Stronti sulfide là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học là SrS. Hợp chất này tồn tại dưới dạng một chất rắn có màu trắng. Hợp chất này là một chất trung gian trong việc chuyển đổi stronti sunfat, nguồn quặng stronti chủ yếu, có tên gọi là celestit, thành các hợp chất hữu ích khác.[2]

Stronti sulfide[1]
Tên khácStrontium monosulfide
C.I. 77847
Nhận dạng
Số CAS1314-96-1
PubChem14820
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • S=[Sr]

InChI
đầy đủ
  • 1S/S.Sr
Thuộc tính
Công thức phân tửSrS
Khối lượng mol119.68 g/mol
Bề ngoàiChất rắn trắng (Mẫu vật tường có màu)
Mùikhông (phân hủy mùi tương tự khí hydro sulfide)
Khối lượng riêng3.70 g/cm³
Điểm nóng chảy 2.002 °C (2.275 K; 3.636 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcít tan
Độ hòa tan trong acidsphân hủy
Chiết suất (nD)2.107
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Sản xuất và các phản ứng

sửa

Stronti sulfide được sản xuất bằng phương pháp cho hợp chất stronti sunfat phản ứng với cacbon, với điều kiện nhiệt độ trên 1000 °C:

SrSO4 + 2 C → SrS + 2 CO2

Khoảng 300.000 tấn được sản xuất theo phương pháp này này mỗi năm.[2] Cả hai dạng hợp chất sunphua, phát sáng và không phát sáng đều được biết đến, tạp chất, khiếm khuyết và các chất pha loãng trở nên rất quan trọng.[3]

Tương tự như các phản ứng chung của một muối sulfide của nguyên tố kiềm, hợp chất stronti sulfide này thủy phân cách dễ dàng:

SrS + 2 H2O → Sr(OH)2 + H2S

Vì lý do này, các mẫu của SrS đều có mùi trứng thối.

Các phản ứng tương tự được sử dụng trong sản xuất các hợp chất hữu ích thương mại, bao gồm hợp chất stronti là hữu ích nhất, là stronti cacbonat.[2]

SrS + H2O + CO2 → SrCO3 + H2S

Ngoài ra, stronti nitrat cũng có thể được điều chế theo cách này.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Strontium sulfide, cameochemicals.noaa.gov
  2. ^ a b c J. Paul MacMillan, Jai Won Park, Rolf Gerstenberg, Heinz Wagner, Karl Köhler, Peter Wallbrecht "Strontium and Strontium Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry 2002, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a25_321.
  3. ^ R. Ward, R. K. Osterheld, R. D. Rosenstein "Strontium Sulfide and Selenide Phosphors" Inorganic Syntheses, 1950, vol. III, pp. 11–24. doi:10.1002/9780470132340.ch4