Rượu ủ ống tre (鲜竹酒, tiên trúc tửu, nghĩa là rượu tre tươi[1][2]) là loại rượu được ủ bên trong ruột rỗng của thân cây tre. Rượu ống tre loại này không phải loại rượu ống tre chỉ dùng thân cây tre để đựng mà là dùng thân cây tre để ủ cho rượu lên men, trong khi cây tre vẫn sống.[3] Tính độc đáo của loại rượu này là sự hòa quyện rượu với nước tre để tạo ra loại rượu dịu ngọt, màu vàng hổ phách, mùi thơm tre tươi, độ cồn thấp, được xem là có tính thảo dược, ống tre được cắt mang ra thị trường một cách tự nhiên như được đóng gói sẵn.

Nguồn gốc sửa

Phương pháp ủ rượu này xuất phát từ Trung Quốc, ban đầu từ tỉnh Chiết Giang[4][5] một số nguồn khác là từ Phúc Kiến,[6][7] đã dần lan sang các tỉnh khác Quảng Tây, Tứ Xuyên,...[6] Loại rượu ủ ống tre hoàn toàn khác với các loại rượu sử dụng nguyên liệu tre để nấu,[8] như khác biệt với loại Ô Lan Tư (烏蘭茲), loại rượu tre chuyên dùng măng tre rồi làm lên men, sản phẩm rượu này có màu trắng,[9] hoặc khác biệt với rượu Trúc Diệp Thanh Tửu (竹叶青酒) chuyên dùng lá tre tươi làm nguyên liệu.[10][11]

Phương pháp và sản xuất sửa

 
Trúc sào hay mao trúc là loài phổ biến dùng để ủ rượu.
 
Tửu quỷ (酒鬼) - một loại bạch tửu (白酒) thường dùng để ủ.

Rượu ủ ống tre này được tiến hành ủ tại những khu rừng tre được chọn lựa có khí hậu, nguồn nước, thổ nhưỡng, độ cao,...phù hợp, môi trường phải trong lành không ô nhiễm.[2] Tre được chọn là những cây tre tươi tốt để đảm bảo hương vị rượu thơm ngon.[6] Loại được cho là phù hợp nhất trong việc ủ là trúc sào.[8][12][13]

Các cây tre non[4][5] được chọn sẽ bị khoét một lỗ nhỏ trên thân ống tre rồi rượu sẽ được bơm vào bên trong ruột rỗng của cây tre, sau đó bít lỗ lại.[6][14] Loại rượu được dùng là rượu cao lương hoặc loại rượu gạo,[4][5][12] từng ống tre đều được bơm đầy rượu, nhưng thường một cây tre chỉ bơm vài ống,[5] tốt nhất là ba ống.[14][15] Do tre là thực vật có khả năng tự lành cao, các lỗ khoét sẽ tự bít lại trong khoảng 10 ngày.[6] Rượu như thế ủ hoàn toàn trong môi trường kín.[6] Theo kinh nghiệm các nhà sản xuất loại rượu này thì nồng độ cồn và số lượng rượu bơm vào phải được chú ý ở mức vừa phải, nếu không sẽ chết cây.[7][16] Nếu ủ rượu trong tre mà độ cồn quá cao thì tre sẽ bị say, độ cồn quá thấp thì theo thời gian rượu bị loãng đi chất lượng rượu sẽ thiếu sự đậm đà. Cây tre được chọn nếu non quá thì sẽ bị say rượu và ngừng sinh trưởng, nếu tre quá già thì bên trong không nhiều dinh dưỡng.[15]

Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu ủ rượu vào tre non là vào dịp Tết Thanh minh hàng năm;[3][4] song song cùng với sự sinh trưởng tự nhiên của cây tre non, rượu và nước tre sẽ trải qua một chu trình sinh học và có sự thanh lọc lẫn nhau; các thành phần của rượu và các chất có trong nước tre sẽ thẩm thấu và hòa quyện lẫn nhau để tạo ra rượu tre.[4] Nhiều cánh rừng tre đã được đưa vào khai thác, trở thành cơ sở sản xuất rượu.[6]

Sử dụng sửa

Sau một thời gian, khoảng một năm rưỡi[4][5] khi cây tre cũng đã trưởng thành, chúng có kích thước lớn và thời gian đủ dài thì rượu có thể được dùng. Tre lúc đó có thể được đốn ngã và được cắt thành từng ống và mang ra thị trường,[4] nhưng thông thường người ta khoét lỗ lấy rượu và đựng bằng bình,[4][5] còn tre thì không cần đốn, việc cắt ống chỉ khi khách có nhu cầu làm quà tặng.[7] Rượu ủ trong ruột tre có màu vàng tươi và mùi vị thơm dịu,[6] độ cồn thấp.[14]

Rượu ủ ống tre là sản phẩm độc đáo cho người yêu thích rượu, bên cạnh đó còn được cho là có lợi cho sức khỏe, thanh lọc, giải độc cơ thể.[17][18][19] Với việc ủ và quá trình hòa quyện kết hợp của rượu và nước tre, loại rượu này được xem là có yếu tố thảo dược.[2] Giá bán vào khoảng 500 nhân dân tệ một ống tre, và nhu cầu trên thị trường Trung Quốc không ngừng gia tăng đối với loại sản phẩm này. Nhiều người muốn thưởng thức đã tham quan các vườn tre và tự chọn cây, vì họ muốn biết trực tiếp rượu được chảy ra từ thân ống tre[7] để có thể tin tưởng sản phẩm.

Rượu giả sửa

Do không phải cây tre nào cũng có thể dùng ủ rượu, phải chọn lựa kỹ, ngoài ra cũng do mỗi cây ủ cũng chỉ hạn chế vài ống trên thân, nên nhìn chung sản lượng rượu này là ít.[20] Từ đó trên thị trường xuất hiện rượu ủ ống tre giả, tre được đốn và cắt thành từng ống sẵn sau đó được bơm rượu đã pha vào. Ống tre đựng rượu thường được thay ống tre mới để đảm bảo rượu có mùi thơm tự nhiên của tre, nhờ đó các sản phẩm giả đã lừa rất nhiều người tiêu dùng.[21] Ngoài ra, còn cách tinh vi hơn là rượu sẽ bơm vào ống của cây tre cách một vài ngày khi một số khách hàng muốn mua tận vườn tre, hình thức gian lận này cũng đã bị phát hiện nhiều vụ.[20]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ 赵娜 (18 tháng 7 năm 2016). “稀奇稀奇 真稀奇 鲜竹里面"种"出酒[组图]” (bằng tiếng Trung). photo.china.com.cn. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ a b c “傅家竹园生态鲜竹酒的功效和口感您一定喜欢” (bằng tiếng Trung). sy-design.tw. 25 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ a b “竹林七贤|竹筒酒的酿制工艺与秘密” (bằng tiếng Trung). k.sina.com.cn. 8 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ a b c d e f g h 赵娜 (18 tháng 7 năm 2016). “稀奇稀奇 真稀奇 鲜竹里面"种"出酒[组图]” (bằng tiếng Trung). thelifechina.com. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]
  5. ^ a b c d e f Sophie Williams (19 tháng 7 năm 2016). “A forest of bambrew! Chinese villagers use new way to make alcohol - by leaving liquor to purify inside BAMBOO” (bằng tiếng Anh). dailymail.co.uk. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ a b c d e f g h Quốc Việt (12 tháng 6 năm 2019). “Làm rượu từ ống tre siêu độc đáo của người Trung Quốc”. dantri.com.vn. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ a b c d Spooky (11 tháng 6 năm 2019). “Bambooze – Chinese Liquor Matured in Living Bamboo Trunks” (bằng tiếng Anh). odditycentral.com. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ a b “竹酒是怎么装进竹子里的” (bằng tiếng Trung). sohu.com. 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ 11.3 “Ulanzi (Bamboo Wine)” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ Wang Yanfang (20 tháng 6 năm 2011). “Top 10 Chinese wines” (bằng tiếng Anh). china.org.cn. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  11. ^ “Chinese Alcohol, Chinese Spirits” (bằng tiếng Anh). chinadaily.com.cn. 27 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  12. ^ a b “鲜竹酒” (bằng tiếng Trung). detail.youzan.com. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  13. ^ “醉相识竹酒特色” (bằng tiếng Trung). zxsztj.com. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  14. ^ a b c 林海柔 (23 tháng 8 năm 2018). “別有風味竹子釀出竹筒酒” (bằng tiếng Trung). hk.epochtimes.com. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  15. ^ a b “所以说鲜竹酒背后的那些事儿” (bằng tiếng Trung). ay9158.com. 24 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  16. ^ Weiwei Guan. “Bamboo liquor: a new approach to a plentiful resource” (bằng tiếng Anh). discover.china.org.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  17. ^ “The secret to how China's bamboo liqueur is made” (bằng tiếng Anh). scmp.com. 17 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ “鲜竹酒与其它普通白酒的区别?” (bằng tiếng Trung). ystztj.com. 2 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]
  19. ^ “中国には穴を開けるとお酒が吹き出す竹がある。” (bằng tiếng Nhật). tohoyukai.com. 3 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]
  20. ^ a b “竹筒酒骗局啥时候能停?专家揭秘:90%的酒不是竹子里面酿” (bằng tiếng Trung). sohu.com. 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  21. ^ “有人说农村里产出的竹筒酒是个谎言,这种说法对吗?真相是什么?”. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]

Đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa