Dakai, là một xã thuộc huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Xã giáp 2 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, hầu hết thuộc khu vực vùng núi và rừng. Đa Kai có cả 3 địa hình của núi, trung du và đồng bằng. Dân cư tập trung chủ yếu dọc theo khu vực trung du. Tuy nhiên, do dân số gia tăng, khu vực cư trú được mở rộng, rừng gần như bị tàn phá hết. Thiên nhiên vốn rất trù phú trước đây đã cạn kiệt, kể cả nguồn nước. Tại đây có nguồn nước khoáng thiên nhiên quý giá đã được khai thác công nghiệp bởi Công ty Bia Sài Gòn. Tuy nhiên nhãn hiệu nước khoáng DAKAI vẫn chưa được biết đến nhiều có lẽ do công ty quản lý nó chưa đầu tư đúng mức về việc quảng bá nhãn hiệu cũng như quy mô sản xuất lẫn công nghệ sản xuất.

 Đakai là một vùng kinh tế mới được thành lập khoảng năm 1977. Thời đó cư dân thưa thớt, đa số là dân miền Bắc và Trung di cư hợp pháp và bất hợp pháp vào. Nguồn nước khoáng chưa được khai thác chảy như suối từ trong lòng đất ra. Nguồn rừng trù phú và đa dạng. Ngay tại khu vực đồng bằng chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy rất nhiều khúc căm xe rục và vô vàn bằng lăng, dĩ nhiên gõ và các loại gỗ quý khác cũng được tìm thấy rất nhiều. Động vật cũng rất trù phú. Chim chóc, thú rừng được nhìn thấy vào ban ngày ngay ngoài đường. Cá đồng rất nhiều và dễ dàng đánh bắt.
 Dân di cư vào ngày càng nhiều. Người Bắc chiếm đa số. Có những khu vực cư ngụ toàn người Quảng Trị hoặc Huế hoặc Quảng Nam, Quảng Ngãi. Người ta khai thác rừng làm rẩy, đốt rừng không thương tiếc. Hàng ngàn lượt xe không biết từ đâu nối đuôi nhau chở những cây gỗ to và rất to. Trên những sườn núi thương xuyên có những đám lửa khổng lồ thiêu rụi cả quả núi: người ta đang phát quang núi làm rẩy. Thiên nhiên bị tàn phá không thương tiếc đến cạn kiệt và thật sự đã cạn kiệt. 
Tuy nhiên người dân vẫn còn rất nghèo. Con người nơi đây hiền hòa và cần cù. Thế hệ trẻ thông minh và chịu khó, nhưng họ không có môi trường để cống hiến và làm việc. Cơ sở hạ tầng ở đây còn tương đối thấp. Con đường tỉnh lộ 30/4 là trục đường chính nối liền Quốc lộ 20 và xã Đa kai cũng như các huyện phía tây của tỉnh Bình Thuận. Đa kai chưa có trường PTTH. Con em ở đây thường phải học cấp III ở huyện lỵ Đức Linh, hoặc tại các trường PTTH tại huyện Tân Phú, Đồng Nai, hàng xóm.
Đa Kai đã rất yên bình. Rất hay, tại đây chúng ta có thể tìm thấy cả núi rừng bạt ngàn, trùng điệp; cả những vùng trung du đất đồi thoai thoải hoặc bằng phẳng có vườn cây trái xum xuê...; cả "miền" đồng bằng tít tắp nằm ở phía nam của xã. Vào mùa mưa, nước ngập trắng mênh mông như miền Tây sông nước. Có những dãi hồ, đầm lầy chạy dài tại phía nam, dân ở đây gọi là BÀU. Ngày trước cá tôm vô kể, tự nhiên. Có những khoảng rừng ngập nước kiểu "mangrove" là nơi chim chóc, rắn rết sinh sống nhiều vô kể. Về sau, những vùng Bàu này được người ta khai thác "triệt để" và tự phát, Nghe đâu, trên giấy tờ đã có những dự án đã được duyệt.


 --------bài viết tiếp tục được cập nhật, mời các bạn là những người con của vùng đất này đóng góp cho bài viết phong phú hơn nhé. Mọi liên lạc xin thông qua địa chỉ email: thuan.tran@fvhospital.com.-------------

--221.133.24.21 10:16, ngày 15 tháng 4 năm 2007 (UTC)