Đại chiến Trung Nguyên (Giản thể:  中原大战; Phồn thể: 中原大戰; Pinyin: Zhōngyúan Dàzhàn) là cuộc nội chiến trong lòngQuốc Dân Đảng nổ ra vào năm 1930 giữa chính phủ của Tưởng Giới Thạch với liên minh Diêm Tích Sơn, Phùng Ngọc TườngLý Tông Nhân. Phần lớn các trận đánh diễn ra ở Trung Nguyên, vùng đất trù phú phía hạ lưu sông Hoàng Hà, cái nôi của nền văn hóa Trung Hoa.

Trước đó, để củng cố lưc lượng trong cuộc Bắc Phạt (1927-28), Tưởng Giới Thạch đã liên minh với ba lực lượng quân phiệt của Diêm, Phùng và Lý. Tuy nhiên, mối quan hệ này trở nên căng thẳng khi xảy ra tranh chấp về quyền kiểm soát quân đội. Cuộc đại chiến làm cho chính phủ của Tưởng gần như bị phá sản với thiệt hại nhân mạng lên đến 30 vạn người nhưng ngược lại củng cố thêm vị trí của ông như một lãnh đạo chính thức của đất nước Trung Quốc.  

Mặc dù vậy, cuộc đại chiến vẫn không thể chấm dứt được sự mất ổn định trong lòng Quốc Dân Đảng thời bấy giờ. Sự phản đối của Hồ Hán Dân,một lãnh tụ miền nam bị Tưởng giam lỏng từ năm 1931, cùng nhiều lãnh đạo cấp cao đến từ miền Nam đã khiến cho Tưởng Giới Thạch một lần nữa phải từ chức.Kéo theo đó là hàng loạt các sự kiện làm suy yếu thực lực chính phủ trung ương như: Nội chiến Quốc-Cộng lần hai, Sự kiện 28/1, sự ra đời của chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc ở Đông Bắc Trung Hoa. 

Bối cảnh sửa

Tưởng Giới Thạch lên nắm quyền sửa

Bài chi tiết: Tưởng Giới Thạch

So với những lãnh đạo cấp cao khác như Hồ Hán DânUông Tinh Vệ, Tưởng Giới Thạch nằm trong số những tướng lĩnh trẻ của Quốc Dân Đảng. Tưởng bắt đầu được biết đến vào năm 1917 bằng tài năng quân sự của mình. Năm 1923, sự nghiệp của Tưởng Giới Thạch chuyển mình sau khi ông cứu thoát Tôn Dật Tiên khỏi cuộc đảo chính của Trần Quýnh Minh. Đạt được sự tin tưởng của Tôn, Tưởng nhanh chóng leo lên trong hàng ngũ lãnh đạo Qưốc Dân Đảng.

Sau khi Tôn mất vào năm 1925, Quốc Dân Đảng bị chia cắt giữa hai phe: Phe ủng hộ Tưởng Giới Thạch và phe ủng hộ Uông Tinh Vệ. Bằng sức mạnh của quân đội,phe ủng hộ Tưởng giành thắng lợi trong cuộc tranh chấp này, buộc Uông Tinh Vệ phải sống lưu vong ở nước ngoài. Năm 1926, Tưởng được bầu làm chỉ huy Quốn dân cách mạng quân (Còn được gọi là Cách mạng quân) và mở cuộc Bắc Phạt nhằm thống nhất Trung Quốc. Kể từ giờ phút này, tính chính thức của chính phủ Tưởng hoàn toàn được xác lập.

Cho đến khi kết thúc cuộc Bắc phạt, Quân cách mạng gồm có 4 hệ phái lớn: "Trung ương quân" của Tưởng Giới Thạch, "Quốc dân quân" của Phùng Ngọc Tường, "Sơn Tây quân" của Diêm Tích Nhân, "Quảng Tây quân" của Lý Tông Nhân

Ban đầu sửa

Notes sửa

External links sửa

[[Thể loại:Xung đột năm 1930]] [[Thể loại:Lịch sử quân đội Trung Hoa Dân Quốc]] [[Thể loại:Chủ nghĩa quân phiệt ở Trung Hoa Dân Quốc]]