Tạ Bửu

Nhà cách mạng Việt Nam

Tạ Bửu (1921–1943), tên thường gọi là Bé Bửu, Bé Con, là một nhà cách mạng Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tạ Bửu
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 9, 1941 – Tháng 3, 1943
Tiền nhiệmThái Văn Đẩu
Kế nhiệmNguyễn Văn Thiệt
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Sinh1921
Trung Hiếu, Vũng Liêm, Vĩnh Long
Mất1941
Trà Côn, Trà Ôn, Cần Thơ
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChaLê Văn Ngà
Tạ Uyên (cha nuôi)

Thân thế sửa

Tạ Bửu có tên thật là Lê Văn Bửu, sinh năm 1921 (có nguồn cho là 1920) ấp An Lạc, xã Trung Hiếu, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Trung An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long). Ông lớn lên trong một gia đình có truyền thống tham gia các phong trào yêu nước. Cha là Lê Văn Ngà bị đi đày và chết ở Côn Đảo, mẹ mất sớm. Anh trai ông là Lê Văn Trọng cũng hy sinh trong Nam Bộ kháng chiến.[1]

Cuộc đời sửa

Năm 16 tuổi, Lê Văn Bửu được người họ hàng Lê Quang Phòng đang làm Bí thư Quận ủy Vũng Liêm dẫn dắt theo phong trào cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông công tác ở Văn phong Tỉnh ủy Vĩnh Long và được Bí thư Tỉnh ủy khi đó là Tạ Uyên nhận làm con nuôi, lấy tên là Tạ Bửu. Sau đó, ông hoạt động ở nhà in báo Tiến Lên của Liên Tỉnh ủy Hậu Giang.[1]

Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), các cơ sở cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương bị thực dân Pháp khủng bố ác liệt. Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Thái Văn Đẩu bị bắt và bị giết hại. Tháng 6 năm 1941, Liên Tỉnh ủy Hậu Giang quyết định phân công Tạ Bửu làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long với nhiệm vụ khôi phục và củng cố phát triển các cơ sở Đảng trong tỉnh. Tháng 12 năm 1942, ông được cử làm Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, tiếp tục làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, phụ trách hai tỉnh Cần ThơTrà Vinh.[1]

Tháng 3 năm 1943, ở Trà Côn (thuộc quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ, nay thuộc tỉnh Vĩnh Long), trên đường đi tham dự hội nghị Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, ông bị bệnh ruột cấp tính. Do phải né tránh sự truy nã của thực dân Pháp, bệnh tình của ông chuyển biến xấu và mất khi mới 22 tuổi.[1] Tỉnh ủy Vĩnh Long bị tê liệt và chỉ được tái lập vào sau Cách mạng Tháng Tám (1945).[2][3]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d Nguyễn Chiến Thắng (20 tháng 8 năm 2019). “Đồng chí Tạ Bửu”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ “Chuyên đề 4: Nhân vật lịch sử tỉnh Vĩnh Long”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long. 27 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Đào Ngọc Chương (4 tháng 3 năm 2010). “Nguyễn Văn Thiệt (1906 – 1970)”. Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa