trái phép từ Myanmar, Luật quốc tịch được sửa đổi, quy định cha mẹ phải thường trú hợp pháp ở Thái Lan từ năm năm trở lên thì trẻ em sinh ra ở Thái Lan mới có quốc tịch Thái Lan.[69][70] Ngoài ra, công dân Thái Lan có quốc tịch theo quyền nơi sinh có thể bị tước quốc tịch trong một số trường hợp(ví dụ như sống ở nước ngoài) mà công dân Thái Lan có quốc tịch theo quyền huyết thống không phải chịu.[71]
Châu Âu
sửa- Pháp: trẻ em sinh ra ở Pháp (bao gồm các tỉnh hải ngoại và lãnh thổ hải ngoại) to có cha hoặc mẹ là công dân Pháp hoặc sinh ra ở Pháp thì có quốc tịch Pháp. Trẻ em sinh ra ở Pháp có cha mẹ là người nước ngoài có thể xin nhập tịch Pháp từ 13 tuổi trở lên nếu có đủ điều kiện thường trú (xem Luật quốc tịch Pháp). Trẻ em sinh ra ở Pháp có cha mẹ là người nước ngoài thì có quốc tịch Pháp khi đủ 18 tuổi nếu đang cư trú ở Pháp khi đủ 18 tuổi và đã thường trú ở Pháp từ năm năm trở lên từ khi đủ 11 tuổi. Trẻ em sinh ra ở Pháp có cha mẹ là người không quốc tịch thì có quốc tịch Pháp.[72]
- Đức: trước năm 2000, luật quốc tịch Đức áp dụng nguyên tắc quyền huyết thống. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2000, trẻ em sinh ra ở Đức có cha mẹ là người nước ngoài thì có quốc tịch Đức nếu cha hoặc mẹ thường trú tại Đức từ năm năm trở lên trước khi đứa trẻ được sinh ra.
- Hy Lạp: Luật quốc tịch Hy Lạp 2004 quy định trẻ em sinh ra ở Hy Lạp thì có quốc tịch Hy Lạp nếu không có quốc tịch nước ngoài hoặc không rõ quốc tịch là gì.[73] Ngoài ra, trẻ em sinh ra ở Hy Lạp có cha mẹ là người nước ngoài thì có quốc tịch Hy Lạp nếu đứa trẻ đi học tiểu học và cha mẹ đã thường trú ở Hy Lạp từ năm năm trở lên (10 năm nếu đứa trẻ được sinh ra nếu đứa trẻ được sinh ra trước khi đã thường trú năm năm).[74]
- Cộng hòa Ireland: từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, trẻ em sinh ra ở Ireland có cha hoặc mẹ là công dân Cộng hòa Ireland, công dân Anh, thường trú nhân Cộng hòa Ireland hoặc Bắc Ireland hoặc đã cư trú ở Cộng hòa Ireland từ ba năm trở lên trong số bốn năm gần đây nhất (ngoại trừ học sinh và người xin tị nạn) thì có quốc tịch Cộng hòa Ireland.[39] Luật quốc tịch được sửa đổi sau khi Man Chen, một phụ nữ Trung Quốc sống ở Anh, đến Belfast để sinh con nhằm lấy quốc tịch Cộng hòa Ireland cho con theo quy định trẻ em sinh ra ở Đảo Ireland thì có quốc tịch Cộng hòa Ireland, rồi dùng quốc tịch của con (là quốc tịch Liên minh châu Âu) để trở thành thường trú Anh với tư cách là mẹ của một người phụ thuộc có quốc tịch Liên minh châu Âu. Cộng hòa Ireland là quốc gia châu Âu cuối cùng áp dụng nguyên tắc quyền nơi sinh không bị hạn chế. (xem Luật quốc tịch Cộng hòa Ireland).[75]
- Ý: trẻ em sinh ra ở Ý đã thường trú liên tục ở Ý cho đến khi đủ 18 tuổi thì có quốc tịch Ý nếu có đơn xin nhập tịch Ý chậm nhất là một năm kể từ ngày đủ 18 tuổi. Ngoài ra, trẻ em sinh ra ở Ý có cha mẹ là người không quốc tịch, được tìm thấy trên lãnh thổ Ý mà không rõ cha mẹ là ai hoặc có cha mẹ là người nước ngoài mà không được mang quốc tịch của cha mẹ thì có quốc tịch Ý nếu không có quốc tịch khác.
- Latvia: từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, trẻ em sinh ra ở Latvia hoặc sinh ra có cha mẹ là cư dân Latvia thì có quốc tịch Latvia, trừ phi cha mẹ đồng ý chọn quốc tịch khác; nếu cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài thì phải nộp tài liệu tuyên bố từ chối quyền nơi sinh mà đứa trẻ có quyền được hưởng để đứa trẻ có quốc tịch Latvia.[76]
- Luxembourg: trẻ em sinh ra ở Luxembourg có cha hoặc mẹ sinh ra ở Luxembourg thì có quốc tịch Luxembourg.[77] Trẻ em sinh ra ở Luxembourg có cha mẹ là người nước ngoài không sinh ra ở Luxembourg có thể được nhập tịch Luxembourg khi đủ 12 tuổi trở lên nếu đã cư trú liên tục ở Luxembourg từ năm năm trở lên ngay trước khi có đơn xin nhập tịch và cha hoặc mẹ đã cư trú liên tục ở Luxembourg từ 12 tháng trở lên ngay trước khi đứa trẻ được sinh ra.[78] Ngoài ra, trẻ em sinh ra ở Luxembourg có cha mẹ là người nước ngoài không sinh ra ở Luxembourg thì có quốc tịch Luxembourg khi đủ 18 tuổi trở lên nếu đã cư trú liên tục ở Luxembourg từ năm năm trở lên và cha hoặc mẹ đã cư trú liên tục ở Luxembourg từ 12 tháng trở lên ngay trước khi đứa trẻ được sinh ra.[77]
- Malta: trước ngày 1 tháng 8 năm 1989, trẻ em sinh ra ở Malta thì có quốc tịch Malta bất kể quốc tịch của cha mẹ. Từ ngày 1 tháng 8 năm 1989, trẻ em sinh ra ở Malta có cha hoặc mẹ là công dân Malta hoặc sinh ra ở Malta thì có quốc tịch Malta. Xem Luật quốc tịch Malta.
- Hà Lan: sau ngày 31 tháng 12 năm 1984, trẻ em sinh ra ở Hà Lan hoặc nước ngoài có quốc tịch Hà Lan trong những trường hợp sau đây: mẹ là công dân Hà Lan, cha và mẹ là công dân Hà Lan, cha là công dân Hà Lan kết hôn với mẹ là người nước ngoài hoặc thừa nhận đứa trẻ trước khi đứa trẻ được sinh ra, đứa trẻ và mẹ của đứa trẻ thường trú ở Hà Lan và cha hoặc mẹ của người mẹ cũng thường trú ở Hà Lan khi người mẹ được sinh ra, hoặc đứa trẻ và cha của đứa trẻ thường trú ở Hà Lan và cha hoặc mẹ của người cha cũng thường trú ở Hà Lan khi người cha được sinh ra.[79][80]
- Bồ Đào Nha: trẻ em sinh ra ở Bồ Đào Nha có cha mẹ là người không quốc tịch thì có quốc tịch Bồ Đào Nha. Ngoài ra, trẻ em sinh ra ở Bồ Đào Nha có cha mẹ là người nước ngoài không làm việc cho chính phủ nước ngoài và cha hoặc mẹ đã cư trú ở Bồ Đào Nha từ một năm trở lên khi sinh ra thì có thể xin nhập tịch Bồ Đào Nha.[81]
- Tây Ban Nha: trẻ em sinh ra ở Tây Ban Nha có cha mẹ là người nước ngoài thì có quốc tịch Tây Ban Nha trong một số trường hợp, ví dụ như nếu cha hoặc mẹ sinh ra ở Tây Ban Nha hoặc nếu cha mẹ là người không quốc tịch.
- Ukraina: trẻ em sinh ra ở Ukraina thì có quốc tịch Ukraina nếu không mang quốc tịch nước ngoài của cha mẹ, nếu cha mẹ được cấp quy chế tị nạn tại Ukraina hoặc nếu đứa trẻ là người không quốc tịch hoặc không rõ quốc tịch.[82]
- Anh Quốc: từ ngày 1 tháng 1 năm 1983, trẻ em sinh ra ở Anh có cha hoặc mẹ là công dân Anh hoặc thường trú hợp pháp ở Anh thì có quốc tịch Anh. Trẻ em sinh ra ở Anh có cha mẹ là người nước ngoài hoặc không thường trú ở Anh thì có thể xin nhập tịch Anh nếu cư trú mười năm đầu tiên ở Anh (xem Luật quốc tịch Anh).[83]
Châu Đại Dương
sửa- Úc:[39] từ ngày 20 tháng 8 năm 1986, trẻ em sinh ra ở Úc có cha hoặc mẹ là công dân hoặc thường trú nhân Úc thì có quốc tịch Úc; trẻ em sinh ra ở Úc đã thường trú ở Úc trong mười năm đầu tiên thì có quốc tịch Úc bất kể quốc tịch của cha mẹ (xem Luật quốc tịch Úc).
- New Zealand:[39] từ ngày 1 tháng 1 năm 2006, trẻ em sinh ra ở New Zealand có cha hoặc mẹ là công dân hoặc thường trú nhân New Zealand (bao gồm công dân và thường trú nhân Úc) hoặc có nguy cơ không quốc tịch thì có quốc tịch New Zealand (xem Luật quốc tịch New Zealand).[84]
- Samoa thuộc Mỹ: trẻ em sinh ra ở Samoa thuộc Mỹ không có quốc tịch Hoa Kỳ khi sinh ra, trừ phi cha hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ.[85]
Quyền nơi sinh bị bãi bỏ
sửa- Ấn Độ: trẻ em sinh ra ở Ấn Độ từ ngày 26 tháng 1 năm 1950 đến ngày 1 tháng 7 năm 1987 thì có quốc tịch Ấn Độ bất kể quốc tịch của cha mẹ. Từ năm 1987, cha hoặc mẹ phải là công dân Ấn Độ thì đứa trẻ mới có quốc tịch Ấn Độ. Hiện tại, trẻ em sinh ra ở Ấn Độ có cha hoặc mẹ là công dân Ấn Độ thì có quốc tịch Ấn Độ. Việc bãi bỏ quyền nơi sinh nhằm hạn chế tình trạng nhập cư trái phép từ Bangladesh.[86]
Xem thêm
sửa- Quyền huyết thống
- Luật quốc tịch Việt Nam
Ghi chú
sửa- ^ Parties to the Convention on the Reduction of Statelessness are also obligated to grant nationality to people who are born aboard ships flagged in the country or an aircraft registered in the country who would otherwise become stateless.[9]
Tham khảo
sửa- ^ “International Migration Law No. 34 - Glossary on Migration”. International Organization for Migration (bằng tiếng Anh): 120. 19 tháng 6 năm 2019. ISSN 1813-2278.
- ^ Vincent, Andrew (2002). Nationalism and Particularity. Cambridge / New York: Cambridge University Press.
- ^ Solodoch, Omer; Sommer, Udi (2020). “Explaining the birthright citizenship lottery: Longitudinal and cross-national evidence for key determinants”. Regulation & Governance. 14: 63–81. doi:10.1111/rego.12197.
- ^ Serhan, Yasmeen; Friedman, Uri (31 tháng 10 năm 2018). “America Isn't the 'Only Country' With Birthright Citizenship”. The Atlantic. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2021.
- ^ Rotunda, Ronald D. (16 tháng 9 năm 2010). “Birthright citizenship benefits the country”. Chicago Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012.
- ^ Smith, Morgan (16 tháng 8 năm 2010). “Repeal Birthright Citizenship – and Then What?”. Texas Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012.
- ^ Gilbertson, Greta (1 tháng 1 năm 2006). “Citizenship in a Globalized World”. Migration Policy Institute. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012.
- ^ Vink, M.; de Groot, G.R. (2010). Birthright Citizenship: Trends and Regulations in Europe. Comparative Report RSCAS/EUDO-CIT-Comp. 2010/8 (PDF). Florence: EUDO Citizenship Observatory. tr. 35. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2012.
- ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênChen223
- ^ CODE DE LA NATIONALITE – ORDONNANCE No. 33/PG.-INT. – DU 14 AOUT 1962 – PORTANT CODE DE LA NATIONALITE TCHADIENNE Lưu trữ 13 tháng 2 năm 2018 tại Wayback Machine "de la nationalité d'origine – CHAPITRE II – Art. 12 – Sont Tchadiens: Les enfants nés au Tchad de parents étrangers; toutefois, ils peuvent, si les deux ascendants ont la même nationalité, opter pour cette nationalité; ce droit d'option ne peut s'exercer que si la législation du pays dont les ascendants sont nationaux le permet." (Translation: "Chadian citizens include: Children born in Chad of foreign parents; however, if both parents have the same nationality, they (the children) can opt for the parents' nationality, if the legislation of their parents' country permits it.")
- ^ a b Manby, B. (2012). Citizenship Law in Africa: A Comparative Study. Open Society Foundations. tr. 36. ISBN 978-1-936133-29-1. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2018.
- ^ CODE DE LA NATIONALITE – ORDONNANCE No. 33/PG.-INT. – DU 14 AOUT 1962 – PORTANT CODE DE LA NATIONALITE TCHADIENNE Lưu trữ 13 tháng 2 năm 2018 tại Wayback Machine "de la nationalité d'origine – CHAPITRE II – Art. 13 – L'option prévue aux articles 11 et 12 s'exerce à l'âge de dix-huit ans révolus. Toutefois, lorsque cette option est motivée par une reconnaissance postérieure à la majorité, l'intéressé doit l'exercer dans le délai d'un an qui suit la reconnaissance." (Translation: "The options presented in articles 11 and 12 deploy themselves at 18 years of age. However, if an individual recognizes their ability to follow these options after majority has been reached, a delay of 1 year must take place from the recognition before the options can be pursued.")
- ^ The Constitution of Lesotho Lưu trữ 3 tháng 3 năm 2016 tại Wayback Machine, chap. IV, sec. 38 | CHAPTER IV CITIZENSHIP: 38. Persons born in Lesotho after the coming into operation of the Constitution
- ^ United Nations High Commissioner for Refugees. “Tanzania Citizenship Act, 1995”. Refworld. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2013.
- ^ Nalule, Caroline; Nambooze, Anna (tháng 4 năm 2020). “Report on Citizenship Law: Tanzania” (PDF). Global Citizenship Observatory (GLOBALCIT), Robert Schuman Centre for Advanced Studies. RSCAS/GLOBALCIT-CR 2020/6. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2021.
- ^ “THE CONSTITUTION OF ANTIGUA AND BARBUDA, 1981” (PDF). www.ab.gov.ag. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2024.
- ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y Culliton-González, Katherine (2012). “Born in the Americas: Birthright Citizenship and Human Rights” (PDF). Harvard Human Rights Journal (bằng tiếng Anh). 25: 135–136.
- ^ “Constitution of Barbados”. barbados.org. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2024.
- ^ “Belize / Belice: Constitution 1981”. pdba.georgetown.edu. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2024.
- ^ “Immigration Status of Parents”. americanlaw.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2018.
- ^ Dangerfield, Katie (27 tháng 8 năm 2018). “Conservatives want to end 'birth tourism' in Canada – but what exactly is the contested issue?”. Global News. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2018.
- ^ “Costa Rica 1949 (rev. 2011) Constitution - Constitute”. www.constituteproject.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2024.
- ^ The Constitution of the Commonwealth of Dominica Chapter VII Citizenship 98 Lưu trữ 10 tháng 1 năm 2017 tại Wayback Machine: "Every person born in Dominica after the commencement of this Constitution shall become a citizen of Dominica at the date of his birth: Provided that a person shall not become a citizen of Dominica by virtue of this section if at the time of his birth- a) neither of his parents is a citizen of Dominica and his father possesses such immunity from suit and legal process as is accorded to the enjoyment of a foreign sovereign power accredited to Dominica; or b) his father is a citizen of a country with which Dominica is at war and the birth occurs in a place then under occupation by that country."
- ^ “JAMAICA: Constitution of 1962”. pdba.georgetown.edu. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2024.
- ^ “Artículo 30” (PDF). www.ordenjuridico.gob.mx. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2024.
- ^ “Panama: Constitución de 1972”. pdba.georgetown.edu. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2024.
- ^ “United States Constitution”. Archives.gov. 4 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
- ^ United States v. Wong Kim Ark, 169 U.S. 649 (1898)
- ^ Harrington, Ben (1 tháng 11 năm 2018). The Citizenship Clause and "Birthright Citizenship": A Brief Legal Overview (PDF). Washington, DC: Congressional Research Service. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2018.
- ^ Article 12a of the Federal Constitution (translated) says that Brazilians include, "a) those born in the Federative Republic of Brazil, even if of foreign parents, provided they are not in the service of your country". “Neoconstitucionalismo – Análise histórica”. JusBrasil. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2015.
a) os nascidos na República Federativa do Brasil, ainda que de pais estrangeiros, desde que estes não estejam a serviço de seu paí
- ^ “Chile's Constitution of 1980 with Amendments through 2015” (PDF). Comparative Constitutions Project. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
- ^ Constitution of the Republic of Chile, chap. II, art. 10, par. 1 (Spanish text Lưu trữ 6 tháng 10 năm 2017 tại Wayback Machine; English version Lưu trữ 14 tháng 5 năm 2011 tại Wayback Machine without recent changes) Article 10.- "Chileans are: 1.- Persons born in the territory of Chile, with the exception of those children of foreigners who are in Chile serving their government, as well as those children of transient foreigners. However, all may opt for the Chilean nationality."
- ^ “Uruguay: Whether a person who obtained Uruguan citizenship because her father was a citizen of Uruguay, can bring a dependent child to Uruguay; the status of the child in Uruguay”. webarchive.archive.unhcr.org. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2024.
- ^ “Constitution of the Bolivarian Republic of Venezuela” (PDF). www.venezuelaemb.or.kr. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2024.
- ^ “Fiji Constitution: chapter 3, Section 10 Citizenship by birth”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2020.
Every child born in Fiji on or after the date of commencement of this Constitution becomes a citizen at the date of birth unless, at the date of birth: (a) a parent of the child has the diplomatic immunity accorded to envoys of foreign sovereign powers accredited to Fiji; and (b) neither parent is a citizen.
- ^ “30+ countries offering Birthright citizenship or Jus soli | Citizenship by Investment Journal” (bằng tiếng Anh). 31 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
- ^ “Constitution of Tuvalu Part III Section 45. Citizenship by birth” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2021.
(1) Subject to subsections (3) and (4), a person born in Tuvalu on or after the date on which this Constitution took effect is a citizen of Tuvalu by birth.
Note: Section 3 pertains to children of foreign diplomats and section 4 the father was a citizen of a country with which Tuvalu was at war at the time when the person was born. - ^ Pakistan Citizenship Act, 1951, II, 1951, Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine, access date 2 October 2015
- ^ a b c d e f Mancini, JoAnne; Finlay, Graham (tháng 9 năm 2008). “'Citizenship Matters': Lessons from the Irish citizenship referendum” (PDF). American Quarterly. 60 (3): 575–599. doi:10.1353/aq.0.0034.
- ^ “Archived copy” (PDF). 14 tháng 7 năm 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ “الاستقبال-الأجانب في المغرب-الأجانب المقيمون-اكتساب الجنسية المغربية”. Service-public.ma. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
- ^ “Namibian Citizenship Act 14 of 1990” (PDF).
- ^ “The Sudanese Nationality Act 1994 and Sudanese Nationality Act (Amendment) 2011 (English Translation)” (PDF). E-justice.th. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
- ^ “خدمات الجنسية”. 21 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2011.
- ^ “1 -لمن يمكن إسناد الجنسية التونسية باعتبارها جنسية” (PDF). E-justice.th. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
- ^ “The Constitution and the Right to Nationality in the Dominican Republic – Human Rights Brief Human Rights Brief”. Hrbrief.org. 29 tháng 10 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
- ^ “A Crisis of Nationality: Dominicans of Haitian Descent” (PDF). Soros.org. tháng 10 năm 2013. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
- ^ Ezequiel Abiu Lopez; Danica Coto (27 tháng 9 năm 2013). “Dominican Republic To End Citizenship Of Those Whose Parents Entered Illegally”. Huffington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2013.
- ^ “A storm in Hispaniola”. The Economist. 7 tháng 12 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2017.
- ^ “immigrationplan”. Domrep.org. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
- ^ “Constitución Política de Colombia”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
- ^ “Estado colombiano concede la nacionalidad a niños nacidos en Colombia, hijos de migrantes venezolanos, para proteger sus derechos”. 5 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
- ^ “Part one of Bahraini citizenship” (PDF). Ref world. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
- ^ Law on Nationality of 20 August 1996 (unofficial translation) published by the United Nations High Commission for Refugees Lưu trữ 5 tháng 8 năm 2019 tại Wayback Machine CHAPTER II KHMER NATIONALITY/CITIZENSHIP BY BIRTH Promulgated on 9 October 1996, "...shall obtain Khmer nationality/citizenship, by having been born in the Kingdom of Cambodia: a. any child who is born from a foreign mother and father (parents) who were born and living legally in the Kingdom of Cambodia."
- ^ Chen, Albert H. Y. (2011). “The Rule of Law under 'One Country, Two Systems': The Case of Hong Kong 1997–2010” (PDF). National Taiwan University Law Review. 6 (1): 269–299. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Babies Born in Hong Kong to Mainland Women” (PDF). Hong Kong Monthly Digest of Statistics. tháng 9 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011.
- ^ “內地來港產子數目5年急增25倍 香港擬收緊綜援”. People's Daily. 10 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Basic Law Full Text – chapter (3)”. Basiclaw.gov.hk. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
- ^ Harijanti, Susi Dwi (tháng 2 năm 2017). “Report On Citizenship Law: Indonesia” (PDF). cadmus.eui.eu. Badia Fiesolana: European University Institute. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2021.
- ^ “Civil Code of Iran (last amended 1985)”. United Nations High Commission for Refugees. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.
- ^ Kassim, Anis F (2000). “The Palestinians: From Hyphenated to Integrated Citizenship”. Trong Butenschøn, Nils A.; Davis, Uri; Hassassian, Manuel S. (biên tập). Citizenship and the state in the Middle East: approaches and applications. Syracuse, N.Y.: Syracuse University Press. ISBN 0-8156-2829-3. OCLC 43318360.
- ^ “THE NATIONALITY LAW”. The Ministry of Justice English Website. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021.
- ^ Act Error: the
date
oryear
parameters are either empty or in an invalid format, please use a valid year foryear
, and use DMY, MDY, MY, or Y date formats fordate
(PDF) (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 1999. Truy cập 8 tháng 2 năm 2019.|tên=
thiếu|tên=
(trợ giúp) Article 1. - ^ “Malaysian Government Portal relating to citizenship”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
- ^ “National Registration Department resources on citizenship”. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
- ^ “ХАРЬЯАТЫН ТУХАЙ” [About Citizenship]. www.legalinfo.mn (bằng tiếng Mongolian). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2020.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ Farhat (2019). “Citizenship Laws of Pakistan: A Critical Review”. Policy Perspectives. 16 (2): 59–85. doi:10.13169/polipers.16.2.0059. JSTOR 10.13169/polipers.16.2.0059. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2021.
- ^ “Taiwan: Nationality laws (2000 – February 2004)”. Refworld. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Thailand”. Republic of the Philippines: Office of the Solicitor General. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
- ^ Yang, Bryant (2009). “Life and Death Away from the Golden Land: The Plight of Burmese Migrant Workers in Thailand”. Thailand Law Journal. 12 (1). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Amendments to the Nationality Act 2008”. Government Gazette of Thailand. 125. 27 tháng 2 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Comment devient-on citoyen français ?”. www.vie-publique.fr. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2023.
- ^ “Greek Nationality Code (Law 3284 of 2004)”. Et.gr. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
- ^ "Article 1 A child of foreigner parents born in Greece acquires the right to Greek nationality under the following preconditions: a) He/she has enrolled in the first grade of elementary school and is still attending Greek school at the time the application-declaration of paragraph 2 is being lodged. b) One of their parents has been living legally and continuously for at least five (5) years in the country before the child was born. In case the child was born before this five year period had been completed, then the necessary period of legal and continuous residence of the parents is extended to ten (10) years." See, Law 4332 of 2015 Lưu trữ 23 tháng 9 năm 2016 tại Wayback Machine
- ^ Kunqian Catherine Zhu and Man Lavette Chen v Secretary of State for the Home Department (bằng tiếng Anh), 19 tháng 10 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2023, truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2023
- ^ “No more "non-citizens" to be born in Latvia from 2020”. Public Broadcasting of Latvia (bằng tiếng Anh). 19 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2024.
- ^ a b “Obtaining Luxembourgish nationality by simple operation of law – Citoyens // Luxembourg”. guichet.public.lu. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018.
- ^ “Acquiring Luxembourgish nationality by option”. Guichet.lu. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
- ^ Naturalisatiedienst, Immigratie-en. “Nederlander door geboorte, erkenning of adoptie”. ind.nl (bằng tiếng Hà Lan). Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2023.
- ^ Naturalisatiedienst, Immigratie-en. “Dutch citizen by birth, acknowledgment or adoption”. ind.nl (bằng tiếng Hà Lan). Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2023.
- ^ Lei da Nacionalidade – Capítulo I Lưu trữ 1 tháng 1 năm 2023 tại Wayback Machine Retrieved 11 March 2023
- ^ “Про громадянство України”. Офіційний вебпортал парламенту України (bằng tiếng Ukraina). Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2024.
- ^ “Registration as British citizen: Children (Accessible)”.
- ^ “1000 kids face deportation or being orphaned for breaching New Zealand visa rules”. Visabureau.com. 7 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2017.
- ^ American Samoa and the Citizenship Clause: A Study in Insular Cases Revisionism Lưu trữ 18 tháng 12 năm 2019 tại Wayback Machine. harvardlawreview.org. Retrieved 27 July 2020.
- ^ Sadiq, Kamal (2008). Paper Citizens: How Illegal Immigrants Acquire Citizenship in Developing Countries. Oxford University Press. tr. 10. ISBN 978-0-19-537122-2.