Thành viên:LuanNguyen (M.A)/Phạm Đình Nghiệm (Tiến sĩ Logic học)

Phạm Đình Nghiệm
PGS.TS Phạm Đình Nghiệm đang giảng dạy tại Khoa Khoa học Cơ bản của Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
Quốc tịchViệt Nam
Dân tộcKinh
Học vịPhó Giáo sư, Tiến sĩ
Trường lớpTiến sĩ
Nghề nghiệpNghiên cứu/Giảng dạy

Giới thiệu

sửa

Phạm Đình Nghiệm, là Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS), nguyên Phó Trưởng Khoa Giáo dục Chính trị tại Trường Đại học Sài Gòn[1], từng là giảng viên về Logic học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, ông cũng có giai đoạn làm Trưởng Phòng Quản lý khoa học và dự án[2].

Hiện nay, Phó giáo sư đang công tác tại Khoa Khoa học cơ bản, thuộc Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

 
PGS.TS Phạm Đình Nghiệm là nhà nghiên cứu nhiều năm về logic học ở Việt Nam

Tác phẩm

sửa

Một số tác phẩm đã xuất bản của PGS.TS Phạm Đình Nghiệm, bao gồm:

  1. "Nhập môn Logic học" (Giáo trình), với 14 chương, trình bày đối tượng của logic học; phân tích ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ logic vị từ; các quy luật cơ bản của tư duy; khái niệm; phán đoán; khái quát về suy luận; suy luận trực tiếp; tam đoạn luận nhất quyết đơn; suy luận với tiền đề là phán đoán phức; suy luận quy nạp; suy luận tương tự; chứng minh; bác bỏ; ngụy biện. Sách được Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 2011[3].
  2. "Các con đường triết học phương Tây hiện đại" (Đinh Ngọc Thạch - Phạm Đình Nghiệm dịch), Nxb. Giáo dục, 1997[4].
  3. "Logic học" (dành cho Chuyên ngành Triết học), Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. (Để phù hợp với sinh viên ngành triết học trong giáo trình này, PGS.TS Phạm Đình Nghiệm chỉ nêu những phương pháp, định lý, bồ đề hay khẳng định cơ bản nhất, nhưng những nội dung đó lại được trình bày rất chi tiết, với nhiều ví dụ minh hoạ. Sách dẫn ra những phép chứng minh đơn giản, những định lý, khẳng định có pháp chứng minh phức tạp, khó hiểu chỉ được thừa nhận mà không chứng minh)[5].

Quan điểm

sửa

Khái niệm "Ngụy biện"

sửa

"Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận nhằm mục đích đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái sai là đúng, cái đúng là sai"[3].

Quan điểm này của PGS.TS Phạm Đình Nghiệm được một số nhà nghiên cứu dẫn chứng khi giải thích về khái niệm "Ngụy biện", bên cạnh dẫn chứng được nêu trong tiếng Hy Lạp (ngụy biện là “Πλάνη”), được hiểu như là một cái lỗi – ở đây là lỗi trong thao tác tư duy. Còn trong tiếng Việt, Ngụy biện tức là sự biện luận “giả dối” về một vấn đề.

Mối quan hệ Vật lý và Triết học

sửa

PGS.TS Phạm Đình Nghiệm đánh giá một số lý thuyết vật lý hiện đại và tầm quan trọng của nó đối với tri thức con người, như thuyết Big Bang, Hạt Higgs và một số phát kiến của các nhà vật lý đương thời... Thông qua việc phân tích các mô hình vũ trụ mà các nhà vật lý học hiện đại mô phỏng, trong đó bức tranh về vũ trụ vô cùng vô tận mà nền văn minh nhân loại biết đến chỉ chiếm 4,9% so với những gì mà ta gọi là “vật chất tối”. Do đó, các phát kiến vật lý vĩ đại này vẫn chưa giải đáp được ẩn số của vũ trụ, và đây là cơ sở để Triết học hiện đại tiếp tục phát triển.

Bản đồ tư duy (Mindmap)

sửa

Ông cũng là người tích cực hướng dẫn về bản đồ tư duy dành cho học sinh, sinh viên một số trường ở Việt Nam. Quan điểm của ông về Mindmap, sinh viên không có khiếu mỹ thuật nhưng cũng không nhất thiết phải vẽ đẹp, điều quan trọng là bạn vẽ đúng phương pháp, tuân thủ cách phối màu và lựa chọn từ khóa để trình bày ý tưởng của mình một cách khoa học nhất Mindmap và sau đó, sinh viên có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin một cách logic khi xem lại[6].

Theo quan niệm của PGS.TS Phạm Đình Nghiệm, Mindmap ứng dụng hiệu quả cho một số hoạt động tư duy, bao gồm:

Khám phá các năng lực tư duy

Khám phá bộ não - công cụ hữu hiệu nhất

Sức mạnh trí nhớ

Khám phá và sử dụng công cụ Sơ đồ tư duy

Những kỹ thuật trong vẽ bản đồ tư duy

Ứng dụng bản đồ tư duy trong công việc và cuộc sống

Để phổ biến Mindmap trong giáo dục Đại học, PGS.TS Phạm Đình Nghiệm đã tham gia nhiều các hoạt động cố vấn cho các trường Đại học, trong khi là diễn giả tại một số tọa đàm và hội thảo dành cho sinh viên[7].

Triết học

sửa

“Các phát kiến vật lý mới và vấn đề chung đặt ra cho Triết học. Theo PGS.TS Phạm Đình Nghiệm, từ các thuyết Big Bang, hạt Higgs và một số phát kiến của các nhà vật lý đương thời thì ngày nay các phát kiến trong lĩnh vực này tiếp tục đặt ra việc phải tổng kết thành lý luận, cao nhất là Triết học.

Thông qua việc phân tích 4 mô hình vũ trụ mà các nhà vật lý học hiện đại mô phỏng, trong đó bức tranh về vũ trụ vô cùng vô tận mà nền văn minh nhân loại biết đến chỉ chiếm 4,9% so với những gì mà ta gọi là “vật chất tối”, ông nhấn mạnh các phát kiến vật lý vĩ đại này vẫn chưa giải đáp được ẩn số của vũ trụ, và đây là cơ sở để Triết học hiện đại tiếp tục phát triển.

Ngày nay, việc giảng dạy những vấn đề liên quan đến vật chất, ý thức trong triết học Mác – Lênin cần được tiếp tục gắn kết với các thành tựu và sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại. PGS.TS Phạm Đình Nghiệm cũng như gợi mở những ý tưởng mới trong nghiên cứu ứng dụng lý thuyết này vào các vấn đề triết học hiện đại[8].

Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

sửa

Là một trong những người tích cực trong nghiên cứu khoa học, nhưng PGS.TS Phạm Đình Nghiệm thẳng thắn thừa nhận rằng: "Hiện nay giảng viên làm NCKH chỉ là niềm đam mê chứ chưa thể sống được bằng lương từ công việc này. Nếu thực hiện nghiêm túc các đề tài, kinh phí được cấp chỉ đủ để trả cho các chi phí nghiên cứu chứ không phải cho công sức của người thực hiện. So với việc đi dạy thấp nhất ở bậc thạc sĩ, giảng viên có thể có thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Chính điều này làm cho giảng viên không hứng thú với NCKH bằng đi giảng dạy"[9]

Ngoài ra, ông cũng nhìn nhận: “Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, giảng viên phải dành rất nhiều thời gian để lo chứng từ và giải trình chi tiêu. Quy định chi tiêu của Bộ Tài chính cho nghiên cứu cũng có những mục rất bất hợp lý, chẳng hạn một bài báo cho hội thảo chỉ được trả tối đa 200.000 đồng. Trong khi để có bài báo này, giảng viên phải bỏ ra nhiều tuần để sáng tạo, tìm tòi cái mới”[9]

“Việc nghiên cứu khoa học trong giảng viên hiện nay chưa đều, với giảng viên là giáo sư, phó giáo sư thì năm nào cũng có công trình. Ngược lại, cũng có nhiều giảng viên chưa dành thời gian cho NCKH”[10]

Ông đề xuất, “để thúc đẩy hoạt động NCKH của giảng viên, một mặt cần phải có chính sách quản lý tài chính linh hoạt hơn, tăng kinh phí. Đồng thời, phải giảm số lượng sinh viên/ giảng viên để bớt giờ dạy cho giảng viên”[9].

Giáo dục Đại học thời 4.0

sửa

PGS.TS Phạm Đình Nghiệm quan niệm, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng rất lớn tới đội ngũ trí thức, đặc biệt là người thầy. Sự nhạy bén tri thức giúp họ làm quen khá nhanh với hệ thống thông tin, nhất là những thông tin giáo dục rất quý và miễn phí trên mạng như các bài thuyết trình của chương trình giáo dục trực tuyến mở TED, kho tài liệu bài giảng từ Đại học Harvard, MIT. Những phương tiện này giúp thầy cô giảng dạy hiệu quả hơn, nâng cao khả năng giao lưu và học hỏi.

"Trong điều kiện hiện tại, sinh viên có nhiều nguồn tiếp cận thông tin. Tri thức trong giáo trình đôi lúc không hấp dẫn bằng thông tin trên mạng. Nhưng theo thống kê, sinh viên hiện nay không dành thời gian tự học nhiều. Trung bình họ tự học 4-5 giờ/ngày, có sinh viên thậm chí chỉ dành 2 giờ/ngày để tự học. Đây là một thách thức không nhỏ cho giảng viên"[11].

Đánh giá về xu hướng ngành học thời 4.0, Phó Giáo sư cho rằng, trong thời điểm hiện tại vẫn có một sự nhầm lẫn khi vội vàng đánh giá vai trò của các ngành khoa học. Đồng ý là khoa học ứng dụng đem lại giá trị to lớn về mặt vật chất. Tuy nhiên, một con người muốn làm việc tốt không thể chỉ biết sử dụng kiến thức chuyên môn.

Để bán được sản phẩm, họ cần phải phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng, đến lúc đó lại sử dụng những kiến thức thuộc về khoa học xã hội.

"Tôi biết một giáo sư người Bỉ muốn mở ngành đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Ông ta xin kết hợp với những trường đại học đi theo xu hướng khoa học xã hội. Người ta hướng ông liên kết với các trường kinh tế nhưng ông từ chối. Bởi vì chương trình Thạc sĩ này có đến 80% khối lượng môn học liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn.

Bản thân tôi có những học trò đang làm giám đốc doanh nghiệp rất thành đạt. Thế mà họ vẫn quay lại trường theo học ngành Văn hóa học. Họ lí giải rằng cần phải biết về văn hóa thì mới kinh doanh được"[11].

Về phía người học, PGS.TS Phạm Đình Nghiệm cho rằng, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên hằng năm hiện nay là rất cao nhưng có hơn 80% sinh viên chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc đúng chuyên ngành. Nguyên nhân do hiện nay các môn học được bố trí thiếu tính khoa học, mỗi môn được học nguyên buổi (sáng năm tiết, chiều bốn tiết) trong khi sinh viên chỉ tập trung, chăm chú theo dõi được nhiều nhất hai trong số bốn hoặc năm tiết.

Do đó, rất nhiều sinh viên cho biết chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần cho chuyên ngành. Chính vì vậy, chỉ hơn 10% sinh viên trang bị đủ mảng kiến thức và kỹ năng trên, đáng nói là con số này ngày càng giảm. Điều này cho thấy chương trình đào tạo chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của sinh viên đối với vấn đề việc làm đúng chuyên ngành[12].

Vì vậy, ông cho rằng, đã đến lúc cả người dạy, lẫn người học cần có sự thích ứng với thời đại 4.0 bằng các nỗ lực trong nghiên cứu, lẫn tu dưỡng bản thân.

Nghiên cứu về đời sống công nhân

sửa

PGS.TS Phạm Đình Nghiệm thực hiện khảo sát khoa học về đời sống của người công nhân ở nhiều Khu chế xuất và Khu công nghiệp của TP HCM, sau đó ông rút ra rằng: tổng thu nhập bình quân của công nhân (bao gồm lương, tăng ca, các chế độ khác…) gần 1,1 triệu đồng mỗi người một tháng, trong đó thu nhập bình quân của công nhân nữ thấp hơn công nhân nam khoảng 200 ngàn đồng. Trong khi đó, hầu hết những công nhân từ các tỉnh có rất nhiều khoản cần thiết phải chi tiêu hàng ngày như ăn uống, thuê nhà, cưới hỏi, bạn bè…, bình quân mỗi tháng hết hơn 700 ngàn đồng[13].

Đây là một thực trạng rất đáng báo động, khi giai cấp công nhân đáng ra phải được đảm bảo cần thiết.

Nhận xét

sửa

*Lê Văn Phúc, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP Hồ Chí Minh (HVHC): PGS.TS Phạm Đình Nghiệm là một trong những "cây đại thụ" triết học hàng đầu ở Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và là người thầy truyền cảm hứng, chạm đến tận gốc rễ vấn đề, nhất là kỹ năng giảng dạy tự kiểm soát liều lượng truyền đạt[14].

*Thạc sĩ văn hóa, Nhà báo Nguyễn Thành Luân: Tôi nghĩ rằng về khoa học logic ở Việt Nam hiện nay thì Phó giáo sư là người vững nhất về kỹ năng sư phạm trong giảng dạy (trình độ đại học, sau đại học). Nhưng điều đáng nói, Phó Giáo sư không chỉ giảng dạy và nghiên cứu về logic học, ông còn trình bày các luận điểm khoa học riêng của mình ở các giáo trình đã xuất bản. Do đó, ông thật sự là một nhà khoa học đích thực về logic.

*TS Phạm Thị Kiên, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Ông là một giảng viên, một nhà khoa học luôn tận tâm với nghề. Là Tiến sĩ về logic học, thuộc thế hệ sinh viên Việt Nam được đào tạo tại Đại học Lomonoxop (MGU) vài thập kỷ trước. Tại Liên Xô, Phó Giáo sư được mời và giữ lại làm việc tại Viện Logic của Liên Xô. Song với tình yêu với quê hương, đất nước, nên sau đó ông đã trở về Việt Nam. Hiện Phó Giáo sư vẫn đang là một trong những nhà khoa học đóng góp cơ bản, quan trọng nhất trong khoa học logic của nước nhà hiện nay. Với cách tiếp cận của ông về môn logic, sinh viên được tiếp cận phương pháp nghiên cứu tư duy rất hữu ích. Bên cạnh đó, với cách tiếp cận của mình, Phó Giáo sư không chỉ “truyền lửa” cho sinh viên kiến thức cơ bản, mà còn giúp họ rèn luyện các kỹ năng, tư duy, khả năng vận dụng các quy luật, quy tắc của lôgíc học vào hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Liên kết ngoài

sửa
  1. ^ Đại học Sài Gòn. “Lễ công bố quyết định các cán bộ quản lý được bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại nhiệm kỳ 2016-2021”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  2. ^ Đại học Công nghệ Thông tin. “Thông báo tổ chức lớp kỹ năng "Tư duy sáng tạo". Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  3. ^ a b Phạm, Đình Nghiệm. “Nhập môn Logic học”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  4. ^ J.K.Melvil, (Đinh Ngọc Thạch - Phạm Đình Nghiệm dịch). “Các con đường của triết học phương Tây hiện đại”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  5. ^ Phạm, Đình Nghiệm. “Logic Học Dành Cho Chuyên Ngành Triết Học”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  6. ^ Đức Tiên. “Chương trình lập kỷ lục Guinness thế giới "Tranh ghép bản đồ tư duy nhiều mảnh nhất thế giới". Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  7. ^ Đại học Kinh tế - Luật. “LCH Khoa Luật: Kết thúc lớp học Kỹ năng thuyết trình và Tư duy phản biện”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  8. ^ Đại học Ngoại thương. [www.cs2.ftu.edu.vn/18cs2/tin-tức/23-sinh-hoạt-chuyên-môn/1008-bộ-môn-cơ-sở-cơ-bản-với-chuỗi-sinh-hoạt-chuyên-môn-tháng-04-2018.html “Các phát kiến vật lý mới và vấn đề chung đặt ra cho Triết học”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  9. ^ a b c Vũ Thơ - Hà Ánh - Đăng Nguyên (Báo Thanh Niên). “Vật vờ nghiên cứu khoa học- Kỳ 3: Quá nhiều trói buộc”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  10. ^ Đăng Nguyên - Hà Ánh. “Vật vờ nghiên cứu khoa học - Kỳ 1: Yếu và thiếu”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  11. ^ a b “Người thầy trong thời đại 4.0”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp); |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  12. ^ Báo Pháp luật TP HCM. “Hơn 80% sinh viên thiếu kỹ năng và kiến thức chuyên môn”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  13. ^ Sài Gòn Giải phóng. “Doanh nghiệp địa phương, đoàn thể cùng chăm lo”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  14. ^ Báo Giáo dục Thời đại. “Người thầy "tay không" đến lớp”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)