Rhodi(III) chloride

(Đổi hướng từ Rhođi(III) clorua)

Rhodi(III) chloride là một cách gọi chung cho các hợp chất vô cơcông thức hóa học RhCl3(H2O)n, với giá trị n thay đổi từ 0 đến 3. Tùy thuộc vào giá trị của n, chất này có thể là chất rắn màu nâu đậm hoặc có màu đỏ. Muối ngậm nước của nó được sử dụng rộng rãi để pha chế các hợp chất được sử dụng trong quá trình xúc tác đồng nhất, đặc biệt là đối với sản xuất acid acetic và phản ứng hydroformyl hóa.[1]

Rhodi(III) chloride
Cấu trúc của rhodi(III) chloride
Cấu trúc mạng tinh thể của rhodi(III) chloride
Mẫu rhodi(III) chloride trihydrat
Tên khácRhodi trichloride
Nhận dạng
Số CAS10049-07-7
Thuộc tính
Công thức phân tửRhCl3
Khối lượng mol209,2631 g/mol
263,30894 g/mol (3 nước)
Bề ngoàiChất rắn đỏ (3 nước)
Khối lượng riêng5,38 g/cm³, chất rắn
Điểm nóng chảykhoảng 450 °C (723 K; 842 °F)
Điểm sôi 717 °C (990 K; 1.323 °F)
Độ hòa tan trong nướckhông tan (khan)
Độ hòa tantan trong các dung dịch hydroxide và các dung dịch cyanide, cũng tan trong aqua regia
tạo phức với amonia, thioure, thiosemicarbazide
Độ axit (pKa)có tính acid trong dung dịch
MagSus-7,5·10-6 cm³/mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Cấu trúc sửa

Rhodi(III) chloride dạng ngậm nước thường được biết đến dưới dạng trihydrat có công thức gần đúng là RhCl3(H2O)3.[2] 103Rh NMR cho thấy rằng dung dịch của hợp chất này thực ra gồm một số loại khác biệt, và tỷ lệ của từng chất lại thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nồng độ chloride trong dung dịch. Sự phân bố tương đối của các loại góp phần xác định nên màu sắc của dung dịch, có thể từ màu vàng đến màu quả mâm xôi đỏ.[3]

Phức hợp sửa

RhCl3(H2O)3 là tiền chất của nhiều phức hợp khác nhau, một số trong đó là có tính thương mại rất lớn. Hợp chất này phản ứng với acetylaceton để tạo ra rhodi(III) acetylacetonat.

Hợp chất khác sửa

RhCl3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • RhCl3·3NH3 là chất rắn màu vàng, D = 2,41 g/cm³;[4]
  • RhCl3·4NH3 là chất rắn màu vàng kim loại, D = 2,07 g/cm³;[4]
  • RhCl3·5NH3 khan và 2 nước đều là tinh thể vàng nhạt-trắng[5], D = 2,08 g/cm³[4];
  • RhCl3·6NH3 là tinh thể không màu[5], D = 1,92 g/cm³.[4]

RhCl3 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như:

  • RhCl3·3CS(NH2)2 – tinh thể màu đỏ garnet;
  • RhCl3·5CS(NH2)2 – tinh thể vàng;[6]
  • RhCl3·6CS(NH2)2 – tinh thể vàng.[7]

RhCl3 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như:

  • RhCl3·CSN3H5·2H2O – chất rắn màu nâu;[8]
  • RhCl3·2CSN3H5·xH2O – với x = 1: chất rắn màu vàng, với x = 2: tinh thể vàng cam;[8]
  • RhCl3·3CSN3H5·xH2O – với x = 3: tinh thể màu vàng chanh, với x = 4: tinh thể nâu.[8] Dạng khan có D = 2 g/cm³[4].

Rh(CSN3H4)2Cl·2H2O chứa ion CSN3H4, là chất rắn màu vàng nâu. Phức hợp hai phối tử RhCl3·2CSN3H5·NH3·2H2O có màu nâu sáng.[8]

Tham khảo sửa

  1. ^ Greenwood, N. N. & Earnshaw, A. (1997). Chemistry of the Elements (ấn bản 2). Oxford: Butterworth-Heinemann. ISBN 0-7506-3365-4.
  2. ^ Canterford, J. H. & Colton, R. (1968). Halides of the Second and Third Row Transition Metals. London: Wiley-Interscience.
  3. ^ Carr, Christopher; Glaser, Julius; Sandström, Magnus (1987). “103Rh NMR chemical shifts of all ten [RhCln(OH2)6−n]3−n complexes in aqueous solution”. Inorg. Chim. Acta. 131 (2): 153–156. doi:10.1016/S0020-1693(00)96016-X.
  4. ^ a b c d e Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 1610. Truy cập 26 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ a b A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 201; 204; 207. Truy cập 21 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ Chemisches Zentralblatt. (16 tháng 9 năm 1936), trang 2113+2114 – http://delibra.bg.polsl.pl/Content/20593/b2_nr12.pdf. Truy cập 14 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ Meyer, Richard Joseph (1938). Gmelins Handbuch der anorganischen chemie (bằng tiếng Đức). Verlag Chemie g.m.b.h. tr. 112.
  8. ^ a b c d Rhodium: Supplement volume (G. R. Watts, Leopold Gmelin; Springer-Verlag, 1982), trang 40–41. Truy cập 23 tháng 2 năm 2021.