SMAP

Ban nhạc nam Nhật Bản

SMAP là một nhóm nhạc nam đã hết thời của Nhật Bản, bao gồm các thành viên Nakai Masahiro, Kimura Takuya, Inagaki Goro, Kusanagi TsuyoshiKatori Shingo. Nhóm do nhà sản xuất âm nhạc Johnny Kitagawa - người sáng lập hãng giải trí Johnny & Associates - thành lập năm 1988. Ban đầu nhóm có sáu thành viên với sự góp mặt của Mori Katsuyuki nhưng anh đã rời nhóm vào năm 1996.[1][2] Tên nhóm là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Sports Music Assemble People" (tạm dịch: Những người đam mê âm nhạc và thể thao). Sau màn ra mắt năm 1991, nhóm đã tạo nên cơn bão trong ngành công nghiệp giải trí Nhật Bản, trở thành một trong những ban nhạc nam thành công nhất ở châu Á. Nhóm thường được xem là "bảo vật quốc gia" hay "báu vật và tài sản của đất nước" tại xứ sở hoa anh đào.

SMAP
Thông tin nghệ sĩ
Nguyên quán Nhật Bản
Thể loại
Năm hoạt động1988 (1988)–2016
Công ty quản lýJohnny & Associates
Hãng đĩaVictor Entertainment
Cựu thành viênNakai Masahiro
Kimura Takuya
Inagaki Goro
Kusanagi Tsuyoshi
Katori Shingo
Mori Katsuyuki

SMAP được xem là biểu tượng tại Nhật Bản sau khi đạt được thành công rực rỡ chưa từng có ở nhiều mảng trong ngành giải trí, bao gồm: âm nhạc, truyền hình, điện ảnh, radio và sân khấu kịch trên phương diện cả nhóm lẫn từng cá nhân. SMAP được xem là có công trong việc thay đổi cả ngành công nghiệp giải trí và âm nhạc Nhật Bản khi kéo dài tuổi thọ của các nhóm nhạc nam cũng như mở rộng sự nghiệp để tạo ra các cơ hội mới cho những ban nhạc nối gót sau này. Nhóm đã bắt đầu với tư cách một nhóm nhạc nam điển hình với lực lượng người hâm mộ chủ yếu là các thiếu nữ tuổi teen nhưng họ đã từng bước mở rộng các đối tượng khán giả, bao gồm cả thiếu nhi, nam giới trưởng thành và thậm chí là người già sau những thành công của nhóm trong vai trò diễn viên và các nhân vật truyền hình.

SMAP đã phát hành 55 đĩa đơn (single) và tất cả đều nằm trong top 10 của các bảng xếp hạng âm nhạc. Nhóm có 33 đĩa đơn đạt hạng 1, trong đó 22 đĩa đơn liên tiếp được xếp hạng 1. Về album, nhóm có 24 album nằm trong top 10 và 14 album hạng 1. "Sekai ni Hitotsu dake no Hana" (tạm dịch: Bông hoa duy nhất trên thế giới) được phát hành vào năm 2003 là single bán chạy nhất thế kỷ 21 và thuộc top 3 single bán chạy nhất trong lịch sử Nhật Bản,[3] trở thành một trong những bài hát dễ nhận ra nhất tại Nhật khi nó đã xuất hiện trong sách giáo khoa được sử dụng trong trường học và trẻ em đều được dạy bài này từ nhỏ. Các đĩa đơn bán chạy khác của nhóm là "Yozora no mukou", "Lion Heart", "Shake", "Aoi Inazuma" cũng là những bài hát nổi tiếng nhất tại Nhật. Trong suốt sự nghiệp của mình, nhóm đã bán hơn 38,5 triệu bản chỉ tính riêng tại Nhật.[4][5]

Tháng 4 năm 1996, nhóm đã khởi động chương trình truyền hình hằng tuần, SMAPxSMAP, và sớm đạt lượt xem cao, trở thành một trong những chương trình truyền hình nổi tiếng nhất tại Nhật. Chương trình với hình thức mới lạ đã nhận được sự khen ngợi rộng rãi. Chương trình đã xếp hạng 1 trong bảng xếp hạng lượt xem của các hộ gia đình hằng năm trong năm 1996, 1997, 1999 - 2002, 2006 và trong năm 2016, chương trình trở thành chương trình truyền hình được xem nhiều nhất tại Nhật. Tính đến năm 2016, đây là chương trình truyền hình được chiếu trong khung giờ vàng dài thứ tám tại Nhật.

SMAP đã chính thức tan rã vào ngày 31 tháng 12 năm 2016.[6]

Thành viên sửa

Thông tin được lấy từ trang web Johnny's net.[7]

Tên thành viên Ngày sinh Nhóm máu Nơi sinh Màu đại diện
(trước)
Màu đại diện
(sau)
Thời gian hoạt động Thông tin thêm
Nakai Masahiro
18/08/1972 A Kanagawa
     Xanh dương
     Hồng
1988 - 2016 Leader[8]
Kimura Takuya
13/11/1972 O Tokyo
     Đỏ
     Đỏ
Còn được gọi là Kimutaku, Captain[9]
Inagaki Goro
08/12/1973 O Tokyo
     Hồng
     Xanh dương
Kusanagi Tsuyoshi
09/07/1974 A Saitama
     Vàng
     Vàng
Katori Shingo
31/01/1977 A Kanagawa
     Xanh lá
     Xanh lá
Bắt đầu đạo diễn cho các concert
của nhóm từ năm 2008[10]
Mori Katsuyuki
19/02/1974 B Tokyo
     Trắng
- 1988 - 1996 Sau khi rời nhóm đã theo đuổi
sự nghiệp đua xe[11]

Trước đó, trong tiểu mục "Otomatsu-kun" của chương trình "Yume ga MORI MORI" thuộc đài truyền hình Fuji TV, nhân vật của các thành viên có tên và trang phục dựa theo các màu sắc nhất định. Sau này, trong tiểu mục "BISTRO SMAP" của chương trình "SMAPxSMAP" được chiếu trên đài Fuji TV/Kansai Fuji TV, họ một lần nữa sử dụng lại các màu sắc đại diện ấy cho trang phục nhưng màu của Nakai Masahiro và Inagaki Goro đã thay đổi.[12]

Lịch sử sửa

Sự nghiệp sửa

Âm nhạc sửa

Album phòng thu

  • 1992: SMAP 001
  • 1992: SMAP 002
  • 1993: SMAP 003
  • 1993: SMAP 004
  • 1994: SMAP 005
  • 1994: SMAP 006~SEXY SIX~
  • 1995: SMAP 007~Gold Singer
  • 1996: SMAP 008~TACOMAX
  • 1996: SMAP 009
  • 1997: SMAP 011 Su
  • 1998: SMAP 012~VIVA AMIGOS!
  • 1999: BIRDMAN~SMAP 013
  • 2000: S map~SMAP 014
  • 2002: SMAP 015/Drink! Smap!
  • 2003: SMAP 016/MIJ
  • 2005: SAMPLE BANG!
  • 2006: Pop Up! SMAP
  • 2008: super.modern.artistic.performance
  • 2010: We are SMAP!
  • 2012: GIFT of SMAP
  • 2014: Mr.S

Album tổng hợp

  • 1995: Cool
  • 1997: Wool
  • 2001: Smap Vest
  • 2001: pamS
  • 2011: SMAP AID
  • 2016: SMAP 25 Years

Chương trình truyền hình sửa

Năm Tên chương trình Vai trò Chú thích
1988 Wa tto Atsumare Chính mình
1989 Uta no Big Fight Dẫn chương trình
1989–1991 Idol Kyowakoku Dẫn chương trình
1990–1991 SMAP no Gakuen Kids Dẫn chương trình
1990–1999 Shinshun Kakushigei Taikai Dẫn chương trình, khách mời
1991–1996 I Love SMAP Dẫn chương trình
1991–2015 Music Station Nghệ sĩ biểu diễn Xuất hiện trong vài trò khách mời; 124 tập
FNS Kayousai Dẫn chương trình, nghệ sĩ biểu diễn Xuất hiện trong vai trò khách mời; 27 tập
Kohaku Uta Gassen Dẫn chương trình, nghệ sĩ biểu diễn Xuất hiện trong vai trò khách mời; 23 tập
1992–1995 Yume ga Mori Mori Chính mình
1993–1996 Kiss shita SMAP Dẫn chương trình
1993–1997 Idol On Stage Dẫn chương trình, nghệ sĩ biểu diễn
1993–2015 Music Station Super Live Nghệ sĩ biểu diễn Xuất hiện trong vai trò khách mời; 20 tập
1994–1996 Magical Zunou Power Chính mình
1994–2014 Waratte Iitomo Chính mình
1995 SMAP no Gambarimashou Dẫn chương trình
24 Hour Television Dẫn chương trình Telethon
Tokyo Friend Park 2 Thí sinh Khách mời
1995–1997 SMAP Toshikoshi Dẫn chương trình, nghệ sĩ biểu diễn Chương trình đặc biệt; pitập
1995–2015 Sanma&SMAP Dẫn chương trình Chương trình đặc biệt; 21 tập
1996 Super TV: SMAP 120 Days Chính mình Phim tài liệu
FAN SMAP Special Nghệ sĩ biểu diễn Chương trình đặc biệt; 1 tập
Bang! Bang! Bang! Chính mình
1996–2014 27 Hour Television Dẫn chương trình Chương trình đặc biệt; 10 tập
1996–2010 Utaban Dẫn chương trình, nghệ sĩ biểu diễn
1996–2016 SMAP×SMAP Dẫn chương trình, đầu bếp, nghệ sĩ biểu diễn
1998–2002 SataSma Dẫn chương trình
2000 SMAP Secret X'mas Party Dẫn chương trình Chương trình đặc biệt; 1 tập
2002 DeliSma Dẫn chương trình
2003 Smao Dẫn chương trình
Tokyo Friend Park 2 Thí sinh Khách mời
2003–2006 Best Artist Nghệ sĩ biểu diễn Chương trình đặc biệt; 3 tập
2005 24 Hour Television Dẫn chương trình Telethon
2007–2016 Baby SMAP Dẫn chương trình
2009 Fuji TV 50th Anniversary Dẫn chương trình Chương trình đặc biệt; 1 tập
2009–2013 SMAP Gambarimasu! Dẫn chương trình Chương trình đặc biệt; 5 tập
2010–2015 CDTV Special Dẫn chương trình, nghệ sĩ biểu diễn Chương trình đặc biệt; 6 tập
2011 Professional Shigoto no Ryuugi Chính mình Phim tài liệu
2011–2015 Ongaku no Hi Dẫn chương trình, nghệ sĩ biểu diễn Chương trình đặc biệt; 5 tập
2012–2015 FNS Uta no Natsumatsuri Dẫn chương trình, nghệ sĩ biểu diễn Chương trình đặc biệt; 4 tập
UTAGE Dẫn chương trình, nghệ sĩ biểu diễn
Ashita e Concert Dẫn chương trình, nghệ sĩ biểu diễn Chương trình đặc biệt; 5 tập
2013 SMAP Go! Go! Dẫn chương trình Chương trình đặc biệt; 1 tập
2014 TV Tokyo 50th Anniversary Dẫn chương trình Chương trình đặc biệt; 1 tập
2014–2015 SmaShip Dẫn chương trình Chương trình đặc biệt; 2 tập
2015 Ichii Jyanakutte Iijyanai Dẫn chương trình Chương trình đặc biệt; 2 tập
Bokura no Ongaku Our Music Dẫn chương trình, nghệ sĩ biểu diễn Chương trình đặc biệt; 1 tập
2015–2016 NHK Nodojiman Dẫn chương trình

Phim truyền hình sửa

Năm Tựa phim Trong vai Chú thích
1988–1989 Abunai Shonen III Chính mình Vai chính
1992 Motto, Tokimeki wo Chính mình Khách mời, chương trình đặc biệt
1997 Boku ga Boku de Aru tame ni
  • Nakai - Narise Hayato
  • Kimura - Kurosawa Riki
  • Inagaki - Kinoshita Masaki
  • Kusanagi - Mizoguchi Etsuro
  • Katori - Ozu Satoshi
Vai chính, chương trình đặc biệt
1999 Furuhata Ninzaburo vs SMAP Chính họ Vai chính, tập đặc biệt của Furuhata Ninzaburo
2001 Yonimo Kimyo na Monogatari -

SMAP Special Edition

  • Nakai - Sagara Yoji
  • Kimura - Yunomoto Naoki
  • Inagaki - Tashiro Katsuya
  • Kusanagi - Honda Kenichiro
  • Katori - Tadano Ichiro
Vai chính, chương trình đặc biệt
2004 X'smap
  • Nakai - Jyunsa
  • Kimura - Ajii
  • Inagaki - Junior
  • Kusanagi - Master
  • Katori - Otto
Vai chính, chương trình đặc biệt
2010 Dokutomato Satsujin Jiken Chính mình Vai chính, chương trình đặc biệt
2013 Furuhata vs SMAP The Aftermath Chính mình Vai chính, tập đặc biệt, phần sau của Furuhata Ninzaburo vs SMAP
2014 Oretachi ni Asu wa aru Chính mình Vai chính, chương trình đặc biệt
Sazae-san Chính mình (lồng tiếng) Tập 7148: "Recipe for a Smile"

Phim điện ảnh sửa

Năm Tựa phim Trong vai Chú thích
1994 Shoot!
  • Nakai - Toshihiko Tanaka
  • Kimura - Yoshiharu Kubo
  • Inagaki - Keigo Umahori
  • Mori - Kenji Shiraishi
  • Kusanagi - Atsushi Kamitani
  • Katori - Kazuhiro Hiramatsu
Vai chính

Kịch sửa

Năm Tựa Trong vai Chú thích
1991 Saint Seiya
  • Nakai - Pegasus Seiya
  • Kimura - Kaio Poseidon / Julian Solo
  • Inagaki - Phoenix Kazuki
  • Mori - Kignas Hyoga
  • Kusanagi - Dragon Shiryu
  • Katori - Andoromeda Shun
Vai chính
1992 Dragon Quest Vai chính
1993 Another Vai chính

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “SMAP”. Japan-Zone. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2009.
  2. ^ Schilling, Mark (Ed.) (1997). The encyclopedia of Japanese pop culture, p.234. First Edition, Weatherhill, Inc.
  3. ^ “SMAP「世界に一つだけの花」300万枚突破 ファンの「購買運動」目標達成”. ORICON NEWS. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ “【オリコン】SMAP新曲が32作目首位 総売上3500万枚突破”. ORICON NEWS. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ “SMAP top Oricon weekly single ranking for 32nd time”. tokyohive. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ Yoshida, Reiji (ngày 14 tháng 8 năm 2016). “SMAP disbanded on New Year's Eve of 2016”. The Japan Times. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ “Johnny's net”. web.archive.org. 18 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ “中居正広、SMAPのリーダーとしての自分を語る「メンバーの速度と歩幅を見て…」”. RBB TODAY (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ “キムタクが「キャプテン」、タッキーは「殿」…SMAP解散でジャニーズラジオが注目 (2016年10月11日)”. エキサイトニュース (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  10. ^ “【連載11】SMAPベストアルバム 5人を信じ愛し続けるファンからのメッセージ”. ORICON NEWS. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ “オートレーサー 森 且行 | Katsuyuki Mori”. オートレーサー 森 且行 | Katsuyuki Mori (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ “ビストロSMAPのイメージカラーは前身『夢がMORIMORI』から”. NEWSポストセブン (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa