Thảo luận:Áp Lục

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Randall uob trong đề tài "tất cả các cây cầu bị đánh sập"

Sao bác VietLong lại đổi tên bài như vậy? Có nguyên tắc gì cho việc đặt tên bài "sông" là cắt chữ sông đi? Tại sao tên có một chữ thì thêm chữ "sông" (như Sông Nin, Sông Donau; còn tên hai chữ thì cắt chữ sông đi (như Dương Tử, Áp Lục, Đồ Môn, v.v..? Là người bổ sung bài này từ đầu, tôi không đồng ý với việc đổi tên mà không thảo luận với tôi trước. Tôi sẽ đổi tên bài trở lại nếu không được giải thích hợp lý. - Randall uob 18:35, ngày 9 tháng 6 năm 2007

Tôi thấy trong [ [Thể loại:Sông Trung Quốc] ] lổn nhổn có sông thì ghi tên không, có sông lại thêm chữ sông, thấy nên chọn 1, và vì tên không kèm chữ "sông" chiếm đa số, nên nhất loạt đổi như vậy. Hơn nữa, trong các Từ điển bách khoa tiếng Việt, người ta thường xếp theo phần tên riêng. Nếu xếp một loạt chữ sông ở đầu, e quá nhàm. Tất nhiên ta sẽ gặp những trường hợp khó xử là tên chỉ có 1 từ, ví dụ Hồng, Đà. Riêng mục sông Trung Quốc thì nên xếp theo tên Hán Việt (tên riêng+Giang/Hà/Thủy) vì như thế ta biết được người Trung Quốc gọi nó là gì. Chỉ có ít trường hợp sông có thể ghép cả hai tên, ví dụ: Hán Thủy/Giang.--Nguyễn Việt Long 17:22, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ah, vậy tôi tỏ tường rồi. Nếu bác Nguyễn Việt Long đã cắt chữ "sông" trong hai bài Sông Áp LụcSông Đồ Môn thì bác nên sửa phần đầu của hai bài viết này: Sông Áp Lục là con sông... --> Áp Lục là tên con sông..., bác có thấy như thế là hợp lý không?
Tôi sẽ không đổi tên trở lại hai bài này đâu, nhưng quan điểm của tôi vẫn là nên có chữ sông ở đầu bài. Lí do là trong trường hợp những tên này được đặt cho những gì nổi tiếng sau này (có thể: Nhà hàng, khách sạn, tập đoàn kinh tế, chiến dịch, bài thơ, v.v..) thì bài viết cho con sông lại phải đổi lại (sông Áp Lục, sông Đồ Môn, sông Dương Tử....) còn trang Áp Lục, Đồ Môn, v.v.. trở thành Trang chuyển hướng. Bác có thể lập luận rằng những sửa chữa này là nhỏ và dễ dàng. Tôi cũng đồng ý như vậy, nhưng toàn bộ các trang liên kết đến bài viết với tên cũ cũng phải thay đổi, cái này mới là phức tạp, bác Nguyễn Việt Long nhỉ? - Randall uob 18:36, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

User /Admin Nguyễn Thanh Quang có cách giải quyết hay cho trường hợp trùng tên: Tên nào phổ biến nhất thì dùng luôn, chẳng hạn sông Áp Lục vẫn là Áp Lục, còn những tên nhà hàng, khách sạn ít phổ biến hơn thì dùng câu:Bài này viết về sông Áp Lục. Về các nghĩa khác của Áp Lục đọc Áp Lục (định hướng) . --Nguyễn Việt Long 18:50, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC) Ví dụ cụ thể: Bình Xuyên (định hướng)Bình XuyênTrả lời

"tất cả các cây cầu bị đánh sập" sửa

Bậy bạ, đúng hơn là không làm sập được cây cầu nào. Trên sông Áp Lúc lúc đó có 2 cây cầu tương đối lớn. Hai cây cầu cạnh nhau ở tuyến đường chính và một cây cầu trên thượng lưu. Cây cầu cạnh cây cầu chính đang dùng bị sập năm 193x do lũ. Wiki tiếng Anh, Trung Hàn đều ghi vậy, trang web du lịch cũng nói thế. Báo An Nịnh Thế Giới cũng đăng bài viết về các cây cầu này. Quả tên lửa có điều khiển nổ gần nhất cách cầu 60 mét. Không hiểu ở đâu ra thông tin bậy bạ thế này ??

Bài này tôi dịch từ trang tiếng Anh, bạn nói "thông tin bậy bạ"? Vậy thì xin dẫn chứng ra nhé. Để kiểm chứng, bạn có thể vào trang tiếng Anh và tìm lại phiên bản của bài này vào ngày tôi dịch nhé. Bạn cũng nên để lại danh tính khi tham gia thảo luận để tiện trao đổi. Randall uob (thảo luận) 16:20, ngày 28 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Câu chuyện thần thoại này được nhắc đến nhiều, là một ví dụ điển hình về nhồi sọ ngu dân, được dùng để nhét mũi nhau trong các tiệc tùng vui vẻ. Mình đang tìm ảnh 2 cây cầu này, tự nhiên thấy thảo luận ở đây. Mình ko biết các bạn là ai, nhưng dẫn chứng thì đầy.
Cây cầu bên trái mang tên Đan Đông. Cây cầu bên phải là cây cầu đường sắt sập do lũ cuốn năm 1937.
http://www.cctv.com/program/newfrontiers/20090720/107908.shtml
ảnh http://www.cctv.com/program/newfrontiers/20090720/images/1248084371095_1248084371095_r.jpg


ảnh chiến công của quân Mỹ, cầu nào sập thế bạn http://www.history.navy.mil/photos/images/g420000/g423492.jpg
Phóng to ra xem cầu nào sập http://www.history.navy.mil/photos/images/g420000/g423495.jpg
thêm, trong này còn có nhiều cầu nữa chưa hề sập, duy nhất cái cầu sập là cái cầu bị lũ cuốn năm 1937, chính xác là quân Mỹ không làm sập được cầu nào.
http://www.history.navy.mil/photos/events/kowar/50-unof/un-2a.htm
http://www.history.navy.mil/photos/images/g420000/g422112.jpg
Đây, sập thật đây. Quân Mỹ tự phá cầu Nakong khi tiến hành "cuộc tháo chạy lớn nhất lịch sử Mỹ", tức khi quân Tầu thảm sát quân Mỹ ở Trường Tân (Chosin) và Đại Đồng (Teadong)
http://www.history.navy.mil/photos/images/g420000/g422115.jpg


Trong cuộc xung đột này, mọi cây cầu qua sông đều bị phá hủy sửa

Cây cầu duy nhất không bị tàn phá là Cầu Hữu nghị Trung – Triều nối liền hai thành phố Tân Nghĩa Châu và Đan Đông. Giật gấu vá vai. Cây cầu nữa đây. Cũng như cầu Đan Đông trên, cây cầu này có một người anh già cả bị lũ cuốn, và người Mỹ sang đấy đánh sập để nhồi sọ. http://www.history.navy.mil/photos/images/g420000/g421972.jpg "Cây cầu duy nhất không bị tàn phá là Cầu Hữu nghị Trung – Triều nối liền hai thành phố Tân Nghĩa Châu và Đan Đông", hài hước nhể.

Quay lại trang “Áp Lục”.