Thảo luận:Đoàn Thượng

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Meotrangden trong đề tài Đoạn thêm vào của IP 58.187.155.170

Untitled sửa

Theo Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên thì Đoàn Thượng là một trung thần của nhà Lý Anh liệt Chinh khí quân. Sau khi Ngài mất, được nhiều đời vua Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn sắc phong là Đông Hải đại vương Đoàn Thượng thượng đẳng thần. Trong dân gian gọi Ngài là Đức Thánh Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng, có đền thờ ở rất nhiều nơi. Theo chính sử thì có 72 đình làng xã tôn Ngài làm Thành Hoàng nhưng sử này được chép cách nay một khoảng thời gian đã quá lâu. Hiện nay đã thống kê được có ít nhất 275 đình làng xã (địa bàn bắc bộ) thờ Ngài (xem: doantocvietnam.com) [1]. Đền thờ chính ở thôn Đoàn Thượng, xã Đoàn Thượng, Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (là quê của Ông) và ở thôn Bần- Yên Nhân nay là thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (nơi Ông hóa). Cũng trong dân gian còn có tín ngưỡng thờ đức thánh Ông Hoàng Cả tức Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng trong TỨ PHỦ QUAN HOÀNG gồm có mười vị Quan Hoàng. Nhưng tư liệu về Ngài còn có nhiều điều không thống nhất. Xin nêu ra đây một số sai khác đó:

1- Ngày sinh của Ngài theo Thần phả của một số đình miếu thờ Ngài, có hai số liệu: ngày 12 tháng 8 và ngày 10 tháng Giêng, với những tư liệu hiện có thì khó có thể nói ngày sinh, ngày mất nào là đúng.

Tuy nhiên, nghiên cứu cẩn thận, kỹ lưỡng thì có thể kết luận được ngày sinh của Đông Hải đại vương Đoàn Thượng (10 tháng Giêng âm lịch) theo văn tế Ngài tại lễ hội làng Đinh, xã Đinh Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam nơi con trai Ngài là Đông Xung Đại Vương Đoàn Văn lập đền thờ nên là tin cậy được. Còn ngày 12 tháng 8 là húy nhật đức Đoàn Thượng Đông Hải Đại Vương. Dữ liệu ngày này cũng trùng khớp với Văn tế đức Đoàn Thượng tại làng Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, Thường Tín Hà Nội do Đại đức Thích Chánh Thuần soạn dịch từ chữ Hán.

2- Năm sinh của Ngài cũng có hai mốc: năm 1181 (Tân Sửu) và năm 1184(Giáp Thìn). Xin có lời bàn sau: theo " Đại Việt sử lược" thì năm 1207 Ngài đã trấn trị Hồng Châu, vẫy vùng một cõi. Nếu Ngài sinh năm 1184 thì lúc này Ngài mới 23 tuổi, quá trẻ so với hành động và cương vị Hồng Chủ của Ngài. Hơn nữa, tính cách mạnh mẽ, cương trực, phù hợp với người tuổi Sửu hơn người là tuổi Thìn. Vì vậy Đoàn Thượng sinh năm Tân Sửu 1181 có lẽ hợp lý hơn. Trong văn tế Ngài tại tại làng Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, Thường Tín Hà Nội cũng ghi Tiết Tân sửu - đất Thung Đô sinh trang tuấn kiệt. Năm Tân Sửu cũng trùng với nội dung bài đăng của Vũ Trình Tường. Như vậy Ngài tuổi Tân Sửu (1181).

3- Mẹ của Ngài họ tên là gì? Các sách cổ không chép tên họ của song thân của Ngài, chỉ trong một số đình miếu có ghi nhưng vẫn là của người đời sau gán ghép như kiểu "Trần Thị Dung" mà thôi. Không bàn đến " tên" của mẹ của Đoàn Thượng mà chỉ bàn đến "họ". Bà họ Hoàng hay họ Lý? Các tài liệu chính thức đều xác nhận Đoàn Thượng và Lý Hạo Sảm chung một người Vú nuôi. Vậy thì mẹ Đoàn Thượng phải là người gần gũi hoặc chính là người của Hoàng Tộc. Nói cách khác Bà có thể là người họ . Họ Hoàng chỉ là một cách gọi không trực tiếp họ Vua đó thôi. Các sử ký và trong dân gian đều ghi mẹ của Đoàn Thượng là Lý thị.

4. Trong lúc xã hội phong kiến rối ren tranh giành quyền lực ngôi bá bất chấp mọi thủ đoạn lúc cuối thời Nhà Lý, đầu thời Nhà Trần thì Đoàn Thượng nổi lên như một gương bia đá về đạo trung quân ái quốc, nghĩa khí, tiết tháo cương trực, cột cương thường. Nhưng lâu nay trong sử cũ ghi chép về hành trạng và công lao của Ngài có phần thiên lệch theo và phần có lợi cho chế độ, triều đại cầm quyền lúc đương thời. Đây cũng là điều có thể hiểu được xong chưa thực sự công bằng và thảo đáng.

Trang thảo luận này nhằm thêm vào một số trong rất nhiều những ghi chép và truyền miệng về Ngài còn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Mục đích để bạn đọc tham khảo, suy ngẫm và luận giải về một số điều mà sử cũ chưa thống nhất và về hành trạng, uy danh, công phúc và đức độ của Ngài.

Thật đúng là Trăm năm bia đá cũng mòn, Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Đoạn thêm vào của IP 58.187.155.170 sửa

Tôi chuyển sang đây do không phù hợp với tinh thần chung của một bài bách khoa. Chỗ thích hợp hơn là wikisource. Meotrangden (thảo luận) 10:02, ngày 22 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đông Hải Đại Vương Thượng Đẳng tối linh Thần Thần tích. sửa

(Nguyên bản bằng tiếng Hán- bản tạm dịch)


Đại Vương huý Thượng họ Đoàn.

Cha Ngài là Đoàn Trung, một Hào trưởng có thế lực và uy tín trong vùng.

Mẹ ngài là Lý thị, người họ hàng gần gũi với Hoàng tộc đương triều.

Quê Ngài: làng Thung Đô, huyện Gia Lộc, Châu Hồng.

Ngài sinh ngày 12 tháng 8 năm Trinh Phù thứ sáu, đời Lý Cao Tông.


Tương truyền:

Cuối mùa đông năm Canh Tí, Lý thị mơ thấy mình bắt được Giao Long bên bờ Đông Hải.

Giữa tiết thu năm Tân Sửu, Phu nhân sinh hạ một nam nhi hình dung tướng mạo phi phàm.

Để chăm sóc con trai, bà mẹ tìm một người thân làm vú.

Vì yêu thương quý tử, người cha chọn ngay chữ Thượng đặt tên.


Tháng bảy năm Giáp Dần(1194)

Đàm Nguyên Phi sinh hạ Thái Tử. Trong ngày vui lớn,

nhà Vua mở tiệc ăn khao, nhân đó mở kho ban thưởng.

Đoàn Hào Trưởng thượng kinh chúc phúc, sẵn mối thân tình,

Lý thị tiến dâng người Vú, để vì chăm sóc Hoàng Nam.


Ngài càng lớn:

Tư chất càng thông minh sắc sảo.

Thể trạng thêm cường tráng to cao.


Phũ phàng thay:

Mười lăm tuổi, người mẹ hiền từ lâm trọng bệnh đã đứt gánh quy tiên.

Bốn năm sau, người cha tôn kính cũng về cùng Tiên Tổ.

Niềm đau thương con trẻ mất mẹ cha chưa mấy nguôi ngoai.

Chí lập nghiệp nam nhi thời ly loạn đã dần nhen nhóm.


Thế nên Ngài:

Tạm biệt gia hương, đi khắp chốn thôn quê tầm sư học đạo.

Đến làng Đinh Xá, gặp gỡ người thục nữ hạnh kết lương duyên.


Khởi đầu sự nghiệp:

Triều đình mở khoa thi Tam Giáo, Ngài lên kinh ứng thí đỗ Mậu Tài.

Nhà Vua cần kẻ tín canh phòng, Ngài được chọn vào làm quan Trung Thị.

Sớm tối mang gươm, thừa thượng lệnh bảo vệ ngai vàng.

Ngày ngày chứng kiến chốn quan trường bất công ngang trái.


Thế nhưng Ngài:

Vẫn ghi tạc lời cha: Mấy đời họ Đoàn hưởng ơn mưa móc

Nên hết lòng mẫn cán, phò tá Lý Triều, vì nước tận trung.


Cũng nhờ:

Võ công xuất chúng, kiến thức rộng sâu.

Uy tín vang xa, Hoàng gia tin tưởng.

Thuộc cấp tôn phò, đồng liêu kính phục.


Trong khi ấy:

Ngoài dân gian, lũ giặc cướp hoành hành khắp chốn,

thêm hoạ dịch bệnh thiên tai.

Cả dân chúng lầm than đói khổ, kêu chẳng thấu trời.


Trong Hoàng cung, Vua Cao Tông mê mải rong chơi,

chỉ lo xây lầu dựng gác.

Bọn gian thần mọt nước hại dân, lạm hành chính sự.


Năm Đinh Mão (1207)

Ngài lĩnh chiếu Vua truyền:

Ra trọng trấn Châu Hồng, vì dân dẹp yên giặc giã.

Quyết kéo cờ nghĩa cử, vì Vua vững dạ trung thành.


Khắp Châu Hồng:

Đám bất lương nghe danh khiếp vía.

Người dân cày, dựa thế chở che.


Trong Cung Cấm:

Bọn nịnh thần sàm tấu vu oan.

Người trong trướng hồ đồ giáng tội.


Đoàn Hồng Chủ về kinh ung dung tự tại.

Xin được gặp nhà Vua, mong gan ruột giãi bày.

Lũ nghịch thần sắp sẵn kế độc, mưu hay

Bắt Ngài bỏ y quan, định tống vào ngục thất.

Ngài trừng mắt nhìn quân hiểm ác, tức giận gồng mình,

làm hơn chục vòng dây trói đứt phăng.

Ngài chậm rãi cúi nhặt thanh gươm, mình trần dấn bước,

trước bầy đao phủ run rẩy mặt xanh.

Tiến thẳng hướng Hồng Châu.

Oai phong như Thiên Tướng.


Thế rồi:

Mượn lệnh Triều đình, bốn đạo quân dự đánh Hồng Châu, định ăn tươi nuốt sống.

Nhờ Quan Phụng Ngự, may lời tấu lọt tai Chúa Thượng mà thoát nạn can qua.


Năm Kỷ Tỵ (1209) Kinh sư có biến:

Quan Thượng phẩm Phạm Du đưa Cao Tông lên lánh nạn vùng Quy Hoá.

Người thuyền chài Trần Lý đón Thái Tử xuống nương náu phủ Thiên Trường.


Họ Trần từ đây dấy nghiệp.

Nhà Lý đến độ suy vong.


Tự Khánh mang quân vây Cung Cấm, cùng Trung Từ khuấy đảo áp chế Triều đình.

Phạm Du nhận uỷ thác của Cao Tông, hẹn Hồng Chủ về kinh phò Vua dẹp giặc.

Bởi tư thông nữ sắc quá đà, Quan Phụng Ngự thiệt thân bỏ mạng, đại sự tiêu tan.

Chờ mật chiếu chong chong không thấy, Tướng Hồng Châu thu kiếm lui binh cơ đồ bỏ lỡ.


Năm Canh Ngọ (1210)

Lý Cao Tông lâm bệnh băng hà.

Thái Tử Sảm thụ phong kế vị.


Chốn Kinh Sư, Tô Trung Từ thao túng Tân Vương.

Ngoài châu huyện, Trần Tự Khánh tranh giành ngôi Bá.

Đoàn Tướng Quân, đánh ải Quảng Điềm, bắt sống Nguyễn Đường, Lại Linh thua chạy.

Thuận Lưu Bá lòng đầy tức giận, phá đê Khoái Lộ, thôn ấp ngập băng.

Thất đức bất nhân, dân Hồng oán hận.


Tại hương Phù Đổng:

Nguyễn Nộn bắt được kim ngân không nộp, đắc tội với Triều đình.

Chương Thành xin cho xá tội phạm nhân, nhận làm thuộc tướng.

Đáo công, chuộc tội, nhận lệnh đánh dẹp khắp nơi.

Mắc nợ hàm ơn, cam tâm làm thân công bộc.


Bởi họ Trần mưu chiếm đoạt Vương quyền.

Nên Nguyễn Nộn bỏ Trần phù Lý Chúa.


Tại cõi Hồng Châu:

Lý Huệ Tông hạ chiếu sắc phong Đoàn Thượng thụ tước Hồng Hầu.

Hồng Hầu Chủ về kinh, bảo vệ Triều đình, đề phòng Tự Khánh.

Ngài có công hộ giá, được gia phong Vương tước.


Tuy nhiên:

Cột đá giữa sóng cồn, không ngăn được dòng thác dữ

Cây cứng trong giông tố khó chặn nổi ngọn cuồng phong


Thế cho nên:

Huệ Tông bị ép xuống tóc đi tu chùa Chân Giáo.

Chiêu Thánh ngây thơ, nhường ngôi báu cho chồng.

Nhà Trần tuy chiếm được ngai vàng,

nhưng còn đó lưỡng tướng Nguyễn, Đoàn giương cờ phù Lý.

Thủ Độ đã mang quân quyết diệt,

vẫn chịu thua hai châu Hồng, Bắc chĩa giáo cự Trần.


Năm Mậu Tý (1228):

Hai chủ soái cựu thần, hẹn gặp nhau ở Đồng Đao thảo bàn Minh Thệ.

Thái sư Trần Thủ Độ, ngầm giao ước cùng Nguyễn Nộn mưu hại Hồng Châu.


Đúng là:

Mệnh trời khó tránh. Thế sự khôn lường.


Ngài đã:

Trung nghĩa cả tin, vô tình y hẹn

Một mình một ngựa, đến xứ Đồng Đao.


Nào ngờ:

Mắc phải mưu gian, sa vào bẫy độc.

Ba bề, bốn mặt, phục sẵn tinh binh.

Mé Thiên Đức quân Nộn tràn sang.

Từ Văn Giang tướng Trần ập đến.

Trong rừng gươm giáo, hữu đột tả xung.

Một lưỡi kiếm oan, đầu lìa khỏi cổ.


Thế nhưng:

Ngài lắp trả đầu, lấy dải khăn quàng buộc lại.

Áo bào đẫm máu, quay chiến mã chạy về đông.

Đến đầu làng An Nhân, bỗng thấy ông lão áo đen khoanh tay kính cẩn:

Chỗ đất kia là huyệt, dành cho Tướng quân Trung liệt, Thượng đế chọn rồi

Ngài xuống ngựa, đầu gối lên gươm rồi hoá

Mối đùn thành mộ, linh ứng động đến trời.


Mười tám trận hùng uy, võ công lừng lẫy

Hai mươi mốt năm sự nghiệp, đạo lý vẹn tròn.


Mưu hiểm đã thành:

Thái Tông phong Nguyễn Nộn tước Hoài Đạo Vương.

Thủ Độ gả Ngoạn Thiềm cho làm thê thiếp.

Hào quang chiến thắng, vừa loé đã tan.

Tậm sự bất an, bệnh tình rồi mất.


Tuy thắng trận, nhưng danh hoen truyền vạn kiếp

Dẫu đầu rơi, vẫn gương sáng tụng ngàn thu.


Khắp Hồng Châu làng xã, hơn bảy mươi miếu đình,

hương khói mãi phụng thờ.

Bao Vương đế hậu triều, bấy đạo chỉ sắc phong:

Thượng đẳng Thần Đông Hải

Anh hùng trung tín, dẫu chết vẫn như còn

Đông Hải Đại Vương, danh Thần thiêng vạn thế

       Vũ Trình Tường

Đoạn thêm vào của Đoàn Trọng Hân sửa

Dưới đây tôi xin thêm vào 1 vài văn tế Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng để bạn đọc tham khảo và luận giải

Đại đức Thích Chánh Thuần - Trụ trì chùa Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, Thường Tín Hà Nội đã nghiên cứu lịch sử về Đức Thành hoàng làng là Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng. Sau khi dịch bài văn tế gốc từ chữ Hán, bổ sung, viết lại bằng chữ quốc ngữ, sử dụng vào ngày tế lễ 12/8/2014.

Dưới đây xin giới thiệu toàn văn bài Văn tế Đức Đoàn Thượng - Đông Hải Đại Vương Thượng Đẳng Thần//


LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG CAO XÁ - DŨNG TIẾN - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI

VĂN TẾ

Đức Đoàn Thượng - Đông Hải Đại Vương Thượng Đẳng Thần


Duy: Duyên nay tại nước Cộng Hòa Xã Hội Nghĩa Việt Nam, thành phố Hà Nội, huyện Thường Tín, xã Dũng Tiến, Thôn Cao Xá.

Chúng con là: Thái ông lão bà, nam phụ lão ấu, cấp ủy chính quyền, cơ quan đoàn thể, nhân dân Phật tử, thiện tín xa gần:

gặp tiết thu sang, ngày 12 tháng 8 - húy nhật đức Đoàn Thượng Đông Hải Đại Vương thượng đẳng thần,

thành tâm sắm sửa trai duyên:

"Cẩn dĩ chi nghi, Cung trần phỉ lễ, Hương đăng phù tửu, Quả phẩm kim ngân, Trai bàn hoa quả


Kính cẩn tấu dâng

  Vọng tưởng bậc thần minh xưa:
  Đức Đoàn Thượng Đông Hải Đại Vương thượng đẳng thần

Là tinh tú trời đất

do linh khí núi sông hội tụ mà thành

Bởi nhật nguyệt chiếu minh nên có.


Ở trong ba quân: đánh Đông dẹp Bắc, phù nước giúp vua yên xã tắc.

Bên ngoài trận mạc: xông pha, gan dạ kiên cường,

bất khuất hiên ngang, khiến kẻ thù bao phen khiếp đảm.


Gặp thời vua nguy khốn phò trì,

Vào thế nước yếu yểm trợ.

Có công giữ nước đứng đầu,

quyền hạn đảm đương muôn dặm.

Khiến miền đông yên, vùng tây lặng,

sức giữ yên đất tổ, tiếng tăm mấy ai bằng?


Khi "còn" hiển vinh danh tướng

Lúc thác anh linh đẳng thần.


Nhớ thủa xưa:

Tiết Tân sửu - đất Thung Đô sinh trang tuấn kiệt,

Mộng Giao long - bờ Đông Hải đón giấc mơ vàng.

Gia Lộc Châu Hồng còn ấn tích bậc hiền nhân,

Đoàn Trung, Lý Thị mới phúc sinh người con thảo

Tính Đoàn

Danh Thượng

Cùng Huệ Tông đồng nhũ, khác thế thử viên âm.


Mười lăm tuổi: đất đã nuôi tình mẫu tử,

Bốn năm thêm: trời chợt đón bậc cha hiền.

Côi cút mùa thu hoa vàng nắng hạ,

Nhẹ nhàng hương lá mây điểm sương đông.


Đi viễn sứ tha phương tầm sư học đạo,

Lại tích bồ kinh lịch thỉnh ý hiền nhân.

Tam giáo khoa đầu đủng đỉnh lời thơ xem chữ Mậu Tài,

Một mùa ứng thí thảnh thơi câu hát sắc ban "Trung Thị".

Dốc lòng phù vua giúp nước

Nhất mực hộ quốc an dân.


Trận Châu Hồng - vang tên danh tướng,

Ải Quảng Điềm - bắt sống Nguyễn Đường.


Họ Trần giấy nghiệp,

Nhà Lý suy vong,

Cao Tông băng hà,

Tử Sảm lên ngôi.


Đất kinh sư, Trung Từ thao túng Tân vương,.

Vùng châu huyện, Tự Khánh tranh dành ngôi bá.


Trọng câu trung tín,

Cảm đức hiếu dân,

Huệ Tông sắc chiếu ban "Vương" Đoàn Thượng hai chữ "Hồng Hầu

Đông Hải cảm dung giấy nghĩa tín trung một lòng ái quốc.


Nhưng:

Cột đá giữa sóng cồn, nào ngăn được dòng thác giữ

Cây cứng ngoài bão giông, khó trống nổi trận cuồng phong.


Huệ Tông về Chân Giáo,

Chiêu Thánh chút Hoàng y.

An Nhân nghe đất mẹ

Tiết khi nhẹ huyền vi.


Mười tám trận uy hùng, võ công lừng lẫy,

Hai mốt năm sự nghiệp, đạo lý vẹn tròn.

Bẩy hai làng tôn thờ phong Thánh,

Muôn thủa sau kính ngưỡng ghi ân.


Quả xứng danh:

Anh liệt chinh khí quân

Các thời đều phong thần minh hộ quốc.


Đình Cao Xá nay vẫn còn lưu thần tích đấng trung quân:

Niên hiệu Thiệu Trị Ban: Kiến Nghĩa Bỉnh Chung Phù Chính Phi Anh Thượng Đẳng Thần.

Tự Đức sắc: Thượng Đẳng Phúc Thần.

Đồng Khánh phong: Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần.

Khải Định tặng: 'Kiến Nghĩa Bỉnh Chung Phù Chính Phi Anh Hiển Liệt Trác Vĩ Dực Bảo Trung hưng Đông Hải Đoàn Thượng Đẳng Thần.


Cuộc đời Ngài:

Sáng gương thiên cổ

Đẹp ý tiền nhân

Vạn thế lưu danh

Muôn đời tưởng nhớ

Anh liệt khí quân

Trung ngôn hộ quốc

Hết sức phù vua

Tận tâm trợ quốc.


Thế mới biết:

Ngọc quý nhuận khiết

Tùng biểu tuế hàn

Cỏ cây thương vì tính ôn cung

Nước non thấu tấm lòng thanh bạch.


Nhân duyên hòa hợp:

Cao Xá có bậc thần minh linh ứng,

Đình tiền đón đức Đông Hải hóa thân.

Trượng phép màu dân yên nước thịnh,

Vun cội đạo nhà đẹp xóm thôn.

Hơn bẩy trăm năm gia trì

Cùng muôn thủa ủng hộ

Cây tranh có chuyển

Bến vét lại về


Khúc sông quê, Cao Xá làng trên xóm dưới luôn thường có bậc thần anh linh ngầm tế độ.

Ngôi Đình mới, Đại Vương từ cổ chí kim vẫn thấy gương Người trung tiết nghĩa sáng soi dường.

Khiến người người hạnh phúc, thôn xóm thuận hòa, nhà nhà vui đạo đức.


Nhờ vậy nên:

Cao Xá nay đổi mới,

Xóm làng dần thay da,

Đời sống đi lên,

Nhân dân no ấm,

Đón làng văn hóa,

Giữ được nếp xưa,

Người người hướng đạo,

Nhà nhà an vui.


Nay tiết thu sang, gặp ngày húy kị

Đệ tử chúng đẳng cúi đầu đỉnh lễ Đức Đoàn Thượng Đông Hải Đại Vương Thượng Đẳng Thần


Ngưỡng mong:

Công đức giáng lâm,

Lưu phúc lưu ân,

Bảo hộ toàn dân,

An khang thịnh vượng,

Tiền niên chư vị tôn tồn,

Thường hằng linh ứng,

Hòa cốc phong đăng,

Nhân khang vật thịnh,

Bách phúc nghinh lai,

Tứ thời vô tai ách,

Bát tiết được thanh lương,

Xuân sinh hạ trưởng,

Thu toại đông thành,

Bình an cát khánh,

Mưa thuận gió hòa,

Mùa màng tươi tốt,

Thế giới hòa bình,

Nhân dân an lạc.


Lại phù trì cho:

Việc chùa được tốt tươi,

Việc đình được thuận lợi;

Cho đến nhân dân thuận hòa,

Người người hướng về gốc đạo.


Toàn dân kính nguyện chư vị tôn thần:

Dĩ thành kính đỉnh lễ đức Đông Hải Đại Vương,

Dĩ tín trung phụng sự Tổ quốc,

Dĩ hiếu thảo phụng sự lão thân,

Dĩ đạo đức ứng nhân sử thế,

Dĩ trí tuệ diệt bỏ vô minh,

Dĩ Phật pháp khai trừ mê ám.


Cúi đầu đỉnh lễ Thập phương Tam Thế, lịch đại tổ sư, chư vị thánh nhân, thập bát long thần, Đức Đông Hải Đại vương thùy từ chứng giám.

  Văn tế tuyên ngày 12, tháng 8 năm Giáp Ngọ 2014. Toàn dân chí thành vọng bái ./.

42.113.129.109 (thảo luận)

Lễ hội đình Đinh sửa

Đình Đinh thuộc thôn Đinh, xã Đinh Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam.

Đình Đinh thờ Đông Hải đại vương Đoàn Thượng cùng con ông là Đông Xưng đại vương Đoàn Văn, các trung thần của triều Lý, Đông Bảng đại vương triều Lê cùng các vị tiên hiền, các vị có công lập làng.

Tương truyền, làng Đinh là nơi mà Đoàn Thượng đại vương đến tìm thầy học và cũng là quê vợ của ông. Khi ông mất, con trai ông là Đoàn Văn cùng nhân dân Đinh Xá lập đền thờ. Hàng năm, cứ vào ngày sinh của Đông Hải đại vương Đoàn Thượng (10 tháng Giêng âm lịch), làng Đinh lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ bậc trung thần.

Lễ hội được tổ chức từ ngày 9 – 12 tháng Giêng âm lịch. Ngoài tế lễ, dâng hương, lễ hội làng Đinh còn có lễ rước nước và lễ khai độc.


Cứ 3 năm một lần, làng Đinh và làng Thủy Cơ (xã Châu Sơn, Duy Tiên) lại tổ chức lễ rước nước để tưởng niệm vị Đông Hải đại vương và để thể hiện mối giao hảo giữa hai làng. Thủy Cơ là một làng chài chuyên nghề sông nước. Làng Đinh đã dành một khu đất cho làng Thủy Cơ để một khi có người qua đời thì mai táng ở đó. Do đó, hai làng có mối quan hệ rất thân thiết. Khi vào lễ hội, làng Thủy Cơ cung cấp 5 chiếc thuyền lớn để đi rước nước.


Ngày mùng 9, đình Đinh mở cửa, dân hai làng vào lễ thánh, sau đó rước kiệu, cờ, bát biểu, chiêng trống, đội bát âm cùng đội bơi chải xuống thuyền. Trên thuyền có hai chóe sành được mang theo để đựng nước. Đoàn thuyền bơi đến ngã ba sông Móng, bơi rước 3 vòng, sau đó lấy nước đựng vào chóe, dâng lên kiệu rồi bơi thuyền trở về đình. Chóe nước được đưa vào đình để hôm sau tế lễ. Đội hình tế là tế nam, có chủ tế, xướng tế và bồi tế. Khi tế, đội hình tiến từ sân đình qua tiền đường, vào hậu cung. Trong khi tế, ngoài sân đình có múa rồng, sư tử, đánh gậy, thổi cơm thi, bắt chạch, trên sông Châu thì tổ chức bơi chải.


Hàng năm cũng vào dịp lễ hội mùng 10 tháng Giêng, ở đình có tổ chức lễ khai đọc (mang sắc phong ra đọc dịp dầu năm mới) do hàng xã chủ trì. Chủ tế là chánh tiên chỉ, các tiên chỉ làng là bồi tế.

Trước khi vào ngày lẽ, tối mùng 9 có rước sắc từ nhà tiên chỉ ra đình rồi làm lễ khai độc.

Ngày màng 10, tổ chức rước hành ngơi (đi chơi trên đường) có kiệu, có cờ quạt, bát biểu…

Ngày 11, sau khi tế tạ xong, rước lộ nhang sắc và các sắc phong về nhà tiên chỉ, đóng cửa đình.

       Nguồn: Địa chí Hà Nam.

Tham khảo sửa

Quay lại trang “Đoàn Thượng”.