Tôn Thất Niệm[1] (1 tháng 12 năm 1928 – 12 tháng 11 năm 2017) là bác sĩ và chính khách người Việt Nam, cựu Thượng nghị sĩ thời Đệ Nhị Cộng hòa và từng giữ chức Tổng trưởng Bộ Y tế Việt Nam Cộng hòa vào tháng 4 năm 1975.

Tôn Thất Niệm
Tổng trưởng Bộ Y tế Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
14 tháng 4 năm 1975 – 28 tháng 4 năm 1975
Tổng thốngTrần Văn Hương
Thủ tướngNguyễn Bá Cẩn
Tiền nhiệmHoàng Văn Hoãn
Kế nhiệmCuối cùng
Thông tin cá nhân
Sinh(1928-12-01)1 tháng 12, 1928
Mất12 tháng 11, 2017(2017-11-12) (88 tuổi)
Giáo dụcCử nhân y khoa
Nghề nghiệpbác sĩ

Tiểu sử

sửa
 
Thẻ nghị sĩ Việt Nam Cộng hòa của Thượng nghị sĩ Tôn Thất Niệm.

Tôn Thất Niệm chào đời ngày 1 tháng 12 năm 1928 ở Huế, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương.[2]:588 Ông nội tên Tôn Thất Hân là một quan chức triều Nguyễn.[3] Cha là Tôn Thất Hối[4] được bổ nhiệm làm Công sứ đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa tại Trung Hoa Dân Quốc,[5] về sau không thể ra nhậm chức vì một lý do nào đó.[6][7][8]

Năm 1958, ông làm bác sĩ điều trị tại Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt.[2]:588 Năm 1961, ông giữ chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Ban Mê Thuột.[2]:588 Năm 1962, ông đảm nhận chức Giám đốc Y tế Sở Y tế tỉnh Ban Mê Thuột.[2]:588

Ngày 5 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Bá Cẩn nhậm chức Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, ông được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Y tế trong nội các Nguyễn Bá Cẩn vào ngày 14 tháng 4.[1] Ngày 28 tháng 4, Nguyễn Bá Cẩn từ chức sau khi Tổng thống Trần Văn Hương từ nhiệm, hai ngày sau, tân Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng khi Quân đội Bắc Việt tiến vào Dinh Độc Lập. Về sau, ông chạy thoát sang Mỹ với thân phận người tị nạn chính trị và tham gia khóa học dự bị của Ủy ban Giáo dục dành cho Sinh viên Tốt nghiệp Cao đẳng Y tế Nước ngoài (ECFMG) tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Oklahoma từ tháng 9 đến tháng 12 năm đó.[9]

Tháng 1 năm 1976, ông thi lấy chứng chỉ ECFMG và được nhận vào thực tập tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Oklahoma từ tháng 7 đến tháng 6 năm sau.[9]

Đời tư

sửa

Tôn Thất Niệm tin theo Phật giáo, lấy pháp danh Tâm Huy,[10] đã lập gia đình và có tất cả 4 người con.[2]:588[11] Ông thông thạo tới ba thứ tiếng gồm tiếng Việt, tiếng Pháptiếng Anh.[11] Ngoài ra, ông cũng thích hát hò và nổi tiếng vì hát hay.[12][13][14]

Vinh danh

sửa
  •   Đệ nhất hạng Y tế Bội tinh[2]:589
  •   Đệ nhất hạng Xã hội Bội tinh[2]:589
  •   Đệ nhất hạng Kỹ thuật Bội tinh[2]:589
  •   Đệ nhất hạng Chương Mỹ Bội tinh[2]:589

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “越南共和國新閣組成” [“Sự hình thành nội các mới của Việt Nam Cộng hòa”]. Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Trung Hoa Dân Quốc (bằng tiếng Trung) (28). 15 tháng 4 năm 1975. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ a b c d e f g h i Trần Văn Ngô; Nguyễn Huynh; Nguyễn Văn Toàn; Lê Trung Hiếu (1974). Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Vietnam Press. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ Tuệ Chương/ Hoàng Long Hải (2 tháng 11 năm 2013). “Tổng Thống Ngô Đình Diệm”. Vietnam Daily News. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ Nguyễn Phúc Bửu Diên; Phạm Thị Hoàng Anh (1999). Quê hương hoài niệm. 1. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ “越首任駐華公使宗室誨抵台北向蔣總統祝壽 我任命袁子健使越” [Tôn Thất Hối, Công sứ đầu tiên của Việt Nam tại Trung Hoa Dân Quốc, đến Đài Bắc chúc mừng sinh nhật Tổng thống Tưởng Giới Thạch, nhân dịp này bổ nhiệm Viên Tử Kiện làm đại sứ tại Việt Nam]. Công Thương nhật báo (bằng tiếng Trung). Công Thương nhật báo hữu hạn công ty. 28 tháng 10 năm 1956. tr. 2. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “越駐華公使暫展緩赴台” [Công sứ Việt Nam tại Trung Hoa Dân Quốc tạm hoãn chuyến thăm Đài Loan]. Công Thương nhật báo (bằng tiếng Trung). Công Thương nhật báo hữu hạn công ty. 3 tháng 12 năm 1956. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ “中越邦交漸趨好轉 傳越公使明春赴台” [Quan hệ Trung-Việt đang dần cải thiện, có tin đồn Công sứ Việt Nam sẽ thăm Đài Loan vào mùa xuân năm sau]. Công Thương nhật báo (bằng tiếng Trung). Công Thương nhật báo hữu hạn công ty. 4 tháng 12 năm 1957. tr. 2. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ “宗室誨調使寮國 越駐華使節將遴選新人” [Tôn Thất Hối được điều động làm đại sứ tại Lào và đại sứ Việt Nam tại Trung Hoa Dân Quốc sẽ chọn người mới]. Công Thương nhật báo (bằng tiếng Trung). Công Thương nhật báo hữu hạn công ty. 24 tháng 12 năm 1957. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  9. ^ a b “Curriculum vitae, Ton-That Niem, M.D.” (PDF). www.semel.ucla.edu (bằng tiếng Anh). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ “Cáo Phó Bác Sĩ Tôn Thất Niệm Pháp Danh Tâm Huy”. vietbao.com. 17 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ a b “Curriculum Vitae: Ton That Niem, M.D.” (PDF). Semel Institute for Neuroscience and Human Behavior (bằng tiếng Anh). Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  12. ^ Bùi Bích Hà (7 tháng 12 năm 2017). “Tiếng hát qua đời”. Nguoi Viet Online. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  13. ^ Nguyễn Tường Cường (11 tháng 12 năm 2017). “Tưởng nhớ anh Tôn Thất Niệm”. Nguoi Viet Online. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  14. ^ Quỳnh Giao (21 tháng 11 năm 2017). “Chiều Vàng với Tôn Thất Niệm”. Nguoi Viet Online. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa