Thảo luận:Dừa

(Đổi hướng từ Thảo luận:Cùi dừa)
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi 42.112.80.204 trong đề tài Macapuno

Untitled sửa

Về mặt thực vật học, dừa là quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ (không phải là loại quả hạt thực thụ). Hơi khó hiểu, thuật ngữ này (quả hạt) tôi chưa từng được nghe bao giờ khi mô tả hình thái thực vật, tác giả có thể giải thích thêm được không? liệu đó có phải là do nhầm lẫn lỗi chính tả?Silviculture 12:50, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Trong tiếng Anh người ta phân biệt hai loại quả là DrupeNut, trong khi đó với tiếng Việt thì các từ điển đều dịch ra là quả hạch, trong khi về cấu trúc và hình thái học thì chúng là khác nhau. Theo bản tiếng Anh thì:
  • Drupe:Là một loại quả, trong đó lớp vỏ ngoài nhiều cùi thịt (vỏ quả ngoài hay lớp vỏ và vỏ quả giữa hay lớp cùi thịt) bao quanh một lớp vỏ (hột hay nhân) của vỏ quả trong cứng chứa hạt bên trong. Các loại quả như đào, mơ, mận v.v thuộc loại này. Với loại quả này thì lớp vỏ ngoài và cùi thịt có thể tách ra khỏi phần nhân (hạch) mà vẫn duy trì được khả năng sinh sản. Đây là loại quả hạch thực thụ.
  • Nut:Là loại quả đơn và khô với một hạt (ít khi hai) trong đó thành của bầu nhụy trở nên rất cứng (như đá hay gỗ) khi chín, và hạt không gắn liền hoặc không bị hòa lẫn với thành của bầu nhụy. Các loại quả như hồ đào, óc chó, dẻ v.v thuộc loại này. Các loại nut là một bầu nhụy phức: vừa là quả (fruit) vừa là hạt (seed) và không thể tách rời nhau. Do không rõ các tài liệu về thực vật học chuyên ngành bằng tiếng Việt gọi nut là gì nên tôi tạm gọi nó là quả hạt. Anh có thể tham khảo thêm các thầy nơi anh học xem họ gọi nó là gì.Vương Ngân Hà 14:16, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Quả sửa

Trong hệ thống phân loại thực vật ở Việt nam ta hiện nay thì co' khá nhiều dạng quả, không chỉ có mấy loại qua như anh nêu, quả dẻ là loại quả kiên, còn loại quả mà tôi hỏi anh thì có thể là qua nang (có tới 4 loại quả nang ). Trong phân loại hình thái thực vật ở việt nam, không chỉ có qua nag, quả hạch, quả kiên, quả mọng, mà còn có nhiểu loại quả khác như quả đại, quả phức, quả kep, quả thóc, quả nhãn...Liệu có nhất thiết nên viết 1 bài về các hình thái thực vật không nhỉ?Silviculture 12:28, 6 tháng 10 2006 (UTC)

Thân và lá cây sửa

  • Theo tôi được biết thì ở Việt nam người ta phân loại thân của cây dừa vào loại thân cau dừa.
  • Lá của cây dừa là lá đơn xẻ thùy tận gân, cho nên không có lá chét như trong bài đã viết.===>Silviculture 09:10, 13 tháng 11 2006 (UTC)
Tôi thấy lá chét là chính xác, dùng rất phổ biến, còn để mô tả lá chét người ta sẽ dùng các ngôn từ của bạn chẳng hạn lá đơn xẻ thùy tận gân....--Bùi Dương 15:10, 17 tháng 11 2006 (UTC)
Không, theo tôi thì dùng từ Thùy thay cho từ lá chét trong bài này mới đúng theo ngôn ngữ hình thái thực vật của cây dừa.Silviculture 15:21, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Thuật ngữ lá chét chỉ dùng cho lá kép thôi, còn đây là lá đơn sẻ thùy sâu mà. Nên tránh có sự nhầm lẫn.Silviculture 15:23, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Một trong những đặc điểm chính của họ Cau/Dừa (Arecaceae hay Palmaceae/Palmae) theo hình thái học(morphology) là lá phức hình chân vịt (palmately compound leaves) hoặc lá phức lông chim (pinnately compound leaves), cho nên lá cây dừa không thể coi là lá đơn xẻ tận thùy được. Xem thêm bài phần Morphology and habitat và bài . Tôi không dùng từ lá kép do lá kép chỉ là một phần của kiểu lá phức (chẳng hạn kiểu pinnate có bipinnate, tripinnate, tetrapinnate v.v). Vương Ngân Hà 01:10, 18 tháng 11 2006 (UTC)
Anh dịch là lá phức chân vịt hoặc lá phức lông chim? Có một chút hạn chế trong cách dịch của anh, bởi nó là lá xẻ thùy chân vịt hoặc xẻ thùy lông chim (đặc điểm cơ bản cua lá cây họ Arecaceae).Tôi trình bầy thêm về lá của thực vật thường được mô tả:
  • Có 2 loại lá đó là lá đơn và lá kép.
  • Phiến lá đơn có các dạng: đơn nguyên, đơn xẻ thùy nông, đơn xẻ thùy sâu, đơn xẻ thùy tận gân. Theo cách xẻ mà người ta phân thành xẻ thùy chân vịt hoặc xẻ thùy lông chim. Theo số lần xẻ mà người ta phân thành xẻ 1 lần, 2 lần, hay 3 lần... Đặc điểm để nhận biết lá đơn và lá kép là ở chỗ lá kép thì các phiến chét rụng trước rồi mới rụng cuống chính. Còn lá đơn thì rụng tất cả cùng 1 lúc. Cái mà anh dịch là các lá chét đó, trong lá đơn xẻ thùy người ta gọi là các thùy.
  • Lá kép thì có : lá kép chân vịt, kép lông chim, kép liền thân,kép 3 lá chét, dựa vào số lần kép mà người ta phân thành kép 1 lannf, 2 lần, 3 lần. Dựa vào số lá chét mà người ta phân thành kép chẵn hay kép lẻ. Lá kép thì gồm các là chét đính trên các cuống cấp 1, cấp 2, cấp 3...
  • Ví dụ: Lá phượng vĩ là lá kép lông chim 2 lần chẵn. Lá cây Bông gòn là lá kép chân vịt 1 lần lẻ. Lá cây Đậu là lá kép 3 lá chét, lá bưởi là lá kép liền thân. Lá cây đu đủ là lá đơn sẻ thùy chân vịt 2 lần.
  • Lá cây dừa của chúng ta đang bàn là lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần. Qua thực tế anh có thể thấy ngay hình thái của lá dừa thôi, chưa cần phải tham khảo tài liệu nào cả.
  • Chú ý: Thuật ngữ lá phức chỉ dùng để miêu tả dạng lá kép có các phiến lá chét xẻ thùy. Dạng lá này rất ít gặp trên thực tế.---Silviculture 03:06, 19 tháng 11 2006 (UTC)

Cây dừa thuộc lớp Hành không có tương tầng do dó không có cấu tạo cấp 2. Nhưng thân nó vẫn phát triển theo thời gian thân to lên nhờ những bó vết lá trong vũng gỗ! Đây có thể xem là cấu tạo cấp 2 sơ khai.

Thông tin khác sửa

Dừa(Cocos nucifera) là loài cây thuộc họ Cau(Arecaceae), là họ duy nhất trong chi Cocos và có thân gỗ lớn hình trụ. Dừa có nguồn gốc từ đảo Andaman, vịnh Bengan, Ấn Độ(Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, 1999, Võ Văn Chi). Ngày nay, nó được trồng khá phổ biến ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là đảo hay các vùng ven biển.

I. Nguồn gốc:

Dừa là loài thưc vật tồn tại từ rất lâu trên trái đất, có nguồn gốc từ đảo Andaman, vịnh Bengan, Ấn Độ. Theo những chứng cứ hóa thạch được tìm thấy ở Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ, họ dừa đã xuất hiện cách đây hơn 15 triệu năm về trước.

Nhưng dù có nguồn gốc từ đâu thì dừa cũng đã nhanh chóng được nhân rộng và phổ biến ở các vùng nhiệt đới do được di chuyển bởi con người và những dòng hải lưu. Quả của nó rất nhẹ nên dễ dàng được các dòng hảo lưu phát tán đi xa. Chúng vẫn có thể nảy mầm được khi được thu nhặt ở bờ biển Na Uy( trong điều kiện thích hợp).

II. Đặc điểm sinh học chủ yếu:

1. Rễ:

Thuộc loại rễ chùm bất định, không có giác hút. Phần rễ mới xuất hiện thường có màu trắng đục, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Các rễ được phân cấp rõ ràng: - Rễ cấp 1: Mọc ra từ phần đáy gốc thân. Rễ cấp 1 đầu tiên sẽ mọc sau tuần đầu nảy mầm và có độ dài trung bình khoảng 5cm. Các rễ cấp 1 tiếp theo xuất hiên muộn hơn. Rễ thứ 2 xuất hiện sau rễ đầu 10 ngày. Rễ thứ 3 xuất hiện khi cây này mầm được khoảng 6 tuần. - Rễ cấp 2: Mọc ra từ rễ cấp 1. - Rễ cấp 3: Mọc ra từ rễ cấp 2. ...v...v... Cây trưởng thành có bán kính vùng rễ khoảng 1.5-2m. 50% số lượng rễ tập trung ở độ sâu 0.5m, có những rễ có thể ăn sâu tới 4m hoặc hơn.

2. Thân:

Thân dừa là loại thân gỗ hình trụ lớn, mọc thẳng và không phân nhánh, chiều cao trung bình khoảng 15-20m. Với những cây khỏe mạnh và phát triển trong điều kiện thuận lợi có thể cao đến 30m. Cây dừa bắt đầu tăng trưởng chiều cao nhanh chóng khi được 4-5 tuổi. Gốc dừa là một trong những đặc điểm dễ dàng để phân biệt dừa cao và dừa lùn. Dừa cao thường có gốc phình to.Dừa lùn thường có gốc thuôn nhỏ. Do cấu tạo của thân không có tầng sinh mô thứ cấp nên kích thước của thân không phát triển theo thời gian, các vết sẹo trên thân cũng không có khả năng tự liền. Thân dừa phát triển từ đỉnh sinh trưởng nên cây sẽ chết nếu đỉnh sinh trưởng bị tấn công.

3. Lá:

Mỗi cây trưởng thành thường mang 25-40 tàu lá. Mỗi tàu lá trưởng thành có chiều dài trung bình 4-6m, được chia làm 2 phần: - Phần cuống: Là phần không có lá chét, lồi ở mặt dưới, bằng hoặc hơi lõm ở mặt trên. Phía đáy phình rộng và dẹt hơn ôm chắc lấy thân cây. - Phần mang lá: Mang khoảng 90-200 lá chét mỗi bên, phần lá chét ở 2 bên không đối xứng nhau hoàn toàn(chênh nhau khoảng 5-10 lá chét). Khi tàu lá rụng sẽ để lại sẹo trên thân cây trơn nhẵn. Đỉnh sinh trưởng liên tục sản xuất lá, 14-18 lá/1 năm. ở những nơi đất đai cằn cỗi, việc sản xuất lá khó khăn và chậm hơn. Tuổi thọ trung bình của mỗi tàu lá là 5 năm: 2.5 năm kể từ khi hình thành đến khi xuất hiện, và 2.5 từ khi xuất hiện đến khi khô-rụng. Những tàu lá khô sẽ mất thời gian rụng lâu hơn bình thường nếu cây bị khô hạn, thiếu nước.

4. Hoa:

Hoa dừa là loài tạp tính(có cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính) và phải mất 30-40 tháng kể từ khi hoa bắt đầu hình thành đến khi nở. Thường thì mỗi nách lá cho 1 phát hoa. Nhưng trong giai đoạn phân hóa nhánh gié(15-16 tháng trước khi hoa nở), phát hoa có thể bị thui chột do thiếu dinh dưỡng hoặc thời tiết khắc nghiệt. Hoa dừa thuộc loại hoa tạp tính với hoa đực và hoa cái nằm cùng trên 1 gié hoa. Mỗi phát hoa có trung bình 20-40 hoa cái. Nếu hàm lượng đạm quá thấp, số lượng hoa cái sẽ giảm thấp. Hoa dừa được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng, trong đó ong mật có vai trò quan trọng nhất. Sau khi đậu quả được khoảng 3 tuần, dừa bắt đầu xuất hiện hiện tượng rụng quả non, và kéo dài đến hết tháng thứ sáu. Nguyên nhân của rụng quả non có thể do: - Thiếu dinh dưỡng(đạm, kali,...). - Điều kiện môi trương khắc nghiệt. - Sâu bệnh tấn công. - Nguyên nhân sinh lý do sự thành lập tầng rời.

5. Quả:

Dừa thuộc loại quả khô đơn độc hay quả hạch có xơ-nhân cứng. Quả gồm 3 chính: - Ngoại quả bì: Phần vỏ ngoài được phủ cutin. - Trung quả bì: Phần xơ. - Nội quả bì: Gồm gáo, cơm và nước dừa. Vỏ dừa dày khoảng 1-5cm tùy theo giống. Phần cuống có thể dày đến 10cm. Vỏ dừa bao gồm: 30% xơ dừa, 70% bụi xơ dừa. Bụi xơ dừa có đặc tính hút ẩm và giữ ẩm cao(400-600% thể tích chính nó). Gáo dừa dày khoảng 3-6mm và có hình dạng khác nhau tuỳ giống, nhưng thường có hình hơi tròn, hơi dẹt ở phần đáy và thuôn nhọn ở phần đầu. Gáo dừa bắt đầu hình thành sau khi thụ phấn. Nó chuyển màu từ trắng đục sang màu nâu, cứng hơn trong quá trình phát triển, và đạt chuẩn ở tháng thứ tám. Trên gáo dừa có 3 lỗ mắt, mầm cây sẽ mọc ra từ một trong ba mắt đó sau khi trồng. Nước dừa xuất hiện sau khi thụ phấn 3 tháng, đạt thể tích lớn nhất ở tháng thứ tám. Thành phần chủ yếu của nước dừa là: Nước, đường và muối khoáng. Thể tích nước sẽ giảm dần khi quả già. Cơm dừa được hình thành từ tháng thứ 5 sau khi thụ phấn, phải mất thêm 7 tháng để cơm dừa khô và đạt trọng lượng lớn nhất. 1 quả dừa có thể cho 100-350g cơm dừa khô, và chứa khoảng 65-74% dầu dừa. Khoảng thời gian thu hoạch tốt nhất: - Nước dừa: Tháng thứ 7-8. - Cơm dừa: Tháng thứ 12. - Làm giống: Bắt đầu từ tháng thứ 11.

III. Nhu cầu sinh thái cơ bản:

1. Khí hậu:

Cây dừa thường được trồng hầu hết trong các vùng nhiệt đới ẩm, hơn 90% vườn dừa trên thế giới được tìm thấy ở giữa Bắc và Nam vĩ tuyến 20, với độ ao trung bình dưới 500m so với mặt nước biển. Cây dừa cần độ ẩm cao(80-90%) để có thể phát triển tốt nhất. Nhiệt độ thích hợp cho cây dừa là 27, và dao động từ 20-34. Lượng mưa lý tưởng là 1500-2300mm và phân bố tương đối đều trong năm. Cây dừa là loài ưu ánh sáng, vì vậy cần tối thiểu 2000 giờ chiếu sáng mỗi năm.

2. Đất đai: Đất thích hợp nhất: Đất thịt pha cát(thoát nước tốt). PH thích hợp nhất: 5.5-7. Tuy nhiên cây dừa cũng có thể trồng được trên các loại đất khác nhau từ đất nghèo dinh dưỡng đến đất giàu, và chịu được PH trong khoảng 5-8.

3. Vùng trồng và giống dừa ở Việt Nam: - Thanh hóa: Dừa Dâu. - Từ Quảng Bình-Đà Nẵng trở vào: Dừa Ta, dừa Giấy(là giống có năng suất cao, chịu hạn, chịu gió biển). - Các tỉnh miền Đông Nam bộ: Trồng chủ yếu dừa Giấy. - Các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long: Trồng chủ yếu dừa dừa Ta, dừa Dâu. Ngoài ra còn có dừa Ẻo, dừa Tam Quan, dừa Xiêm.

Đặc biệt, tỉnh Bến Tre là nơi hội tụ của rất nhiều loại dừa, trong đó có cả những giống dừa quý hiếm. Các loại dừa ở nước ta: Dừa Xiêm( Xiêm Xanh, Xiêm Lửa, Xiêm Lùn), dừa Ẻo, dừa Dứa(nhóm quả nhỏ, nhóm quả trung bình, nhóm quả lớn), dừa Lửa, dừa Tam Quan, dừa Sáp, dừa Ta, dừa Dâu, dừa Giấy, dừa Lùn cao sản, dừa lai(JVA1,JVA2), dừa Sọc. Dừa Sọc là loại dừa mới lạ và cực kì quý hiếm. Theo trung tâm thực nghiệm Đồng Gò-Viện Dầu thực vật Việt Nam(xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, Bến Tre), trên thế giới chỉ Việt Nam mới có giống dừa Sọc và chỉ có 2 cây bố mẹ duy nhất tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Hiện nay trung tâm thực nghiệm Giồng Tôm đã tiến hành nhân giống và nghiên cứu giống dừa Sọc này, song chưa bán ra thị trường.

IV. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế: Theo phân tích của các nhà khoa học, cùi dừa và nước dừa có nhiều thành phần dinh dưỡng như: Glucoza, Fructose, chất béo, Protein và rất nhiều khoáng chất, vitamin... - Dừa là loại cây cho quả nhiều dầu nhất nước ta. - Từ các bộ phận của cây dừa có thể cho ta rất nhiều loại sản phẩm chễ biến phong phú và đa dạng:

Thân dừa: Lấy gỗ.
Vỏ dừa: Lấy sợi; làm thuốc trị bệnh mẩn ngứa, nấm da.
Lá dừa: Lợp mái nhà. 
Xơ dừa: Trông hoa lan,và một số loài cây cảnh; đốt lấy nhiệt.
Gáo dừa: Đốt lấy than; làm đồ mỹ nghệ.
Nước dừa: Uống giải khát, làm rượu, chữa bệnh ra nhiều mồ hôi, viêm nhiệt, nước tiểu ít, đỏ.
Cơm dừa: Dùng trong nấu ăn, là bài thuốc tốt cho những người suy nhược, ăn uống kém, giúp nhuận tràng.
Dầu dừa: Dùng trong nấu ăn, dùng bôi ngoài da...

- Cây dừa giúp chắn gió, cát ven biển, bảo vên đồng ruộng nội địa, là cây tiên phong ở vùng phèn mặn. - Dừa mang lại hiệu quả kinh tế và dinh dưỡng cao cho vườn gia đình.

V. Tham khảo:

1. Sách:

Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, 1999, Võ Văn Chi.

2. Webside Việt Nam:

file:///C:/DOCUME~1/ADMINI~1/LOCALS~1/Temp/News-2198.html

http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=7&LangID=1&NewsID=2382

http://www.dost-bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=788&Itemid=123

http://www.dost-bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1444&Itemid=261

http://vietbao.vn/Suc-khoe/Bai-thuoc-tu-qua-dua/30107595/248/

http://www.thienlongbentre.com/index.php?option=com_content&task=view&id=54&Itemid=54

3. Webside nước ngoài:

http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://www.plantapalm.com/vpe/photos/Species/Pics/cocos_nucifera_infl.jpg&imgrefurl=http://www.plantapalm.com/vpe/photos/Species/cocos_nucifera.htm&usg=__fr4PDq_SiQp-upHlNtsXGyUr69Q=&h=596&w=385&sz=79&hl=vi&start=19&um=1&itbs=1&tbnid=pGjrtIEIGDfX4M:&tbnh=135&tbnw=87&prev=/images%3Fq%3Dcocos%2Bnucifera%26ndsp%3D18%26hl%3Dvi%26sa%3DN%26start%3D18%26um%3D1

http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://www.worldbotanical.com/images/Fruits/121Cocos-nucifera-whole-nuc.jpg&imgrefurl=http://www.worldbotanical.com/fruit_types.htm&usg=__BUOIJln3zhsy8x6HvBSsFqZ08YM=&h=753&w=1100&sz=227&hl=vi&start=31&um=1&itbs=1&tbnid=dDzVyFd5FGPj7M:&tbnh=103&tbnw=150&prev=/images%3Fq%3Dcocos%2Bnucifera%26ndsp%3D18%26hl%3Dvi%26sa%3DN%26start%3D18%26um%3D1 Carollinh (thảo luận) 07:58, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC) en:PinnateTrả lời

Macapuno sửa

Trong mục Sử dụnng, có đoạn viết dừa đột biến được trồng làm cảnh tại Philippines được gọi là Macapuno. Tuy nhiên, khi kiểm tra trên mạng, Macapuno/Makapuno là loại dừa có phần cơm rất dày, tương tự giống dừa sáp ở Trà Vinh. Vậy có nên dịch Macapuno/Makapuno là dừa sáp, thay vì gọi là dừa cảnh?

42.112.80.204 (thảo luận) 07:54, ngày 26 tháng 4 năm 2016 (UTC)Đoàn Trung Hiếu 26/4/2016Trả lời

Quay lại trang “Dừa”.