Tổ hợp tác là một hình thức kinh tế hợp tác phổ biến ở Việt Nam, bao gồm tối thiểu ba cá nhân có điều kiện sản xuất, kinh doanh tương đồng, cùng nhu cầu, phương hướng sản xuất hợp tác với nhau để phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn chứng thực. Các cá nhân trong tổ hợp tác cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.[1][2]

Tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác dựa trên nguyên tắc sau: tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi; thống nhất các vấn đề liên quan thông qua biểu quyết theo đa số; được tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên[2].

Tên gọi và biểu tượng sửa

Tổ hợp tác tên và biểu tượng riêng, phù hợp với quy định của pháp luật, văn hóa của cộng đồng dân cư; không trùng lắp với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong phạm vi xã, phường, thị trấn[2]. Trong thực tế, tổ hợp tác còn có những tên gọi khác như: tổ, đội, câu lạc bộ, nhóm cùng sở thích, tổ đổi công, chi hội....[1]

Chú thích sửa

  1. ^ a b Tăng Minh Lộc. “Sổ tay Xây dựng và Phát triển Tổ hợp tác” (PDF). http://lienminhhtxhaiphong.org.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2016. Truy cập 30 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ a b c “Nghị định 151/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác”. http://moj.gov.vn. Chính phủ. 10 tháng 10 năm 2007. Truy cập 30 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)