Vị trí của Đồi Buda ( Budai-hegyek ) trong các phân khu của Hungary. Đồi Buda (Budai-hegység) bao gồm Budaörs nằm ở phía nam lưu vực Budakeszi ( Budaörsi- és Budakeszi-medence ) và Cao nguyên Tétény (Tétényi-fennsík ).

Đồi Buda (tiếng Hungary: Budai-hegység) là một dãy núi thấp gồm nhiều ngọn đồi trải dài từ Lưu vực Budakeszi tới Cao nguyên Tétény của thủ đô Budapest, Hungary. Tại đây có một số địa điểm nổi tiếng thuộc quản lí của thành phố như: Đồi Gellért, Várhegy, Rózsadomb, Đồi Sváb, Đồi János, Đồi Széchenyi và Đồi Sashegy.

Địa chất học sửa

Đồi Buda tuy không phải khu vực có tài nguyên dồi dào nhưng là nơi có nguồn địa chất phong phú, rất có ích trong việc nghiên cứu địa chất của khu vực. Trong đó, điển hình là Đá dolomit Budaörs xuất hiện từ Kỷ Tam Điệp (hay kỷ Trias) là hệ tầng lâu đời nhất được tìm thấy ở Đồi Buda. [1] Các nhà khoa học còn phát hiện một số loại đá xuất hiện thời Tiền Tam Điệp gồm chert dolomit (một loại đá trầm tích chứa silic), đá vôi. [2] [3] Ngoài ra, bề mặt Trassic phủ lên một số khu vực tạo thành từ các tầng kết tụ [4] và các muối carbonat phân cực [5] có cấu trúc rất phức tạp.

Trong khoảng thời gian xuyên suốt từ giai đoạn cuối của kỷ Phấn trắng cho tới kỷ Priabonian, khu vực Đồi Buda là một môi trường cạn diễn ra mạnh mẽ quá trình phân hủy của các loại đá hòa tan như đá vôi, đá dolomit, thạch cao. Đây cũng là thời điểm các kiến tạo từ kỉ Tam Điệp bị xói mòn. Tuy nhiên, thế Eocen tái tạo thêm các khu vực trầm tích tích tụ trên cạn. [6] Ngày nay, đồi Buda được rất nhiều nhà địa chất học tới đây lấy mẫu địa chất phục vụ cho công tác nghiên cứu. Ý thức được những giá trị mà đồi Buda ban tặng, chính phủ Hungary đang xem xét thành lập khu bảo tồn và các trạm nghiên cứu trực tiếp tại khu vực này.

Ngọn đồi nổi tiếng sửa

 
Bản đồ của Đồi Buda

Một số ngọn đồi được cho là nổi tiếng nhất của khu vực:

Một số hình ảnh sửa

Đọc thêm sửa

  • Budai-hegység [Buda Hills Atlas]. Cartographia. Budapest. 2007. ISBN 9789633525739.
  • Bedő István (1999). Nyugat Pest megye útikönyv (Budai-hegység). Nagykovácsi. ISBN 963-550-956-1.
  • Hegytörténet. Hegytörténeti Konferencia Budapest-Hegyvidék 2000. Szerk.: Noéh Ferenc. XII. kerületi Önkormányzat és Tarsoly Kiadó. Budapest. 2001.
  • Juhász Árpád (1988). dr. Gál Éva: A budai hegyvidék. Képzőművészeti Kiadó. ISBN 963-336-436-1.
  • Magyarország kistájainak katasztere. Szerk.: Dövényi Zoltán. MTA Földrajztudományi Kutatóintézet. Budapest. 2010. ISBN 978-963-9545-29-8.
  • Dr. Pápa Miklós (1956). Budai hegyek útikalauz, Sport Lap- és Könyvkiadó. Budapest.
  • Dr. Pápa Miklós (1966). Budai-hegység útikalauz, Sport. Budapest.

Tham khảo sửa

  1. ^ Haas, János; Budai, Tamás; Dunkl, István; Farics, Éva; Józsa, Sándor; Kövér, Szilvia; Götz, Annette; Piros, Olga; Szeitz, Péter (13 tháng 9 năm 2017). “The Budaörs-1 well revisited: Contributions to the Triassic stratigraphy, sedimentology, and magmatism of the southwestern part of the Buda Hills”. Central European Geology. 60 (2): 201–229. Bibcode:2017CEJGl..60..201H. doi:10.1556/24.60.2017.008. ISSN 1788-2281.
  2. ^ Balogh, K. (1981). “Correlation of the Hungarian Triassic”. Acta Geologica Hungarica. 24 (1): 3–48.
  3. ^ Kozur, Heinz; Mock, Rudolf (tháng 10 năm 1991). “New Middle Carnian and Rhaetian conodonts from Hungary and the Alps. Stratigraphic importance and tectonic implications for the Buda Mountains and adjacent areas” (PDF). Jahrbuch Geologischen Bundesanstalt. 134: 271–297.
  4. ^ Magyari, Árpád (1994). “Late Eocene Transpression in the Budaörs Hills”. Bulletin of the Hungarian Geological Society. 124 (2): 155–173.
  5. ^ Kósa, Gábor; Mindszenty, Andrea; Mohai, Rita (2003). “Eocene alluvial fan prograding over a highly dissected palaeokarst surface built up by Upper Triassic dolomites. New details on the early Palaeogene evolution of the Buda-Hills” (PDF). Bulletin of the Hungarian Geological Society. 133 (2): 271–285.
  6. ^ Farics, Éva; Farics, Dávid; Kovács, József; Haas, János (28 tháng 10 năm 2017). “Interpretation of sedimentological processes of coarse-grained deposits applying a novel combined cluster and discriminant analysis”. Open Geosciences. 9 (1): 525–538. Bibcode:2017OGeo....9...40F. doi:10.1515/geo-2017-0040. ISSN 2391-5447.