Tân Châu (huyện)

Huyện thuộc tỉnh Tây Ninh

Tân Châu là một huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

Tân Châu
Huyện
Huyện Tân Châu
Điện mặt trời Dầu Tiếng tại huyện Tân Châu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhTây Ninh
Huyện lỵThị trấn Tân Châu
Trụ sở UBNDKhu phố 3, thị trấn Tân Châu
Phân chia hành chính1 thị trấn, 11 xã
Thành lập1989
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Thị Thành
Chủ tịch HĐNDNguyễn Văn Cường
Bí thư Huyện ủyNguyễn Văn Cường
Địa lý
Tọa độ: 11°28′12″B 106°10′10″Đ / 11,47°B 106,16944°Đ / 11.47000; 106.16944
MapBản đồ huyện Tân Châu
Tân Châu trên bản đồ Việt Nam
Tân Châu
Tân Châu
Vị trí huyện Tân Châu trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1.103,20 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng134.743 người[1]
Thành thị9.329 người (7%)
Nông thôn125.414 người (93%)
Mật độ122 người/km²
Khác
Mã hành chính706[2]
Biển số xe70-K1-K2
Số điện thoại0276.3.875.137
Số fax0276.3.875.631
Websitetanchau.tayninh.gov.vn

Địa lý

sửa

Huyện Tân Châu nằm ở phía đông bắc của tỉnh Tây Ninh, có vị trí địa lý:

Huyện Tân Châu có diện tích 1.103,20 km², dân số năm 2019 là 134.743 người[1], mật độ dân số đạt 122 người/km².

Đây là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, với tổng diện tích là 1.113,20 km² (chiếm 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Thổ nhưỡng trong huyện chủ yếu là đất xám trên phù sa cổ. Đặc điểm của loại đất này là thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, mức độ giữ nước và chất dinh dưỡng kém, dễ xói mòn, rửa trôi. Tuy nhiên, đây lại là loại đất phù hợp với cây cao su, cây mía, cây khoai mì nên được trồng phổ biến ở Tân Châu.

Tân Châu có khí hậu đặc trưng của khí hậu vùng Nam Bộ: không có mùa đông lạnh, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nền nhiệt độ ở đây nói riêng và toàn tỉnh khá cao, nhiệt độ trung bình khoảng 27 °C,biên độ dao động nhiệt thấp (3,9 °C), lượng bức xạ dồi dào.

Độ cao toàn huyện đạt từ 30m tại thị trấn Tân Châu đến 115m tại ngã 3 Bổ Túc. Địa hình mang đặc trưng của thềm phù sa cổ chuyển tiếp, gợn sóng yếu và đồi thấp chiếm phần lớn diện tích.

Sông Sài Gòn chảy dọc ở phía Đông huyện. Đây cũng là ranh giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh với tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Ngoài ra, còn có suối Ngô, suối Dây là phụ lưu, cung cấp nước cho sông Sài Gòn.

Tân Châu có nhiều loại đá có thể làm vật liệu xây dựng: đá vôi tập trung ở phía bắc Sóc Con Trăn, Suối Ben xã Tân Hòa; letarit phân bố tại Xatarao, suối Ngô; cao lanh có ở Suối Ngô,...

Hành chính

sửa

Huyện Tân Châu có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Châu (huyện lỵ) và 11 xã: Suối Dây, Suối Ngô, Tân Đông, Tân Hà, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Hội, Tân Hưng, Tân Phú, Tân Thành, Thạnh Đông. Huyện cũng được phân chia thành 76 ấp và khu phố[3].

Lịch sử

sửa

Tên gọi của huyện Tân Châu được ghép từ chữ Tân trong tên huyện Tân Biên và chữ Châu trong tên huyện Dương Minh Châu.

Ngày 13 tháng 5 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 48-HĐBT[4]. Theo đó:

  • Thành lập huyện Tân Châu trên cơ sở tách 8 xã: Tân Đông, Tân Hiệp, Tân Hội, Tân Hưng, Tân Phú, Tân Thạnh, Thạnh Đông, Thạnh Nghĩa của huyện Tân Biên và 2 vùng kinh tế mới Tân Thành, Suối Dây của huyện Dương Minh Châu
  • Chia xã Tân Đông thành 2 xã: Tân Đông và Suối Ngô
  • Thành lập 2 xã: Tân Thành và Suối Dây trên cơ sở 2 vùng kinh tế mới.

Sau khi thành lập, huyện Tân Châu có 95.118 ha diện tích tự nhiên và 46.131 người, gồm 11 xã: Suối Dây, Suối Ngô, Tân Đông, Tân Hiệp, Tân Hội, Tân Hưng, Tân Phú, Tân Thành, Tân Thạnh, Thạnh Đông và Thạnh Nghĩa.

Năm 1991, chuyển xã Tân Thạnh thành thị trấn Tân Châu (thị trấn huyện lỵ huyện Tân Châu) và sáp nhập xã Thạnh Nghĩa vào xã Thạnh Đông.[5]

Ngày 28 tháng 5 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 43-CP[6]. Theo đó:

  • Tách ấp Đông Hà thuộc xã Tân Đông để thành lập xã Tân Hà, có 6.700 hecta diện tích tự nhiên và 3.015 nhân khẩu.
  • Tách các ấp 3, 4, 5 thuộc xã Suối Ngô để thành lập xã Tân Hoà, có 17.708 hécta diện tích tự nhiên với 3.010 nhân khẩu.

Ngày 12 tháng 1 năm 2004, huyện tiếp nhận thêm một phần diện tích và dân số của xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu chuyển sang.[7]

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Tân Châu có 111.112 ha diện tích tự nhiên và 101.915 người.

Kinh tế

sửa

Trồng chủ yếu là cây cao su, ngoài ra còn có mía, khoai mì. Nhà máy đường Nước Trong thuộc loại lớn của tỉnh, sản xuất đường từ khoảng 1000 tấn mía cây. Huyện Tân Châu có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển rừng và sản phẩm lâm nghiệp.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Tây Ninh”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND ngày 26/06/2024 Quy định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”. 26 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ “Quyết định 48-HĐBT phân vạch địa giới hành chính các huyện Tân Biên, Dương Minh Châu và thành lập huyện Tân Châu thuộc tỉnh Tây Ninh”.
  5. ^ Quyết định số 285/QĐ-TCCP về việc địa giới hành chính thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
  6. ^ “Nghị định của Chính phủ số 43-CP ngày 28-5-1994 về việc thành lập xã Tân Hà, xã Tân Hoà thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh”.
  7. ^ “Nghị định của Chính phủ số 21/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 1 năm 2004 về việc thành lập xã thuộc các huyện Châu Thành, Trảng Bàng và điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Dương Minh Châu, Tân Châu, tỉnh Tây Ninh”.

Xem thêm

sửa