Thảo luận:Ẩm thực Huế

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Newone trong đề tài Interwiki
Dự án Ẩm thực Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Ẩm thực Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Ẩm thực Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Untitled

sửa

Trong bài này cần phải nhắc đến cơm hến, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh khói, bánh xu xê, mè xửng, tré, v.v. thảo luận quên ký tên này là của 129.94.6.28 (thảo luận • đóng góp).

Đoạn đầu bài viết cần sửa đổi lại vì vấn đề văn phong: "chàng rể đa tình". NAD 03:21, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

Viết về văn hoá mà không màu mè tý, khó chịu lém. Có người đã viết vậy đó, cần nguồn dẫn thì tôi chỉ luôn. : D Lưu Ly 03:25, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
"Kể từ khi Huế trở thành đất của người Việt qua sính lễ cầu hôn của chàng rể đa tình Chế Mân ": tôi có đọc một bài viết cũ nói rằng miền đất Thừa Thiên khi đó người Việt ở đã đông hơn người Chiêm nên vị vua Chế Mân chỉ hợp thức hóa sự thực, chứ không dâng cái miếng đất nào để lấy một người phụ nữ xa lạ chưa từng thương yêu mình và phong tục nước mình, người không sẵn lòng chết theo chồng như một cô gái Chiêm. Có thể người Việt tự hào rằng con gái xứ mình đẹp tới mức một vị vua ngoại bang sẵn lòng đánh đổi đất đai để được "người đẹp" chưa từng quen biết, nên tạo ra và tin vào huyền thoại này. Người Chăm khối gì mỹ nữ mà vua Chế Mân phải mất đất kia chứ, ông có yêu thương gì Huyền Trân công chúa đâu mà bảo đa tình. Hôn nhân của một vị vua dù là hôn quân cũng bao hàm một yếu tố chính trị, nhất là trong trường hợp có liên quan đến lãnh thổ. Lưu Ly và các thành viên khác thử nghĩ lại mà xem sách sử viết thế nào. Tôi cũng đã từng đọc một bài của một chàng trai người Chăm chê trách ông vua Chế Mân này vì lỗi với tổ tiên, dân tộc, tạo đà cho việc mất nước Chiêm Thành... tôi tin rằng quan điểm hợp thức hóa lãnh thổ đã mất là đúng, không tin quan điểm lễ vật đất đai chút nào, càng không tin rằng có chuyện yêu đương gì đó trong cuộc hôn hân này. Tôi nghĩ bài về ẩm thực không nên để một vấn đề lịch sử tranh cãi chen vào mất cả thú vui ăn uống. Bánh Ướt 08:03, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi cũng chẳng biết vì sao, Chế Mân lại được một số người gọi là quân vương đa tình, và nếu quả thật ông ta đa tình thì cũng nên ghi vậy. Nhưng chi tiết này nếu nó gây tranh cãi đến ăn mất ngon thì sẽ del. Còn bây giờ tôi đang kếm ảnh và còn một phần nhỏ chưa viết xong nên...lười một tý vậy. Lưu Ly 08:17, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cay

sửa

Hỏi linh tinh một chút: Có phải trong ẩm thực Huế, món nào cũng cay không hả Lưu Ly? Cách đây ít lâu tôi đi ăn ở tiệm ăn Huế (nhưng ở Hà Nội), người bán mời tôi ăn rau muống xào. Tôi bảo rau muống xào thì ở Việt Nam này đâu chả có, riêng gì Huế mà phải đến đây ăn. Họ trả lời là nhưng xào kiểu Huế. Do đó tôi đã gọi món đấy. Khác gì rau muống xào ở Hà Nội nào? Khác mỗi đoạn cho ớt tươi vào xào cùng. Một người quen của tôi kể lại lúc bé là học sinh giỏi cấp thành phố nên đến kỳ nghỉ hè sở giáo dục Hà Nội cho đi cắm trại ở Huế; cả đoàn mấy chục em học sinh Hà Nội dễ thương đã khóc dàn dụa nước mắt sau khi được chiêu đãi món ăn Huế , vì cay quá mà.--Bình Giang 14:42, ngày 22 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ahh... cay! Cái này thì tôi thích ... thêm 1, 2 quả ớt thì càng thơm hơn. Mekong Bluesman 19:52, ngày 22 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đúng thế, không chỉ Huế, mà cả người Quảng Trị, Quảng Bình cũng là những người thích ớt. Người ngoại tỉnh đến mà quên dặn chủ quán thì tha hồ mà cay. Lưu Ly 01:37, ngày 24 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cay do ớt và tiêu. Tiêu chia ra làm tiêu đen và tiêu trắng, khô và tươi, tiêu hột, tiêu xay. Ớt chia ra làm nhiều nhiều loại. Ớt trái, ớt bột, tương ớt. Ớt trái chia ra làm ớt xanh, ớt đỏ, ớt cắt, ớt xé, ớt dầm, ớt đâm giã, ớt chỉ thiên, ớt chìa vôi. Người Huế ăn cay theo thói quen có sẵn. Tùy món ăn mà người ta dùng loại ớt nào đó cho "đúng". Có khi chỉ trong một món mà có đến 3 loại ớt khác nhau.
  1. Bún bò Huế có : ớt bột phi dầu mỡ tạo ra lớp màng màu đỏ trên mặt tô bún ... "cho đẹp". Khi ăn, ai thích cay đằm đằm thì thêm ít tương ớt, ai thích thơm thì thêm ớt cắt lát mỏng (ớt đỏ to cắt lát). Sau này tôi thấy người ta ăn ớt chỉ thiên đỏ hoặc xanh bẻ vụn!? Thực bất tri kỳ vị. Cũng may chưa thấy ai ăn ớt bột với bún bò.
  2. Ăn cơm với rau muống luộc hoặc với dưa quệt rưốc Huế, ăn canh cá: ăn ớt xanh nguyên trái hoặc ớt chìa vôi cắn từng miếng. Nó cay nhẹ ở đầu lưỡi, cay rất nhanh (coi chừng cũng có khi gặp trái cay ù tai), ăn như vậy có vị thơm, át mùi tanh. Không ăn ớt màu đỏ vì ớt màu đỏ trong vị cay có vị ngọt ở hậu. Ăn ớt chỉ thiên cũng ngon.
  3. Ăn bánh lọc: ớt chìa vôi, ớt xanh loại cay xé bằng tay miếng vụn, nước mắm hơi mặn.
  4. Ăn bành bèo: không cay lắm, nước mắm lạt và vị ngọt.
  5. ... tôi nhớ có bài viết về "cách dùng" nước mắm và ớt của người Huế cho từng loại thức ăn mà tôi đã đọc lâu lắm rồi trong báo Sông Hương.

Người ta đã chia ra từng loại, từng loại ớt để ăn cho hợp với từng món, Lưu Ly thử tìm và viết bài cách ăn ớt xứ Huế giùm nha, lâu cũng không ăn cay kiểu Huế nên tôi cũng đã quên. Ăn nước mắm xứ Huế cũng kiểu cách, tuỳ theo món ăn kèm mà pha chế từ mặn tới lạt, ngọt hoặc cay. Bình Giang bảo học sinh Hà Nội ăn món Huế cay chảy nước mắt là đúng, nhưng chưa đủ. Ăn cay ở đầu lưỡi, thân lưỡi, vòm miệng, trong bụng, trong ruột, cay ù tai, cay nấc cục, cay chảy nước mắt, cay đằm thắm có nhiều loại cay lắm. Nhìn chung người Huế thích ăn cay vừa vừa thôi. Trời lạnh ăn cơm, múc ít ớt bột rắc và trộn vào chén cơm ăn vừa cay, vừa thơm thơm mà đằm thắm. Kho cá thì xếp từng lớp ớt xanh hoặc có khi vài trái ớt đỏ thật to, nước cá kho sực nức mùi ớt thơm. Bánh Ướt 07:46, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hic. Chao ơi là Huế. Thanh cảnh mà phức tạp (người đã kêu lên vậy). Còn món cơm muối nữa kìa, 12 món: 1/ Muối tiêu. 2/ Muối trắng. 3/ Muối mè. 4/ Muối ớt tươi. 5/ Hành muối. 6/ Kiệu muối. 7/ Muối đậu. 8/ Muối sả. 9/ Muối tôm. 10/ Dưa muối. 11/ Cá rô um muối. 12/ Muối ớt bột. Lưu Ly 08:05, ngày 16 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ứng cử viên

sửa

Đây là bài về ẩm thực địa phương ở Việt Nam duy nhất lúc này trên Wikipedia tiếng Việt mà lại viết tốt. Sau khi Lưu Ly hoàn thành, đây sẽ là một ứng cử viên sáng giá cho bài chọn lọc. Lưu Ly nhớ thêm ảnh vào nhé (vụ này chắc không đơn giản là mất công chụp mà còn có khi còn khiến Lưu Ly cháy túi nữa há?).--Bình Giang 14:49, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bình Giang yên tâm, tôi sẽ chỉ nhãn thực nên chắc người ta không tính tiền đâu. Lưu Ly 15:19, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
"Nhãn thực" hay "khẩu thực" thì tôi vẫn muốn được mời đi theo vì đang đói ... miệng và mắt. Mekong Bluesman 18:12, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nam Hà?

sửa
Không da dạng như lối ẩm thực Bắc Hà, cũng không được phồn thực như lối ẩm thực Nam Hà....

Nam Hà này là Nam Hà nào vậy? miền Nam? Vậy Huế và Bình-Trị-Thiên thuộc Trung Hà? Tmct 14:56, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ơ mà ai bảo ẩm thực Bắc Hà đa dạng nhỉ? Đất chật, người đông, ngày xưa năm nào cũng có mùa đói mà đa dạng được thì giỏi nhỉ. Tmct 14:58, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ớ ồ, Lưu Ly phải sửa văn đoạn đó thôi, kẻo giống nguồn quá (thiếu đúng 1 câu). Tmct 15:02, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Muốn trích dẫn nguyên câu nhưng sau đó thấy nó cũng không hay lắm và hơi bị "thiên vị". Thôi viết lại vậy. Lưu Ly 15:17, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ẩm thực Huế#Kẹo Huế

sửa

Món kẹo mè xửng yêu thích của tôi không thây được Lưu Ly đưa vào bài. Hay là quê nó không phải ở Huế?--Bình Giang 15:54, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bình Giang không sợ bội thực sao, mỗi ngày nên thưởng thức vài món thôi chứ. Lưu Ly 00:37, ngày 11 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Interwiki

sửa

Ẩm thực Huế thì liên quan thế nào tới series phim tài liệu en:30 for 30 nhỉ? "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 09:37, ngày 29 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Ẩm thực Huế”.