Văn hoá Cộng hoà Séc sửa

Cộng hoà Séc là một quốc gia thành viên của nhóm Visegrad 4 tại khu vực Trung Âu. Chuyển mình qua nhiều biến cố lịch sử, kinh tế và chính trị, Cộng hoà Séc vẫn luôn giữ riêng cho mình những văn hoá đặt trưng đến ngày nay. Cộng hòa Séc luôn chú trọng bảo vệ di sản văn hóa, bao gồm các bộ sưu tập di tích nghệ thuật, lịch sử và địa lý là những giá trị cốt lỗi bản sắc dân tộc của đất nước Séc. Tính đến nay Cộng hoà Séc có đến 14 di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới và có 6 người Séc được trao giải Nobel.

Kiến trúc sửa

Ở Séc những công trình mang phong cách từ từ thời Gothic và các thời đại lớn đến nay vẫn còn vẹn nguyên. Một ví dụ điển hình là thành phố Praha, mô hình thu nhỏ của hiện vật kiến trúc đã sống sót trong suốt quá trình ném bom khốc liệt của quân Đồng minh trong suốt cuộc Thế chiến.

Romanesque sửa

Kiến trúc Romansque bắt đầu từ thiên niên kỷ đầu tiên, đây cũng là phong cách của những tòa nhà cổ nhất vẫn còn tồn tại ở Praha. Ngoại thất theo phong cách Romanesque thường có hình tròn, và nội thất bên trong có hình dáng thanh thoát và tao nhã hơn so với Gothic. Tòa nhà theo phong cách Romanesque đẹp nhất của Prague là Nhà thờ Thánh George tại khu phức hợp Lâu đài Prague với nội thất bằng đá tinh xảo cùng mái trần hình tròn.

Gothic sửa

Nét đặc trưng của phong cách Gothic có mối liên hệ sâu sắc trong sự đi lên của Praha vào thế kỷ 14 cùng những ngọn tháp và trụ cao vút với tư cách là đại diện của một trong những thành phố vĩ đại của châu Âu mặc dù chỉ diễn ra trong thời kỳ ngắn nhưng ấn tượng của nó với tư cách là thủ đô của Đế chế La Mã Thần thánh dưới thời Karl IV vẫn luôn được ghi nhớ. Vào thời kỳ hoàng kim của Praha, để thiết lập tầm nhìn của Karl về một thủ đô xứng tầm với đế chế có rất nhiều kiến trúc sư giỏi nhất thời đó đã đến đây. Những người này bao gồm Peter Parler, người giám sát việc xây dựng Nhà thờ St. Vitus, và Benedikt Ried, người thiết kế các trần nhà cao vút trong Hội trường Vladislav tại Lâu đài Prague được xem như là một kiệt tác của thời kỳ Gothic muộn. Ried cũng tham gia xây dựng Nhà thờ Thánh Barbara ở Kutná Hora.

Thời kỳ phục hưng sửa

Bohemia tham gia vào thời kỳ phục hưng vĩ đại của châu Âu vào thế kỷ 16, tiêu biểu là trên các hình tượng cổ điển và thần thoại, sự hài hòa và cân xứng trong thiết kế kiến trúc. Thời kỳ Phục hưng đến Praha thông qua nhà Habsburgs và giới quý tộc. Một ví dụ điển hình nhất của thành phố về kiến trúc thời Phục hưng là Cung điện Schwarzenberg ở quảng trường Hradčany đối diện với lối vào Lâu đài Praha bằng các thiết kế hình học hoặc tượng hình được khắc vào mặt ngoài bằng vữa của tòa nhà.

Baroque sửa

Các yếu tố đặc trưng của phong cách này gồm những chiếc cupolas cỡ lớn, cột đá cẩm thạch, các bức bích họa được sơn và trang trí lộng lẫy, điểm xuyến bằng đá cẩm thạch và vàng. Các tòa nhà baroque nổi bật nhất ở Praha chắc chắn là Nhà thờ Thánh Nicholas ở Malá StranaCung điện Kinský màu hồng đầm thắm thanh cao trên Quảng trường Phố Cổ, cũng như nhiều cung điện khác ở Malá Strana. Thời kỳ baroque hoạt động mạnh mẽ và sôi động đi kèm với đó nhiều nội thất baroque xa hoa tại nhà thờ ở Praha có thể được chiêm ngưỡng từ ngoài và trong.

Tân cổ điển thế kỷ 19 sửa

Thế kỷ 19 chứng kiến sự tái hợp của nước Séc, và các tòa nhà thế kỷ 19 luôn gắn liền với chủ nghĩa dân tộc Séc. Các tòa nhà nổi bật theo kiểu tân Phục hưng bao gồm Nhà hát Quốc gia, Bảo tàng Quốc gia và toà nhà Rudolfinum. Đây cũng là lúc Praha tiếp nhận những ngọn tháp kiểu Gothic và Séc cũng được biết đến với tên gọi "Thành phố Ngàn ngọn núi."

Trường phái Tân nghệ thuật và Lập thể sửa

Bước sang thế kỷ 19, mỹ thuật theo trường phái Tân cổ điển với các đường lượn sóng, thiết kế hoa mỹ và trang trí có hình thức bắt đầu được ưu chuộng. Trường phái Tân cổ điển ở  Praha nổi lên như một sự kết tinh của phong cách Paris thịnh hành lúc bấy giờ pha trộn với các yếu tố của trường phái Ly khai Viên nhưng có phần nhẹ nhàng hơn. Ngày nay, các tòa nhà của cả hai trường phái đều có thể được tìm thấy ở trung tâm thành phố. Một ví dụ điển hình của biến thể này là Ngôi nhà thành phố, toạ lạc gần Quảng trường Cộng hoà. Đối với Ly khai, các tòa nhà chung cư từ thế kỷ 19 ở Josefov, dọc theo Parízská và xung quanh khu phố Do Thái cũ cùng các tác phẩm trang trí và gạch khảm được khảm vào các mặt tiền như một hộp trang sức được chế tác tinh xảo. Chủ nghĩa lập thể xuất hiện một vài năm sau đó và giống như trường phái Tân cổ điển. Chủ nghĩa lập thể là một phát minh thuần túy của người Séc chưa bao giờ nằm ​​ngoài biên giới đất nước. Tuy nhiên, các hiệu ứng lập thể rất nổi bật thông qua các mặt tiền của Ngôi nhà của Madonna Đen, ngay gần Celetná ở Phố Cổ.

Chủ nghĩa công năng và chủ nghĩa Cộng sản sửa

Chủ nghĩa công năng là một phong cách xuất hiện vào những năm 1920, chịu ảnh hưởng lớn từ Bauhaus của Đức, bằng hình thức loại bỏ tất cả các trang trí không cần thiết khỏi và đặt lại vị trí của nó, dùng các đường ngang và các hình hộp trống để tạo cảm giác thông thoáng và dễ chịu. Các tòa nhà theo trường phái Chức năng ở Praha, ban đầu được xây dựng làm không gian triển lãm cho các hội chợ thương mại và hiện là nơi chứa Bảo tàng Nghệ thuật Thế kỷ 20 và 21 của Phòng trưng bày Quốc gia. Ngược lại, phong cách cộng sản xuất hiện sau Thế chiến thứ hai với sự phát triển của chế độ cộng sản. Những tòa nhà này cũng có hình hộp, nhưng những chiếc hộp phản ánh sự thiếu hụt trong sáng tạo và tài nguyên nhiều hơn bất kỳ sự lựa chọn phong cách có ý thức nào trước đây. Một trong những tòa nhà Cộng sản nổi tiếng là cửa hàng bách hóa Kotva, 1975, được xây dựng theo phong cách Brutalist, ngay gần Quảng trường Cộng hoà trong khu Phố Cổ. Kiến ​​trúc Cộng sản lài phong cách Hiện thực-Xã hội chủ nghĩa của những năm 1950 thể hiện qua Khách sạn Quốc tế trước đây ở Dejvice (nay thuộc sở hữu của Khách sạn Crowne Plaza).

Hội hoạ sửa

Sự xuất hiện của phong trào Phục hưng nước Séc, với các họa sĩ như Mikulás Ales, AntonínJosef Manes bắt đầu nổi lên. Những bức tranh phong cảnh và chủ nghĩa hiện thực này có thể được tìm thấy trong Bảo tàng Nghệ thuật Thế kỷ 19 của Séc tại Tu viện Thánh George trong khu phức hợp Lâu đài Praha. Phong cách Tân nghệ thuật của đầu thế kỷ 20 chứng kiến ​​sự xuất hiện của đất nước trong hội họa, Alfons Mucha. Tác phẩm của Mucha có thể được xem qua các cửa sổ kính màu ở Nhà thờ Thánh Vitus, cũng như tại Obecní Dum và tại Bảo tàng Alfons Mucha ở Nové Mesto. Những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, giai đoạn đầu của thời kỳ Hiện đại, chứng kiến ​​sự bùng nổ của các tài năng người Séc theo các phong cách như Chủ nghĩa lập thể, Chủ nghĩa kiến ​​tạoChủ nghĩa siêu thực. Tiêu biểu là các họa sĩ như Bohumil Kubista, Josef SimaSiêu thực Toyen tại Bảo tàng nghệ thuật thế kỷ 20 và 21 của Phòng trưng bày Quốc gia ở Holesovice. Chiến tranh thế giới thứ hai và sự tiếp quản của Cộng sản đã làm các họa sĩ Séc bị hạn chế làm việc theo phong cách "Xã hội chủ nghĩa-Hiện thực" (về cơ bản là khen ngợi nghệ thuật Liên Xô và ca ngợi phẩm chất của công nhân, nông dân và Cộng sản). Trong bối cảnh tương đối khiêm tốn này, một trong những tên tuổi lớn nhất của nghệ thuật đương đại ngày nay là người Séc, David Cerný, người có những bức tranh tường, tượng và tác phẩm sắp đặt đã được trưng bày trên khắp thế giới.

Âm nhạc sửa

Người Séc đã để lại cho thế giới các cái tên nổi tiếng trong làng nhạc cổ điển: Antonín Dvorák, Bedrich SmetanaLeos Janácek,... . Dvorák được biết đến nhiều nhất với Bản giao hưởng số 9 (Từ thế giới mới), được viết trong thời gian ông ở Hoa Kỳ vào thế kỷ 19 và được Neil Armstrong đưa lên mặt trăng trong chuyến tàu Apollo của ông trong nhiệm vụ năm 1969. Smetana đã viết bản nhạc cổ điển nổi tiếng nhất của Séc, Bản giao hưởng Moldau (Vltava), với những nốt trầm sẽ có thể nhận ra ngay lập tức đối với bất kỳ người yêu âm nhạc cổ điển nào. Sáng tác của Smetana là một phần của sáu bài thơ giao hưởng mang tên Má Vlast (Quê hương của tôi) biểu thị khao khát của người Séc về bản sắc dân tộc của họ trong thế kỷ 19. Janácek, một nhà soạn nhạc đầu thế kỷ 20 đến từ Moravia được biết đến nhiều hơn với những người yêu opera với các tác phẩm như Kát'a Kabanová và The Cunning Little Vixen. Các tác phẩm của ông pha trộn giai điệu dân gian Moravian truyền thống với những xung động hiện đại để tạo ra thứ âm nhạc kì diệu và lôi cuốn. Âm nhạc đại chúng của Séc bắt đầu phát triển vào những năm 1960 với các ca sĩ như Karel Gott, Marta KubisováHelena Vondrácková. Nhạc pop của Séc vào thời điểm đó bị ảnh hưởng nặng nề bởi các ban nhạc phương Tây như Beatles, nhưng tuy nhiên vẫn giữ được nét riêng biệt của những ngày trước khi Hiệp ước Warsaw vào năm 1968 khi Tiệp Khắc có thể thực sự thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản.

Văn học sửa

Văn học sơ khai sửa

Văn học Séc có từ thế kỷ thứ 10, cùng truyền thuyết về Thánh Wenceslaus, được sáng tác vào thế kỷ đó, được viết bằng tiếng Slavonic của Nhà thờ Cổ. Cho đến năm 1400, văn học Séc chủ yếu bao gồm các biên niên sử bằng tiếng Latinh (Cosmas of Prague, 1125) và các bài thánh ca tiếng Séc, những câu chuyện về tinh thần hiệp sĩ và những câu chuyện tình lãng mạn trong câu thơ. Thế kỷ 15 chứng kiến ​​một sự nảy nở nên thơ song hành cùng ý thức dân tộc ngày càng cao. Năm 1394, Smil Flaška ở Pardubice đã khởi xướng nền văn học hiện thực hiện đại của Séc với một lời khuyên ngụ ngôn bài thơ "New Council".[1] và các tác phẩm huyền bí của người nông dân Petr Chelčický trong "The Net of the True Faith".[2] Những cải cách ngôn ngữ của John Huss đã giúp làm cho tiếng Séc trở thành ngôn ngữ văn học hiệu quả cho các nhà văn thời Phục hưng, trong các tác phẩm của các nhà nhân văn, tác phẩm tôn giáo và thế tục của giám mục Moravian Jan Blahoslav (1503–71), và trong lịch sử của Veleslavin (1545–99). Vinh quang tột đỉnh của thời đại đó là Kinh thánh Kralice[3], được các Anh em người Séc dịch và xuất bản từ năm 1579 đến năm 1593. Chiến tranh Ba mươi năm (1618–48) đã mang đến sự hủy diệt đáng kể các tác phẩm văn học của Séc, kéo theo đó là sự đàn áp đời sống dân tộc. Vào thế kỷ thứ 17 nhà giáo dục vĩ đại Jan Amos Komenský) như bao nhiều người Séc khác, phải sống lưu vong, và ngôn ngữ Séc này dần dần trở nên ít phổ biến. Vào cuối thế kỷ 18 những người như nhà văn Josef DobrovskýJosef Jungmann đã giúp phục hồi khả năng viết tiếng Séc. Jan Kollár dẫn đầu cuộc phục hưng Pan-Slavic vào đầu thế kỷ 19, trong khi Karel Hynek Mácha, được coi là nhà thơ hàng đầu của Séc, đã thể hiện chủ nghĩa lãng mạn Byronic được phát triển thêm bởi tiểu thuyết gia Božena Nĕmcová và nhà thơ Karel J. Erben. Chủ nghĩa Pan-Slav và chủ nghĩa lãng mạn thống trị văn học Séc trong nửa đầu của thế kỷ 19. Không lâu sau đó, thơ của Svatopluk Čech, Jan NerudaJoseph V. Sládek cùng các tiểu thuyết của Alois Jirásek đạt được danh tiếng, văn học hướng về trí thức và tư sản[4].

Văn học Séc hiện đại sửa

Sau năm 1890, chủ nghĩa hiện thực bùng nổ mạnh mẽ với các tác phẩm của nhà phê bình[5] có ảnh hưởng Thomas Masaryk. Các chủ đề vô sản và nông thôn đã được phát triển, và các nhà văn như Jaroslav Vrchlický, J. S. Machar, Petr Bezruč, và Otokar Březina và giành được danh tiếng tại quê nhà, trong khi Karel Čapek đã đưa văn học Séc trở thành dòng chính của thơ ca thế giới. Trong giai đoạn từ 1918 đến 1938, văn học Séc là nền văn học mang tính quốc tế nhất trong các nền văn học Slav; đồng thời các chủ đề bản địa đã được trau dồi và cải thiện. Một xu hướng phổ biển là phong trào từ bỏ trí thức và cá nhân sang chủ nghĩa trừu tượng và chủ nghĩa khoái lạc. Jaroslav Hašek đã tạo ra tác phẩm châm biếm chiến tranh kinh điển của ông, Người lính tốt bụng Schweik[6], và Franz Kafka thống trị giới văn học ở Praha. Sự chiếm đóng của phát xít Đức đã tàn phá của nghệ thuật văn học Séc và cái chết của nhiều nhân vật kiệt xuất. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự tái định hướng của văn bản tiếng Séc hướng đến nước Nga và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thống trị văn học Séc. Các nhà viết tiểu thuyết thời hậu chiến bao gồm Egon HostovskýJan Drda. Một số nới lỏng các luật lệ nghiêm ngặt của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện rõ trong những năm 1950 và 60. Tiểu thuyết gia và nhà văn truyện ngắn Bohumil Hrabal nổi tiếng qua Mùa xuân Praha. Luồn gió di cư mang đến các nhà văn như Milan KunderaJosef Škvorecký.

Tham khảo sửa

  1. ^ Alfred, Thomas (1998). “Anne's Bohemia: Czech Literature and Society”. Books Google. tr. 125. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp); |mục= bị bỏ qua (trợ giúp)
  2. ^ Brock (1957). “The Political and Social Doctrines of the Unity of Czech Brethren in the Fifteenth and Early Sixteenth Centuries”. Books Google. tr. 39. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021. Đã định rõ hơn một tham số trong |tác giả=|họ= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  3. ^ Krašovec, Jože (1998). “Interpretacija Svetega Pisma”. Books Google. tr. 1198. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  4. ^ De Bray, Reginald George Arthur (1980). “Guide to the West Slavonic Languages”. Books Google. tr. 36. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  5. ^ Schmidt-Hartmann, Eva; Hahnová, Eva (1984). “Thomas G. Masaryk's Realism: Origins of a Czech Political Concept”. Books Google. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  6. ^ Hašek, Jaroslav (2005). “The Good Soldier Svejk”. Books Google. Penguin. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)