Thảo luận:Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam)

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Quang Thịnh trong đề tài Hỏi Bộ Trưởng
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Ngân sách sửa

Ngân sách 999.999.999.999.999.999.999 VND? Số liệu lấy từ đâu? Newone 12:58, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thông tin thừa sửa

Những thông tin như tên các lãnh đạo (vụ trưởng, cục trưởng, giám đốc công ty...) không cần thiết tôi đã bỏ ra khỏi bài viết. Bloodseeker (thảo luận) 10:58, ngày 2 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hỏi Bộ Trưởng sửa

Thưa bộ trưởng Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, và Bộ Trưởng Bộ Y Tế Bộ trưởng cho tôi hỏi 1 vấn đề, đối với việc bắt buộc phải có giấy chứng nhận khám sức khoẻ để được thi mới, cấp đổi bằng lái xe môtô. Tôi có 1 lập luận thế này. Ở nước ta phương tiện tham gia giao thông chủ yếu hàng ngày bây giờ vẫn là xe gắn máy và xe oto, vì đây là phương tiện thiết yếu phục vụ thiết thực nhất cho quá trình sinh hoạt mưu sinh của người dân từ thành thị tới nông thôn. Đối với người khuyết tật, các cụ già hoặc trẻ em dưới 18 tuổi thì tôi không đề cập tới. Còn về người trên 18 tuổi cả nam và nữ, hoạt động ở tất cả các lĩnh vực tại sao khi đi thi bằng lái xe Moto , xe gắn máy lại cứ phải yêu cầu là có giấy chứng nhận khám sức khoẻ ? Nếu như bảo căn cứ vào 1 tờ giấy khám sức khoẻ để chứng minh người dân đủ sức khoẻ để tham gia giao thông, thì hàng ngày có biết bao nhiêu người dân vẫn tham gia giao thông bằng xe máy , xe moto không cần bằng, Tôi nói vậy là bởi vì trên thực tế không phải ai đủ tuổi cũng đủ giấy phép lái xe. Tôi lấy ví dụ : Thứ 1: Khi đi khám sức khoẻ chúng tôi hoàn toàn đủ sức khoẻ để tham gia giao thông, nhưng sau đó 1,2 tháng 1 trong số chúng tôi bị nghiện, bị cận thị, hay bị bất cứ loại bệnh nào thì lúc ấy Bộ y tế sẽ xử lí sao về cái giấy mà mình đã cấp. Thứ 2: Ngay cả khi chúng tôi bị nghiện ngập, hay mắc bệnh cận thị chúng tôi vẫn tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe moto , bởi lẽ người dân chúng tôi không thể đi máy bay hay tầu hoả đi làm, đi chơi hàng ngày được. Thứ 3 : Khi đi đến các cơ sở khám lấy giấy chứng nhận sức khoẻ bị các bác sĩ các y tá chặt chém, rồi khi ra đường tham gia giao thông bị các chiến sĩ công an giao thông xử nhanh, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, các bộ trưởng có đảm bảo là trong ngành của mình không có chuyện tham ô tham nhũng không ? ( cùng 1 cái giấy chứng nhận sức khoẻ thi bằng moto bệnh viện xây dựng thu 1 mức giá 310 nghìn, còn viện quân y 103 thu cao hơn viện xây dựng tới 220 nghìn, tức là 530 nghìn, vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao cùng 1 loại giấy mà mức chênh lệch phí lại cao như vậy ? Chính tôi là người đi xin giấy chứng nhận sức khoẻ ở 2 viện này) Thứ 4 : Mức thu phí 310nghin cho 1 lần khám sức khoẻ là quá cao? Bởi lẽ cộng chi phí thi bằng xe máy với chi phí khám sức khoẻ nó là gần 1 triệu đồng, mà việc có bằng hay không? Có đủ sức khoẻ hay không chúng tôi có việc chúng tôi vẫn phải tham gia giao thông vì xe gắn máy và xe moto là phương tiện chính gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân chúng tôi. Vậy kính mong Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng bộ GTVT xem xét lại vấn đề tôi thắc mắc ở trên. Quang Thịnh (thảo luận) 16:12, ngày 25 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam)”.