Thảo luận:Bùi Sĩ Tiêm

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Trần Anh Đức trong đề tài Một số vấn đề

Nguồn tham chiếu 6 là lời của Ngô Thì Sĩ chứ không phải của ông Tiêm (mặc dù ông Tiêm có thể đã đề cập nhưng ý tứ không hẳn giống như vậy). Ngoài ra tác giả cũng nên bổ sung nguồn dẫn cho cả 10 điều do KĐ chỉ nói về 2 điều (phê phán họ Trịnh và thể chế học hành khoa cử) mà không nhắc tới 8 điều còn lại. Ngoài ra nguồn 4 là giới thiệu sách, chỉ vỏn vẹn mỗi câu Bùi Sỹ Tiêm và bản Điều trần năm Tân Hợi về tình hình pháp luật nên không thể coi là nguồn dẫn cụ thể, tốt nhất tác giả nên bổ sung số trang trong quyển sách đó cho độc giả khác có thể tìm thấy nhanh chóng. (Meotrangden (thảo luận) 12:13, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Một số vấn đề sửa

Theo tôi, có 2 vấn đề về bài này là tên bài và thập điều khải.

Sỹ hay Sĩ

Nên lấy tên bài là Bùi Sỹ Tiêm và làm trang dẫn hướng Bùi Sĩ Tiêm về bài đó hay ngược lại. Các lựa chọn dùng y dài và i ngắn cần quan tâm:

  • Tên đường hiện nay ở phường Tiền Phong thành phố Thái Bình là dùng Sỹ hay Sĩ.
  • Ngày 23/9/2000 tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử văn hoá Việt Nam phối hợp với Hội khoa học lịch sử Việt Nam , Sở văn hoá thông tin Thái Bình, UBND huyện Đông Hưng đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 310 năm ngày sinh (1690 - 2000) của danh nhân Bùi Sĩ Tiêm hay Bùi Sỹ Tiêm? UNESCO VN Năm 2000 04/10/2006
  • Trang nhà họ Bùi ở Việt Nam có đăng lại bài của GS.NGND. Đinh Xuân Lâm, Phó chủ tịch của Hội Sử học Bùi Sỹ Tiêm, một trí thức chân chính của dân tộc dùng chữ y dài Sỹ chứ không dùng chữ i ngắn Sĩ, vì sao tộc họ Bùi chọn dùng chữ y dài.

Thập điều khải

  • Về nội dung bản dịch:

Trong bài Bùi Sỹ Tiêm, một trí thức chân chính của dân tộc, 10 chước trị nước có nội dung như sau:

1. Tăng cường tôn phù vua Lê để làm tiêu tan những điều xấu gở.
2. Cấm dứt việc luồn lọt xin xỏ để nêu gương tốt.
3. Nâng cao đời sống nhân dân để giữ vững mệnh mạch nước nhà.
4. Cẩn thận về chính lệch đối với quân sĩ để tướng tá nghiêm túc.
5. Hạn chế quan chức để bớt phiền nhiễu.
6. Bỏ nhân viên thừa không cần thiết để đỡ nạn bóc lột.
7. Đính chính văn thể để khích lệ nhân tài.
8. Nêu rõ thể lệ hình án để việc xử kiện được sáng suốt.
9. Điều tra kỹ trong quan lại để biết kẻ ngay gian.
10. Phân biệt rõ các dân tộc để ngăn ngừa bọn trinh thám nước ngoài.

  • Về việc vi phạm bản quyền của cung nữ Bích Châu:
    • Trong bài Mối liên hệ giữa "Truyền kỳ tân phả" và lễ hội dân gian của PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh; ThS. Bùi Thị Thiên Thai Viện Văn học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đăng trên trang web của Viện Văn học thì "bài Kê minh thập sách của cung nữ Bích Châu đời Trần Duệ Tông (1373 - 1377) cũng dường như được "copy" từ Thập điều khải của Thái thường tự khanh Bùi Sỹ Tiêm dâng vua Lê Duy Phường năm 1731, tháng 7" (lưu ý bài này dùng chữ Sỹ, y dài) với chú thích là theo Nguyễn Đăng Na (1999): Văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại, tập I, Nxb Giáo dục, tr.32.
    • Việc vi phạm bản quyền này có nên ghi vào bài chính.
  • Về hoàn cảnh ra đời của Thập điều khải:
    • Hoàn cảnh rối ren của thời ấy cần được làm rõ để người đọc hiểu được vì sao một vị quan to như ông Tiêm bức xúc, dám nói đến vấn đề nhạy cảm như quyền lực tổ chức nhân sự quan lại, kể cả sắp xếp ngôi Vua của nhà Chúa, để rồi bị giam.
    • Phản ứng của quan lại khi có thập điều khải: Lê Trọng Thứ, một triều thần liều đứng ra can gián: "Bùi Sỹ Tiêm không có tội gì" đã bị hạ lệnh phạt giam vào ngục.
    • Phản ứng của quan lại và nhà vua đời trước và đời sau đối với chính sách ông Tiêm đề xuất: giam giữ, cách chức rồi về sau minh oan, phục hồi danh dự: như vậy ông Tiêm có phải là nhân vật bất đồng chính kiến hay chỉ là đấu tranh một cách xây dựng nhằm cải cách chế độ chứ không có âm mưu chính trị?
  • Về nguồn của bản dịch thập điều khải:

Bài khải này chép nguyên văn ở bản dịch sách Đại Việt sử ký tục biên (1676 - 1789), tr.132, NXB Khoa học xã hội, 1991. Trần Anh Đức (thảo luận) 16:21, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Bùi Sĩ Tiêm”.