Sean Justin Penn (sinh ngày 17 tháng 8 năm 1960) là một diễn viên và đạo diễn điện ảnh người Mỹ. Ông đồng thời cũng là nhà hoạt động chính trị và thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh từ năm 2004.[1] Được biết tới qua nhiều vai diễn đa dạng, Sean Penn đã giành 2 Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho các vai diễn trong Mystic RiverMilk.

Sean Penn
Penn năm 2013
SinhSean Justin Penn
17 tháng 8, 1960 (64 tuổi)
Santa Monica, California, Hoa Kỳ
Nghề nghiệp
  • Diễn viên
  • đạo diễn
  • biên kịch
  • nhà sản xuất
Năm hoạt động1974–nay
Phối ngẫu
Con cái2, trong đó có Dylan Penn
Cha mẹLeo Penn
Eileen Ryan
Người thânChris Penn (em trai)
Michael Penn (anh trai)

Tiểu sử

sửa

Penn sinh năm 1960 tại Santa Monica, California[2] trong gia đình của ông Leo Penn, một diễn viên và đạo diễn, và bà Eileen Ryan, cũng là một diễn viên. Sean Penn có anh trai là Michael Penn, một nhạc sĩ, và một em trai là Chris Penn, Chris cũng là diễn viên như Sean Penn, anh qua đời năm 2006. Ông bà nội của Sean Penn là những người gốc Do Thái di cư đến Mỹ từ Nga[3][4] còn mẹ của Sean là một người Mỹ gốc Ý và Ireland theo Công giáo.[5] Penn được nuôi dạy trong một gia đình thế tục, bản thân ông là một người theo thuyết bất khả tri.[6]

Sự nghiệp

sửa

Vai diễn đầu tiên của Sean Penn là trong một tập phim năm 1974 của loạt phim truyền hình Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên (Little House on the Prairie)[7]. Vai diễn điện ảnh đầu tiên của Sean Penn là trong bộ phim Taps (1981). Đến năm 1983, Penn bắt đầu được chú ý với vai diễn Mick O'Brien trong bộ phim Bad Boys. Năm 1986, Penn diễn chung với Christopher Walken trong bộ phim At Close Range, tác phẩm này sử dụng bài hát "Live to Tell" của ngôi sao ca nhạc trẻ Madonna. Một thời gian ngắn sau đó, Penn và Madonna lập gia đình.

Năm 1995, Sean Penn được đề cử Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất đầu tiên cho vai diễn người tử tù trong bộ phim của đạo diễn Tim Robbins, Dead Man Walking. Sau đề cử cho Dead Man Walking, Penn còn hai lần nữa được đề cử và thất bại ở hạng mục này với vai diễn trong các phim Sweet and Lowdown (1999) và I am Sam (2001). Ở lần đề cử thứ 4 năm 2003 với vai diễn trong Mystic River, Penn đã có giải Oscar đầu tiên, ông tiếp tục chiến thắng ở hạng mục Vai nam chính vào năm 2008 với vai diễn chính trị gia đồng tính Harvey Milk trong bộ phim Milk.

Không dừng lại ở vai trò diễn viên, Penn thử sức với vị trí đạo diễn từ năm 1991 với bộ phim The Indian Runner. Sau The Indian Runner, Sean Penn còn đạo diễn ba bộ phim khác được đánh giá cao là The Crossing Guard (1995), The Pledge (2001) và Into the Wild (2007).

Đời tư

sửa

Người vợ đầu tiên của Penn là ngôi sao ca nhạc Madonna. Cuộc hôn nhân của hai người đã thu hút sự chú ý của dư luận và khiến Penn thường xuyên nổi nóng với giới phóng viên. Hai người chia tay năm năm 1989. Sau Madonna, Penn có quan hệ tình cảm với Robin Wright, hai người có con đầu lòng, Dylan Frances, vào năm 1991. Sau khi có đứa con thứ hai, Hopper Jack, vào năm 1993, hai người mới tổ chức hôn lễ vào năm 1996. Cuối năm 2007, có tin rằng Penn chuẩn bị ly dị một lần nữa[8] tuy nhiên vụ ly dị đã được tạm ngừng vào tháng 4 năm 2008.[9]

Không chỉ là một nghệ sĩ điện ảnh, Penn còn là một nhà hoạt động chính trị tích cực. Ông đã từng nhiều lần chỉ trích chính sách của tổng thống George W. Bush[10], Penn cũng từng đến thăm Iran[11] và gặp chủ tịch Cuba Raúl Castro.[12] Sau khi bão Katrina xảy ra tháng 9 năm 2005, Penn đã tới New Orleans, Louisiana và tự mình tham gia các hoạt động cứu hộ.[13]

Danh sách phim tham gia

sửa

Diễn viên

sửa
Năm Phim Vai diễn Ghi chú
1981 Taps Alex Dwyer
1982 Fast Times at Ridgemont High Jeff Spicoli
1983 Summerspell Buddy
Bad Boys Michael O'Brien
1984 Crackers Dillard
Racing with the Moon Henry 'Hopper' Nash/Lou
1985 The Falcon and the Snowman Daulton Lee
1986 At Close Range Brad Whitewood Jr.
Shanghai Surprise Glendon Wasey
1987 Dear America: Letters Home from Vietnam Người dẫn chuyện
1988 Cool Blue Phil the Plumber Vai phụ vô danh[14]
Colors Danny McGavin
Judgment in Berlin Guenther X
1989 Casualties of War Tony Meserve
We're No Angels Jim
1990 State of Grace Terry Noonan
1991 Schneeweißrosenrot Bản thân Phim tài liệu
1992 Cruise Control Jeffrey Phim ngắn
1993 The Last Party Bản thân Phim tài liệu
Carlito's Way David Kleinfeld Đề cử - Giải Quả cầu vàng cho nam diễn viên điện ảnh phụ xuất sắc nhất
1995 Dead Man Walking Matthew Poncelet Chlotrudis Awards
Giải Tinh thần Độc lập cho Vai nam chính
Giải Gấu bạc cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Đề cử — Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Đề cử — Giải Quả cầu vàng cho nam diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất
1997 Loved Man on the Hill (Michael)
She's So Lovely Eddie Quinn Giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes
U Turn Bobby Cooper
The Game Conrad Van Orton
Hugo Pool Strange Hitchhiker
1998 Hurlyburly Eddie Volpi Cup
Đề cử — Giải Tinh thần Độc lập cho Vai nam chính
The Thin Red Line Welsh
1999 Being John Malkovich Bản thân Vai phụ vô danh
Sweet and Lowdown Emmett Ray Đề cử — Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Đề cử — Giải Chlotrudis
Đề cử — Giải Quả cầu vàng cho nam diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất
2000 A Constant Forge Bản thân Phim tài liệu
Up at the Villa Rowley Flint
Before Night Falls Cuco Sánchez
The Weight of Water Thomas Janes
2001 Dogtown and Z-Boys Người dẫn truyện Phim tài liệu
The Beaver Trilogy Groovin' Larry
Scene Smoking: Cigarettes, Cinema & the Myth of Cool Bản thân Phim tài liệu
See How They Run Bản thân Phim tài liệu
I Am Sam Sam Dawson Đề cử — Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất
2003 It's All About Love Marciello
Mystic River Jimmy Markum Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Giải Quả cầu vàng cho nam diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất
21 Grams Paul Rivers Đề cử — Giải BAFTA cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất
2004 The Assassination of Richard Nixon Samuel J. Bicke
2005 The Interpreter Tobin Keller
2006 All the King's Men Willie Stark
2008 Milk Harvey Milk Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất

Đạo diễn

sửa
Năm Phim Ghi chú
1991 The Indian Runner Đề cử — Giải Báo vàng Liên hoan phim quốc tế Locarno
1995 The Crossing Guard Đề cử — Giải Sư tử vàng
2001 The Pledge Đề cử — Giải Gấu vàng
Đề cử - Giải Cành cọ vàng
2007 Into the Wild

Giải thưởng

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Academy Invites 127 to Membership” (Thông cáo báo chí). Academy of Motion Picture Arts and Sciences. ngày 28 tháng 6 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  2. ^ “California Births, 1905 - 1995”. Familytreelegends.com. ngày 17 tháng 8 năm 1960. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ Jews Flop in Big Oscar Award Wins Lưu trữ 2010-03-03 tại Wayback Machine. Jewish Journal.com. ngày 5 tháng 3 năm 2004.
  4. ^ Sean Penn Genealogy Lưu trữ 2008-12-30 tại Wayback Machine.
  5. ^ Kelly, Richard T. Sean Penn: His Life and Times. Canongate U.S. 2004. ISBN 1-84195-623-6.
  6. ^ “Sean Penn - Celebrity Atheist List”. Celebatheists.com. ngày 30 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  7. ^ Jane Ganahl (ngày 13 tháng 9 năm 2004). “Sean Penn's outspokenness off camera earns him Steinbeck Award”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2009.
  8. ^ White, Nicholas. Sean Penn and Robin Wright Penn Divorcing. People. ngày 27 tháng 12 năm 2007.
  9. ^ "Sean Penn, wife Robin end divorce proceeding." Reuters. ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  10. ^ Bowles, Scott. Sean Penn plays politics. USA Today. ngày 18 tháng 9 năm 2006.
  11. ^ Penn, Sean. Sean Penn in Iran. San Francisco Chronicle. ngày 23 tháng 8 năm 2005.
  12. ^ Lacey, Marc (ngày 26 tháng 11 năm 2008). “Sean Penn Interviews Raúl Castro”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  13. ^ Many celebrities have helped with New Orleans recovery efforts. International Herald Tribune. ngày 14 tháng 12 năm 2007.
  14. ^ Kelly, Richard T. (2005). Sean Penn: His Life and Times. Canongate U.S. tr. 219. ISBN 1841957399.

Liên kết ngoài

sửa